Sạt lở nghiêm trọng ở ĐBSCL: Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Trước tình hình sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, tác động tiêu cực đến phát triển bền vững kinh tế- xã hội vùng ven sông, ven biển, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam )
Hỗ trợ xây dựng bản đồ sạt lở
Trước diễn biến phức tạp của sạt lở có xu thế ngày càng gia tăng cả về phạm vi và quy mô, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu. Theo đó, tập trung xử lý các khu vực sạt lở cấp bách ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, công trình hạ tầng thiết yếu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, trong đó có bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đây là nội dung quan trọng, có ý nghĩa trong việc theo dõi, kiểm soát diễn biến sạt lở, nâng cao năng lực ứng phó, chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại, ổn định dân sinh vùng ven sông, ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Hoàng Văn Thắng; Thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 185/TB-CP ngày 18/5/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương triển khai thực hiện việc rà soát, đánh giá, phân loại sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, làm cơ sở đề xuất giải pháp xử lý trước mắt và lâu dài; xây dựng bản đồ sạt lở, cập nhật dữ liệu các vị trí, hình ảnh và video tại các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm lên bản đồ trực tuyến (WEBGIS).
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng nhấn mạnh bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long hỗ trợ các nhà quản lý, chính quyền địa phương và cộng đồng tiếp cận trực tuyến một cách nhanh chóng, chi tiết các vị trí, hình ảnh và video tại các khu vực sạt lở, nhằm từng bước kiểm soát an toàn về phòng chống sạt lở trước mắt và lâu dài.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có văn bản hướng dẫn chi tiết địa phương triển khai thực hiện việc cắm biển cảnh báo tại các vị trí sạt lở để chủ động di dời những hộ dân sinh sống tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đến nơi an toàn, quản lý việc khai thác cát sỏi lòng sông, hạn chế việc xây dựng nhà ở, công trình ven sông, ven biển… làm gia tăng nguy cơ gây sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, tạo điều kiện phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Video đang HOT
Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng cho rằng, cần khẩn trương xử lý 29 khu vực đặc biệt nguy hiểm bằng nguồn hỗ trợ của Chính phủ, triển khai 17 dự án với tổng đầu tư 3.446 tỷ đồng theo kế hoạch. Bên cạnh đó, xây dựng bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tổ chức cắm biển cảnh báo; chú trọng triển khai thực hiện việc điều tra, đánh giá hiện trạng, đề xuất giải pháp tổng thể phòng chống sạt lở, cấp bách bảo vệ bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng quy hoạch chỉnh trị sông gắn với quy hoạch sử dụng đất ven sông theo hướng dành không gian cho thoát lũ.
Các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cần điều tra, đánh giá, đề xuất giải pháp bảo vệ, củng cố, nâng cấp đê biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long; hiện trạng sạt lở bờ biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau và các mô hình đã thí điểm việc giao đất, giao rừng ngập mặn cho doanh nghiệp quản lý, bảo vệ, khai thác.
Bên cạnh đó cần thí điểm mô hình giải pháp công trình thân thiện với môi trường, giá thành thấp, vật liệu địa phương để chống sạt lở, phát triển vùng bãi; xây dựng và thực hiện chiến dịch trồng rừng ngập mặn và bảo vệ bãi biển ngập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng đề án bố trí lại dân cư ven sông, kênh rạch, di dời dân ra khỏi bờ sông, lòng kênh, rạch, ưu tiên những nơi có nguy cơ cao về sạt lở, đảm bảo cấp nước sạch và gắn với xây dựng nông thôn mới.
Về lâu dài, các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cần tăng cường quản lý việc xây dựng nhà ở, công trình ven sông, tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, điều tra, cập nhật cơ sở dữ liệu liên quan đến sạt lở bờ sông. Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, cấp phép khai thác cát đảm bảo sự cân bằng tương đối; Bộ Xây dựng nghiên cứu đề xuất các giải pháp thay thế cát san lấp và cát xây dựng, tiến tới không sử dụng cát để san lấp.
Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu toàn diện về sự thay đổi lòng dẫn, dòng chảy sông Mekong, chế độ thủy văn, cân bằng bùn cát. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế xã hội hóa trong huy động nguồn lực đầu tư xây dựng và quản lý vùng ven sông…
Để giải quyết căn cơ tình trạng sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển ở Đồng bằng sông Cửu Long, rất cần những giải pháp đồng bộ cả về chỉnh trị, sử dụng đất ven sông, trồng và bảo vệ rừng ngập mặn ven biển, bố trí lại dân cư… Có như vậy, Đồng bằng sông Cửu Long mới có thể phát triển bền vững, mãi mãi tươi xanh và trù phú./.
Theo vietnamplus
Quảng Trị: Triển khai Đề án ứng phó tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển thích ứng với BĐKH
Ngày 5/10, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định số 2302/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án "Ứng phó tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030".
