Sát ngày cưới, được chú rể tặng đôi giày nhưng cô dâu lại lập tức tuyên bố hủy hôn, hiểu nguyên do ai cũng thật sự bất ngờ
‘Sát ngày cưới, em tính chọn mua đôi giày cô dâu đi cho hợp với váy cưới. Bạn trai thấy thế gàn bảo giày cưới để anh lo…’, cô gái kể.
Yêu nhau cả thời gian dài, dù tìm hiểu rất kỹ nhưng chưa chắc bạn đã hiểu hết được bản chất tính cách thật sự của đối phương. Thế nhưng có những khi chỉ nhờ một tình huống bất ngờ xảy ra lại giúp chúng ta có thể nhận ra rằng người đó hoàn toàn không phải là một nửa mình muốn.
Mới đây, một cô gái trẻ đã lên mạng tâm sự câu chuyện ngang trái của mình khi mà sát ngày cưới , nhờ đôi giày cô dâu mà cô nhìn rõ bản chất của chú rể. Chuyện của cô như sau: ‘Em với bạn trai yêu nhau hơn 2 năm. Tháng 9 vừa rồi gia đình hai bên gặp mặt ấn định ngày cưới.
Tuy nhiên cũng trong khoảng thời gian này, em nhận ra bạn trai mình tính khá ‘chặt chẽ’ chứ không phải rộng rãi, ga lăng như những gì anh thể hiện trước đó.
Khi đi mua sắm, chuẩn bị cho hôn lễ, anh đề nghị thẳng đám cưới là đại sự chung của hai đứa nên cả hai đều phải có trách nhiệm lo 50% tài chính.
Bài chia sẻ của cô gái
Thật sự mới đầu nghe anh nói thế em cũng bất ngờ, cảm giác hơi hẫng vì thấy anh quá sòng phẳng. Buồn hơn nữa là khoản thách cưới mặc dù hôm ăn hỏi nhà anh cũng bỏ phong bì lễ đen đúng như yêu cầu của gia đình bên gái song thái độ lại rất khó chịu. Anh liên tục cằn nhằn rằng thời buổi nào rồi còn giữ mấy hủ tục ấy. Cưới xin là tự nguyện chứ có phải mua dâu, mua vợ đâu mà thách thức, đòi hỏi.
Nghe mấy lời đó của anh em buồn lắm cũng không dám để bố mẹ nghe thấy sợ họ nghĩ ngợi. Bản thân em dù không vui nhưng nghĩ giờ chuyện đã rồi, ăn hỏi đã xong, thiệp cưới đã mời thôi đành nín nhịn một chút cho mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Sau này về sống chung, lựa bảo ban nhau sẽ ổn.
Video đang HOT
Cách cưới vài ngày, em tính chọn mua đôi giày cô dâu đi cho hợp với váy cưới. Bạn trai thấy thế gàn bảo giày cưới để anh lo. Nghe anh nói vậy, em thôi không mua nữa. Không ngờ ngay tối ấy anh mang giày tới cho em thật nhưng nó không phải đôi giày như em mong đợi mà là giày cũ. Nghe đâu là của chị họ anh cưới cách đây 1 năm. Anh nói chị ấy mua cũng chỉ đi hôm cưới, sau cất đi không dùng tới. Giờ anh lấy cho em đi vẫn mới lại đỡ tốn tiền.
Nói thật tới đây em chạnh lòng lắm rồi vì đôi giày chỉ vài trăm bạc, có đáng là bao mà anh phải tiết kiệm tới thế. Tuy nhiên nản hơn ở chỗ, đôi giày size quá rộng, em đi không vừa nên không đồng ý lấy bởi hôm cưới đi lại nhiều, đeo giày cao gót không vừa rất dễ trẹo chân. Vậy nhưng anh cứ khăng khăng bảo em đi được, không việc gì phải mua. Em không chịu, anh cau mặt gắt: ‘Em đừng có ăn tiêu kiểu vung phí đi. Xác định đã có gia đình rồi, là phụ nữ em phải học cách tiết kiệm dần là vừa. Anh ghét nhất kiểu đàn bà chi tiêu bừa bãi’.
