Sạt lở ở đèo Hải Vân, đường sắt Bắc – Nam tê liệt
Nhiều tảng đá lớn lăn từ trên núi Hải Vân xuống chắn ngang đoàn tàu SE3 ở huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) trên hành trình vào TP.HCM, khiến đường sắt Bắc – Nam ách tắc nhiều giờ.
Khoảng 12h20 ngày 20.11, đoàn tàu SE3 bị mắc kẹt tại Km 758 400 ở khu gian Lăng Cô – Hải Vân Bắc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) do sạt lở núi, khi trên hành trình từ Hà Nội vào TP.HCM.
Trao đổi với Zing.vn trưa cùng ngày, ông Đặng Xuân Đỉnh, Trưởng tàu SE3, cho biết núi lở khiến hàng loạt tảng đá lớn rơi xuống chắn ngang giữa đường sắt Bắc – Nam, buộc đoàn tàu phải dừng lại.
Du khách nước ngoài loay hoay tìm hướng tiếp tục hành trình sau khi đoàn tàu SE3 gặp sự cố sạt lở núi ở khu vực đèo Hải Vân. Ảnh: Vũ Lương
“Nhiều tảng đá rơi xuống nằm ngổn ngang khoảng 15m trên đường sắt; trong đó có tảng đá lớn nhất hơn 6m3 chắn giữa đường ray, buộc tàu phải lùi về ga Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế) chờ lực lượng cứu hộ đến giải tỏa”, ông Đỉnh nói.
Chiều cùng ngày, Công ty Quản lý đường sắt Thừa Thiên – Huế huy động nhân lực cùng nhiều phương tiện chuyên dụng đến hiện trường phá đá, tìm giải pháp khai thông điểm sạt lở núi nơi đây.
Theo vị trưởng tàu, đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội lúc 22h tối qua (19.11), đến trưa nay thì tàu buộc phải tạm dừng hành trình vào TP.HCM ở huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế) do sạt lở núi. Đoàn tàu có 15 toa, trong đó có 13 toa chở 247 hành khách.
Nhiều hành khách bị kẹt lại vì sự cố lở đá trên đèo Hải Vân. Ảnh: Vũ Lương
Video đang HOT
Đến 15h cùng ngày, tuyến đường sắt Bắc – Nam qua khu vực này vẫn chưa thể thông tuyến.
Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt, cho biết các đơn vị đã tiếp cận được hiện trường nhưng do mưa quá to nên chưa thể thực hiện công tác khắc phục.
Ông Hoạch cho biết thêm các tàu còn lại sẽ dừng tại ga Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế) để chờ ngành đường sắt thông tuyến. Tổng công ty Đường sắt chưa thể đưa ra cụ thể thời gian thống tuyến cũng như thống kê bao nhiêu hành khách và chuyến tàu sẽ bị ảnh hưởng bởi sự cố này.
Hiện trường vụ sạt lở. Ảnh: Trần Nhung
Tại hiện trường, nhiều hành khách, trong đó có hành khách nước ngoài đã xuống tàu, tự tìm phương tiện đi tiếp vào Đà Nẵng.
Anh Vũ Lương, một hành khách đi trên chuyến tàu này cho biết khối đá khổng lồ sạt xuống đường ray trước khi tàu đến vài phút. May mắn, lái tàu kịp thời hãm phanh.
“Một bên là vách núi, một bên là vực, nếu tảng đá rơi trúng tàu không biết hậu quả sẽ như thế nào”, anh Lương kể.
Trước đó, ảnh hưởng của bão số 14, đường sắt Bắc – Nam tê liệt 10 ngày tại vị trí đèo Cả đoạn từ Km 1226 780 đến Km 1226 825.
Ngành đường sắt đã phải huy động hàng trăm công nhân, máy móc đến ngày 14.11 mới thông tuyến. Sự cố khiến hàng chục chuyến tàu bị ảnh hưởng.
Theo Minh Hoàng – Văn Chương (Zing)
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Không để dân đói, khát trong mưa lũ
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng hiện mưa lũ đang diễn biến phức tạp, đề nghị các cấp ngành, chính quyền địa phương khẩn trương sơ tán dân vùng nguy cơ ngập, sạt lở đến nơi an toàn, đặc biệt không để dân đói, khát trong mưa lũ.
