Sạt lở thủy điện Rào Trăng 3: Chưa tiếp cận được hiện trường
Các lực lượng chức năng đang cố gắng tiếp cận hiện trường để xác minh thông tin vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 làm nhiều người bị mắc kẹt.
Vào 19 giờ 30 tối 12-10, thông tin với PLO, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, cùng ngày ông cùng với lãnh đạo Quân khu 4, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã lên đường đến hiện trường. Tuy nhiên, hiện nay do chia cách về địa lý nên ông vẫn chưa tiếp cận được hiện trường.
Vị trí đập thủy điện bị sạt lở.
“Khi đoàn đến thì bị kẹt lại giữa đường, không thể đi tiếp được. Hiện nay, do chia cắt về thông tin liên lạc và địa hình nên chưa có thông tin cụ thể về việc này” – ông Thọ nói.
Ông Thọ cho biết, hiện đang quay trở lại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền và lập sở chỉ huy tại đây để chỉ huy toàn bộ sự việc.
Tối cùng ngày, tin từ Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền cho biết, vị trí sạt lở thủy điện bị gián đoạn, cách trở, đoạn nước sâu và nguy hiểm kéo dài khoảng 20km.
Video đang HOT
Hiện này lực lượng chức năng đang cố gắng tiếp tế lương thực, thực phẩm đến nơi gần nhất thuộc khu vực xảy ra sạt lở. Tuy nhiên việc tiếp tế này cũng rất khó khăn.
Như PLO đã đưa tin, vào giữa trưa hôm nay lực lượng chức năng nhận được tin báo của những người đang làm việc ở nhà điều hành thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền) cầu cứu.
Chủ tịch Thừa Thiên – Huế cho biết thêm, lực lượng chức năng nhận được tin báo một số công nhân nằm ở nhà điều hành bị mắc kẹt do sạc lở, sau đó thì không liên lạc được nữa.
“Bây giờ phải tiếp cận được hiện trường rồi mới biết được, họ báo là có 14-17 người. Tin báo như thế, nhưng sau đó thì số điện thoại này không liên lạc được. Mọi lực lượng cứu hộ của tỉnh đang tiếp cận hiện trường và chưa thể đánh giá gì được” – ông Thọ cho hay.
Thừa Thiên Huế: Đặc biệt quan tâm đến người già, trẻ nhỏ và người bệnh tật
Trước diễn biến phức tạp của đợt mưa lũ kéo dài, ngày 12/10, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp trực tuyến với các sở, ban, ngành, địa phương về công tác ứng phó lũ lụt trên địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo Thừa Thiên Huế yêu cầu đặc biệt quan tâm đến người già, trẻ em, người bệnh tật trong tình hình mưa lũ
Theo báo cáo nhanh của các địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tình hình mưa lũ đã làm 3 người chết, 1 người mất tích và 7 người bị thương. Toàn tỉnh sơ tán gần 8.200 hộ với gần 25.000 khẩu; mưa lũ cũng làm ngập trên 58.000 nhà dân; nhiều tuyến đường giao thông ngập sâu, sạt lở, hư hỏng; mưa lũ cũng đã làm chia cắt nhiều khu dân dân cư.
Đến nay, toàn tỉnh có 286 ha hoa màu, 105 ha sắn, 73.400 chậu hoa cúc vụ tết bị thiệt hại. Do mực nước triều dâng cao cộng với nước từ thượng nguồn đổ về nên toàn bộ diện tích hồ nuôi trồng thủy sản cao triều, hạ triều đều bị ngập hoàn toàn trong nước với diện tích khoảng 2.000ha.
Ảnh hưởng của triều cường bờ biển tiếp tục bị sạt lở nặng với chiều dài hơn 10,0 km. Đoạn bờ sông Hương qua xã Hương Thọ, TX. Hương Trà bị sạt lở với chiều dài khoảng 100m. Tuyến đê Nho Lâm - Nghĩa Lộ đoạn qua xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền bị sạt lở mái nhiều vị trí với chiều dài khoảng 300m. Một số công trình thủy lợi ở 2 huyện Nam Đông và A Lưới bị hư hỏng, kênh mương bị bồi lấp. Một số công trình thủy lợi bị sạt lở, hư hỏng.