Em choáng váng trước những gì chồng sắp cưới nói. Hình ảnh một người chồng keo kẹt, hà tiện đâu đó bỗng dưng thấp thoáng hiện ra trong đầu. Ức chế em đáp lời: ‘Em cũng không muốn có người chồng quá tính toán chi li. Có lẽ hai chúng ta không hợp nhau. Tốt nhất nên dừng lại’.
Anh vẫn lớn giọng mắng em trẻ con, rằng người yêu góp ý tí đã tự ái mà không hiểu rằng em thực sự quá nản, cảm giác không còn chút niềm tin vào cuộc hôn nhân này.
Ảnh minh họa
Còn hơn tuần nữa đám cưới sẽ diễn ra, em vẫn giữ quyết định chia tay nhưng anh không đồng ý. Thêm bố mẹ em cũng khuyên can bảo chuyện không có gì to tát, không thể hủy hôn vì đôi giày cưới như vậy nên em vẫn phân vân chưa biết làm thế nào’.
Sau khi câu chuyện được đăng tải đã thu hút được rất nhiều lượt quan tâm của cư dân mạng với nhiều luồng ý kiến trái chiều. Hầu hết mọi người đều cho rằng chú rể này quả thật hơi tính toán, chi ly. Đôi giày không vừa chân không nên ép vợ mình đi như thế. Biết rằng cần tiết kiệm nhưng phải tiết kiệm đúng cách, đúng thời điểm. Lấy một người chồng quá chặt chẽ sau này phụ nữ sẽ rất khổ.
Song bên cạnh đó cũng có người nói giúp chú rể này rằng đám cưới phải lo nhiều chi phí, chắc chú rể căng thẳng, áp lực quá mới trở nên tính toán như vậy. Cô dâu nên thông cảm và có buổi nói chuyện nghiêm túc để thống nhất lại quan điểm đôi bên cho thống nhất trước khi đưa ra bất cứ quyết định gì vội vã.
Thách cưới 30 triệu, nhà gái nhận ngay phản ứng không ngờ từ đằng trai "hạ giá xuống đi", song câu chốt của cô dâu mới gây tranh cãi
"Bố mẹ em nghệt mặt hết quay nhìn nhau lại nhìn con cái. Thái độ nhà K. thật sự làm em choáng vì ngay từ đầu em đã nói rõ với anh rồi", cô gái kể.
Thách cưới là 1 tập tục được xem là không thể thiếu ở nhiều địa phương. Tráp lễ đen trong ngày cưới hỏi là món quà nhỏ thay cho lời cảm ơn của nhà trai dành cho nhà gái đã có công nuôi dưỡng cô dâu. Thế nhưng xung quanh chuyện thách cưới này đã xảy ra không ít những câu chuyện dở khóc dở cười vì đôi bên không đưa ra được "con số" phù hợp với hoàn cảnh.
Cũng vì chuyện thách cưới này mà mới đây một cô gái lên mạng xã hội than thở: " Nghĩ mà chán quá các chị ạ. Không biết trên đời có ai từng rơi vào hoàn cảnh như em, ngày cưới ấn định, thiệp mời đã in mà cuối cùng cô dâu chú rể vẫn đường ai nấy đi. Nản không tả nổi.
Em với K. yêu nhau tính tới nay cũng được gần 3 năm. Lẽ ra không vướng đợt dịch vừa rồi thì tụi em cưới ngay dịp đầu năm. Đợi mãi hết dịch, nhà K. đi xem được ngày, quyết định ngày tháng.
Quê em thủ tục cưới xin có chút khác biệt, nhà nào có con gái gả đi đều sẽ yêu cầu một khoản thách cưới đối với nhà trai. Chuyện này em cũng nói qua với K. để anh chuẩn bị tư tưởng.
Hôm 19, hai gia đình gặp nhau nói chuyện người lớn, bàn về thủ tục ăn hỏi cưới xin luôn. Bố mẹ em nói rõ, ông bà không yêu cầu nhà trai phải sắm sửa lễ nghĩa nhiều. Cứ đơn giản gọn nhẹ gọi là có đủ thủ tục. Ngoài ra nhà trai phải lo 1 khoản lễ đen là 30 triệu dẫn tới nhà gái đúng hôm ăn hỏi thì mới được cưới dâu.