Hôm nay (6.11), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn lãnh đạo Trung ương đã có chuyến thị sát tình hình mưa lũ trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra tình hình và đề nghị khẩn trương tìm các nạn nhân vụ sạt lở núi ở Bắc Trà My
Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Bắc Trà My, Quảng Nam tính đến thời điểm ngày 6.11, toàn huyện đã có 12 người chết và mất tích trong đợt mưa lũ này. Trong đó đã tìm được 6 thi thể, còn lại 6 nạn nhân vẫn đang được lực lượng chức năng tìm kiếm (tại thị trấn Trà My có 2 người mất tích; xã Trà Giang 1 người; khu vực thủy điện Trà My 1, Trà My 2 là 3 người). Tại các xã Trà Dương và 1 phần xã Trà Đông do mưa lũ lớn đã làm vỡ 1 phần đập tràn của hồ chứa nước Hố Rôn khiến hàng trăm ngôi nhà bị ngập sâu trong lũ. UBND huyện đã kịp thời di dời 3500/3800 khẩu ra khỏi vùng nguy hiểm.
Sau khi khảo sát vùng sạt lở đất, đá vùi lấp chết 5 người tại thôn Đàn Bộ, thị trấn Trà My, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo công tác cứu hộ, tìm kiếm những nạn nhân đang mất tích trên địa bàn. Ngoài ra, Phó Thủ tướng còn đến thăm những gia đình có người thân bị chết do sạt lở để động viên, an ủi các thân nhân của các nạn nhân.
Vụ sạt lở núi ở huyện Bắc Trà My khiến 5 người chết
"Việc tìm kiếm cứu nạn phải đảm bảo an toàn cho những người tham gia tìm kiếm, bởi tình hình mưa lũ đang diễn biến rất phức tạp, có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào. Nên cần phải sơ tán triệt để những người dân còn lại ở trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn nhằm giảm thiểu đến mức tối đa thiệt hại về tài sản, con người, đặc biệt không để người dân vùng mưa lũ, sạt lở đói, khát..."- Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu.
Cũng tại đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng lưu ý cần phải kiểm tra, kiểm soát được lưu lượng của các đập thủy điện xả lũ trong thời gian này để đảm bảo an toàn cho người dân hạ du. "Đặc biệt là đối với những đập thủy điện nhỏ, yếu, chất lượng không đảm bảo thì cần phải có sự giám sát chặt chẽ để có phương án đối phó kịp thời. Đối với UBND tỉnh, huyện cần phải nắm chắc tình hình của từng người dân trong mưa bão..." - Phó Thủ tướng nói thêm.
Tại Quảng Ngãi, trưa 6.11, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã thăm vùng tâm lũ xã Bình Minh, huyện Bình Sơn. Với mực nước bị ngập lúc đỉnh điểm lên đến 4m, đây là khu vực bị ngập sâu nhất của Quảng Ngãi trong cơn bão số 12 vừa qua.
Đường vào xóm Soi hiện vẫn còn bị lũ cô lập.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vào thăm vùng tâm lũ xã Bình Minh.
Tại đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đi ca nô vào xóm Soi, thôn Tân Phước Đông, với 28 hộ/100 khẩu hiện đang còn bị nước lũ cô lập. Theo báo cáo của chính quyền Bình Sơn, cơn bão số 12 đã làm 1 người chết và 3 người bị thương, sập và tốc mái 50 ngôi nhà, 25.000 ngôi nhà bị ngập, gần 1000 ha lúa, hoa màu hư hỏng... gây thiệt hại ước 500 tỷ đồng.
Theo đó, chính quyền huyện này đề nghị hỗ trợ 3.000 tấn gạo và 150 tỷ đồng để hỗ trợ dân sinh, khắc phục hạ tầng thiết yếu bị bão lũ làm hư hỏng. Cùng với biểu dương sự nỗ lực của các cấp ngành địa phương trong việc chỉ đạo phòng chống bão lũ, huy động lực lượng giúp người dân di dời, bảo vệ tài sản, chia sẻ những mất mát và thiệt hại của người dân do bão số 12 gây ra, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo các cấp ngành huyện, tỉnh tuyệt đối không được để cho bất cứ người dân vùng lũ nào đói, rét và thiếu thuốc chữa bệnh khi ốm đau.
Dù nước đang rút nhưng không được chủ quan, lơ là, khi nước rút phải khẩn cấp tổ chức lực lượng dọn dẹp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh cho người dân. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã trao hỗ trợ cho một số hộ dân bị thiệt hại nặng.
Theo Danviet
Sạt lở núi vùi lấp tám người ở Quảng Nam Mưa lũ khiến núi lở, đất đá sạt xuống nhiều nơi trên địa bàn huyện Bắc Trà My (Quảng Nam). Tối 5/11, ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) cho biết, tại khu vực đồi núi ở thị trấn Trà My đã xảy ra vụ sạt lở núi vùi lấp tám người. "Nhà chức trách huy...