Điện lực Thừa Thiên Huế đã xuất tuyến 60% nguồn trên địa bàn, những vùng cao có điện (trừ huyện A Lưới bị mất điện hoàn toàn do sập cột lưới điện từ Quảng Trị vào A Lưới) ; các huyện ngập nặng bị Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy và một số khu vực TP. Huế bị mất điện hoàn toàn.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh đã huy động lực lượng hàng ngàn người, hàng chục phương tiện phục vụ công tác ứng phó với lũ lớn, đảm bảo an toàn cho người dân, tìm kiếm người bị mất tích, khắc phục khẩn cấp các thiệt hại.
Ngoài hỗ trợ khẩn cấp của các địa phương, UBND tỉnh đã chỉ đạo xuất cấp từ nguồn dự trữ lương thực phòng chống thiên tai cấp tỉnh để cứu trợ khẩn cấp cho hộ di dời phòng tránh mưa lũ trên địa bàn các huyện và thị xã 12.000 thùng mì tôm...
Nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị vận dụng những kinh nghiệm đối phó với mưa lũ trong thời gian qua để làm cơ sở chỉ đạo làm tốt hơn công tác phòng chống mưa lũ. Ông Thọ yêu cầu các ngành, các địa phương phải đặt sự an toàn tính mạng của người dân lên nhiệm vụ hàng đầu.
Mặt khác, các cấp, các ngành tiếp tục tổ chức tìm kiếm người còn mất tích; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình có người chết, mất tích; chủ động hỗ trợ lương thực, thực phẩm, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ phải di dời, không để người dân thiếu đói, bị rét.
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị các địa phương chủ động thông tin kịp thời, khuyến cáo, hướng dẫn người dân trong các hoạt động, nhất là việc đi lại khi có mưa lũ; bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, đặc biệt là tại các khu vực thường xuyên ngập sâu, chảy xiết khi mưa lũ; hướng dẫn người dân chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu đề phòng mưa lũ gây ngập úng, chia cắt kéo dài. Yêu cầu các địa phương, đơn vị bố trí lực lượng, phương tiện tại các địa bàn trọng điểm để sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục kịp thời hậu quả mưa lũ. Đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho người dân đang di dời. Tiên lượng đầy đủ tình hình khi người dân trở về sau khi nước rút. Các ngành điện, nước, viễn thông cần đảm bảo kết nối, nhu cầu của người dân trong mọi tình huống.
"Các địa phương phải lường trước tình hình mưa lũ kéo dài, tránh tâm lý chủ quan. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cấp cứu người trong lũ lụt. Đặc biệt quan tâm đến người già, trẻ em, người bệnh tật. Có phương án nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đấy, tạo cảnh quan sạch đẹp và không để dịch bệnh xảy ra", ông Thọ yêu cầu.
Cũng trong đợt mưa lũ này, một số trang mạng xã hội đã lan truyền đi nhiều thông tin thiết thực, gây tâm lý hoang mang cho người dân. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi người dân cần hết sức bình tĩnh, cảnh giác trước các nguồn thông tin không được kiểm chứng. Mặt khác, người dân cũng cần nâng cao ý thức trong việc phòng, tránh lũ lụt cho chính bản thân và gia đình mình.
Mưa lớn, lũ tiếp tục lên trên các sông tại Quảng Trị Trong 6-12 giờ tới, lũ trên các sông tại Quảng Trị tiếp tục lên và đạt đỉnh, sau tiếp tục dao động ở mức cao; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi. Mưa lũ diễn biến phức tạp tại Quảng Trị Ngày 12/10, theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Quảng Trị, trong 6-12 giờ tới,...