Thực ra, khoản thách cưới 30 triệu là mức trung bình so với mặt bằng trung trên quê em. Nhiều nhà có con gái họ còn thách cưới 40, 50 triệu là chuyện bình thường. Thế mà vừa nghe bố mẹ em nói thế, bố mẹ K. đã chuyển ngay sắc mặt, tỏ vẻ khó chịu. Mẹ K. đứng phắt ngay dậy bảo: 'Thủ tục gì mà như kiểu bán con gái thế. Nhà nào gả con cũng đòi ba, bốn mươi triệu như thế khác gì sinh con gái để kinh doanh làm giàu. Ông bà xem hạ giá xuống chứ từng ấy tiền chúng tôi chịu không lo được'.
Bố mẹ em nghệt mặt hết quay nhìn nhau lại nhìn con cái. Thái độ nhà K. thật sự làm em choáng vì ngay từ đầu em đã nói rõ với anh rồi.
Ngại với bố mẹ, em liếc sang K. mong anh đứng ra cứu nguy tình thế. Ai dè K. còn làm em suy sụp hẳn. Anh lạnh giọng tiếp lời bố mẹ mình: ' Bố mẹ cháu nói đúng đó. 2 bác nên xem lại giá thách cưới đi. Từng ấy tiền cháu chịu không lo được. Còn không thì thôi. Cháu không đi mua vợ'.
Ôi cả nhà em từ trên xuống dưới, từ già tới trẻ nghe những lời của con rể tương lai mà hoảng hồn, đơ người không ai nói được lời nào. Nếu bảo bố mẹ K. cư xử không phải em có thể chấp nhận nhưng cách ăn nói của K. thì không có lý do nào có thể biện hộ được. Vừa tủi vừa ức, em đứng lên trả lời thay bố mẹ: ' Bố mẹ tôi không bán con gái nên anh khỏi phải mặc cả. Thà tôi ở vậy, lập miếu cô cũng còn hơn lấy người đàn ông không trân trọng mình. Chuyện cưới xin của chúng ta dừng lại ở đây cho sớm. Mời bác với anh về cho ạ'.
Lần này người phải mắt tròn mắt dẹt là gia đình K. Bố mẹ anh hậm hực, khó chịu lắm song cũng đành đứng dậy về. Còn phía bố mẹ em, tuy bề ngoài ủng hộ quyết định của con gái nhưng ông bà cũng không tránh khỏi được những lo lắng, buồn giầu của người làm cha làm mẹ. Em hiểu như vậy nhưng cũng không biết phải làm sao.
Từ qua tới giờ mẹ em cứ sụt sịt thương con gái là đến ngày cưới hỏi còn hủy hôn, sợ sau này em khó tiến tới với người khác được. Nghĩ mà chán quá!".
Chuyện thách cưới quả thật không phải là vấn đề mới lạ trong tập quán cưới hỏi của người Việt. Tuy nhiên xung quanh nó vẫn xảy ra không ít chuyện gây tranh cãi.
Thực tế, tính xác thực của câu chuyện chưa được khẳng định rõ ràng nhưng cách hành xử của gia đình trai khiến không ít người lên tiếng chỉ trích. Chưa cần biết khoản tiền thách cưới của nhà gái như vậy là có vượt sức với chú rể hay không nhưng thái độ thiếu tôn trọng người con gái mình yêu của anh là ai cũng có thể nhìn thấy rõ. Đặc biệt trong hôn nhân, đây là được coi là điều cấm kỵ, không thể bỏ qua.
Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, tuy thách cưới là tập tục vùng miền nhưng nhà gái cũng nên dựa trên thực lực kinh tế của đôi bên gia đình để đưa ra con số cho hợp lý bởi thủ tục chẳng qua cũng chỉ là hình thức. Quan trọng nhất là hạnh phúc của các con về sau. Vậy nên, trong tình huống trên nếu hai gia đình có sự thống nhất, khéo léo trong cách hành xử, chắc chắn sẽ không có chuyện đáng tiếc xảy ra như vậy.
Nhìn tấm lưng trần của vợ cũ chồng giữa tiệc cưới, tôi sợ hãi hủy hôn Trước mặt tất cả khách hứa và gia đình hai bên, chị ta chỉ mặc 1 chiếc yếm che kín phần nhạy cảm đằng trước. Tôi quen và yêu Đức khi anh đã ly hôn vợ cách đó 2 năm. Anh và vợ cũ đã có 1 đứa con chung, chị ta là người nuôi dưỡng đứa bé. Đối với tôi đàn ông...