Sạt lở tuyến đê biển Tây, Cà Mau huy động 145 người hộ đê
Sóng lớn gây sạt lở 3 vị trí trên tuyến đê biển Tây, tỉnh Cà Mau huy động 145 người hộ đê.
Ngày 12.7, ông Nguyễn Long Hoai, Chánh văn phòng Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau, cho biết trong ngày 11.7, do ảnh hưởng gió mùa Tây Nam, ven đê biển Tây có gió mạnh, sóng lớn gây sạt lở 3 vị trí trên tuyến đê thuộc địa bàn xã Khánh Bình Tây, H.Trần Văn Thời với tổng chiều dài 110 m; tràn cục bộ tại 3 vị trí thuộc địa bàn xã Khánh Tiến, H.U Minh với tổng chiều dài khoảng 75 m.
Sóng lớn đánh trực tiếp vào thân đê biển Tây. Ảnh C.T.V
Đối với 3 vị trí tràn cục bộ, Hạt Quản lý Đê điều đã kết hợp với chính quyền địa phương khảo sát thực tế. Qua đó cho thấy những vị trí này không gây ảnh hưởng đến sản xuất của người dân, do đó đã vận động người dân tự be bờ chống tràn.
Sóng biển tràn vào thân đê. Ảnh C.T.V
Video đang HOT
Riêng với 3 vị trí sạt lở, đã huy động 35 người tiến hành xử lý cây cối bị đổ ngã trên mặt đê cản trở giao thông đi lại. Trong ngày hôm nay (12.7), huy động 145 người tham gia hộ đê với giải pháp xử lý là xếp 2 lớp rọ đá tại những vị trí sạt lở.
Cũng theo ông Hoai, mưa giông trên địa bàn tỉnh trong những ngày qua đã làm 1 người chết, 1 người bị thương; 834 căn nhà sập và tốc mái; 5 phương tiện khai thác thủy sản bị chìm… Ước thiệt hại hơn 6 tỉ đồng. Trong đó, H.Đầm Dơi thiệt hại nặng nhất với trên 2,6 tỉ đồng.
“Trong ngày 12.7, mưa kèm giông lốc xuất hiện nhiều nơi của tỉnh Cà Mau. Dự báo con số thiệt hại về nhà cửa và hoa màu của tỉnh sẽ còn tăng lên”, ông Hoai nói.
Hiện, các lượng lượng hộ đê đã có mặt tại hiện trường chờ khi thời tiết đảm bảo sẽ tiến hành khắc phục những điểm sạt lở và xử lý cây cối ngã đổ trên tuyến đê biển Tây.
Áp thấp nhiệt đới vẫn trên vùng biển Đà Nẵng đến Quảng Ngãi, những thiệt hại ban đầu
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hồi 16 giờ ngày 12/9, tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 50km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp (Suy yếu từ cơn bão số 5). Ảnh: KTTV
Dự báo đến 4 giờ ngày 13/9, áp thấp nhiệt đới hầu như ít dịch chuyển sau đó di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km và suy yếu thành một vùng áp thấp. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).
Vùng nguy hiểm trên biển đến 4 giờ ngày 13/9 (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): từ vĩ tuyến 14,5 đến 16,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 110,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ các hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy.
Vùng biển từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi (bao gồm huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; sóng biển cao từ 2-4m, biển động.
Tối 12/9, vùng ven biển khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 5, cấp 6, giật cấp 8.
Đêm 12/9, khu vực từ Đà Nẵng đến phía Bắc Quảng Ngãi có mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 150mm.
Từ 12-13/9, khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 200mm;
Từ đêm 12-14/9, các tỉnh từ Thanh Hoá đến Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-150mm/đợt, có nơi trên 150mm/đợt.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, sóng biển cao từ 2-3m, biển động.
Theo ghi nhận ban đầu của phóng viên TTXVN tại các địa phương, bão số 5, áp thấp nhiệt đới đã gây mưa nhiều khiến sạt lở tại một số điểm, lũ bắt đầu xuất hiện trên các con sông lớn ở Kon Tum từ chiều tối 11/9. Mưa to kèm gió lớn đã làm tốc mái 9 ngôi nhà ở Trà Bồng, 15 nhà ở huyện đảo Lý Sơn và một nhà ở huyện Sơn Tịnh; huyện Bình Sơn có 73 nhà bị ngập do nước lũ dâng cao.
Huyện Tu Mơ Rông thiệt hại nặng nề nhất của tỉnh Kon Tum do mực nước ở sông, suối dâng cao làm hư hỏng nhiều cầu cống, đường xá. Đặc biệt, huyện đã ghi nhận một trường hợp tử vong chưa rõ nguyên nhân trôi trên sông tại xã Đăk Tờ Kan. Khu vực cầu tràn Năng Nhỏ 1, đoạn qua Tỉnh lộ 678 (xã Đăk Sao) đến sáng 12/9 tuy nước lũ đã rút nhưng cầu bị sụt lún một phần. Nước lũ làm sập đầu cầu phía Năng Nhỏ 2 khiến các phương tiện không thể lưu thông. Ngầm tràn Ba Ham-Long Tun 2 (xã Đăk Na) đã bị sạt lở, ngầm Đất Tỏ (thôn Đăk Rê 2) bị sạt lở một nửa đường.
Tại xã Đăk Hà, các tuyến đường đi 4 xã phía Tây đã bị sạt lở, nhiều đoạn đường bê tông bị nước lũ làm sói mòn, tạo thành hầm ếch. Ngoài ra, công trình Thủy lợi Măng Tá được Sở Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh Kon Tum khắc phục, sửa chữa do cơn bão số 9 gây ra vào năm 2020, hiện đã ngập toàn bộ đầu mối, khả năng cao bị đất đá vùi lấp cửa lấy nước.
Toàn tỉnh Quảng Ngãi có gần 1.500 ha lúa, ngô, mỳ, hoa, rau màu bị ngập úng, hư hỏng. Mưa to kèm gió lớn cũng đã làm 100 ha hành ở đảo Lý Sơn bị hư hỏng.
Từ ngày 11/9, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có mưa lớn, kết hợp với gió to đã làm hơn 20 ngôi nhà của người dân trên địa bàn huyện Phong Điền bị tốc mái. Chính quyền địa phương nhanh chóng huy động lực lượng tại chỗ để hỗ trợ người dân khắc phục lập lại mái để có nơi tránh trú an toàn... Đến chiều 12/9, còn 36 người ở huyện Nam Đông đi làm trong rừng chưa về nhà từ trước bão số 5, trong đó có 23 người chưa liên lạc được. Chính quyền địa phương và gia đình đang khẩn trương tìm cách liên lạc với những người dân này.
Liên tiếp xảy ra sạt lở tại huyện Châu Phú, An Giang Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Phòng thủ dân sự tỉnh An Giang cho biết đang tiếp tục phối hợp với ngành chức năng huyện Châu Phú rà soát, theo dõi, cập nhật báo cáo tình hình thiệt hại đoạn sạt lở tuyến Bắc Kênh 10 Châu Phú (thị trấn...