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị kiểm tra tình hình sạt lở bờ sông gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân
Việc phê duyệt đề án nhằm mục tiêu tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện việc xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của Quảng Trị giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Trong đó, tập trung nghiên cứu, điều tra, đánh giá thực trạng; phân tích nguyên nhân, lựa chọn các giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn, từng khu vực đảm bảo tính khả thi, đồng bộ và bền vững nhằm xử lý triệt để, hiệu quả đối với tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bản tỉnh, qua đó giảm thiểu tối đa thiệt hại và ổn định đời sống nhân dân lâu dài trước tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng phức tạp.
Nâng cao ý thức, trách nhiệm và tạo sự thống nhất cao giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý và triển khai thực hiện ứng phó sạt lở bờ sông bờ biển, chủ động lồng ghép công tác ứng phó sạt lở với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, góp phần tăng tính chủ động trong công tác ứng phó thiên tai nói chung và ứng phó sạt lở nói riêng, làm căn cứ để lập kế hoạch thực hiện các nhóm giải pháp công trình, phi công trình, triển khai đầu tư theo thứ tự ưu tiên về mức độ nguy hiểm và cấp bách.
Tạo điều kiện thuận lợi để tranh thu sự quan tâm, kêu gọi hỗ trợ kinh phí từ các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để xử lý hiệu quả vấn đề sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân, nhà nước; góp phần thực hiện tốt chủ trương tái cơ cầu kinh tế nông nghiệp, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư, thích ứng BĐKH và Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về chủ dộng ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang ngày càng diễn biến phức tạp có nguy cơ gây nguy hiểm đển tính mạng, tài sản của người dân nếu không kịp thời khắc phục
Đề án được sẽ triển khai trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Trị (trừ huyện đảo Cồn Cỏ), thực hiện trong giai đoạn từ năm 2018-2020 và định hướng đến năm 2030.
Tại Quảng Trị, hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển trong những năm qua có những diễn biến hết sức phức tạp, tốc độ xói lở nhanh hơn và hướng sạt lở thường xuyên thay đổi. Dưới tác động của thiên tai, tình trạng sạt lở càng trở nên nghiêm trọng và khó lường.
Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đã uy hiếp đến tính mạng người dân, tài sản các công trình cơ sở hạ tầng, di tích văn hoá lịch sử và đất đai sản xuất. Ảnh hưởng đến đời sống nhân dân tại các khu dân cư của 86 thôn, khu phố thuộc 37 xã, phường, thị trấn của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Qua rà soát, đánh giá của cơ quan chức năng, tổng chiều dài sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bản toàn tỉnh Quảng Trị hiện nay là 124,59 km.
Hiện tượng sạt lở hầu như phát triển liên tục hai bên bờ các sông chính, xâm thực sâu vào đất thổ cư và đất canh tác. Một số nơi do mất đất thổ cư phải di dời. Hậu quả đã ảnh hưởng đến đời sông nhân dân tại các khu dân cư của 81 thôn, khu phố của 34 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố có nhân dân sinh sống với tổng số hộ sống trong vùng bị ảnh hưởng là 2.364 hộ. Trong đó, số hộ hiện đang sống trong vùng thực sự nguy hiểm, cách mép sông
Qua thống kê, hàng năm trung bình dọc bờ sông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có khoảng 35ha diện tích đất sản xuất bị cuốn trôi. Tổng điện tích đất sản xuất bị cuốn trôi từ năm 2010 - 2017 khoảng 250ha. Nhiều khu vực sạt lở ảnh hưởng trực tiếp và gây mất an toàn đến hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó có các tuyến đường giao thông (49,12km), công trình đê điều (74,8km) và nhiều loại công trình khác.
Ngoài ra, hiện tượng bồi lấp, ách tắc dòng chảy diễn ra trên hầu hết hệ thống sông Ở Lâu - Ô Giang như: Tân Vĩnh Dịnh, Cựu Vĩnh Định, Mai Lĩnh, Thác Ma, sông Nhùng và một số đoạn sông thuộc suối Sòng (sông Hiếu), thượng nguồn sông Hồ Xá đoạn qua xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Long. Mặt cắt lòng sông tại các khu vực bị bồi lắp ngày càng bị thu hẹp, không đủ khả năng tiêu thoát lũ, dẫn đến hiện tượng sạt lở bờ sông lấn sâu vào các khu dân cư ngày càng nghiêm trọng...
Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang ngày càng diễn biến phức tạp có nguy cơ gây nguy hiểm đển tính mạng, tài sản của người dân nếu không kịp thời khắc phục
Theo Đề án được ban hành, các nhóm giải pháp được đề ra để khắc phục tình trạng trên: Nhóm giải pháp phi công trình, nhóm giải pháp công trình, giải pháp về nguồn vốn và giải pháp về chính sách.
Tổng nhu cầu vốn thực hiện Đề án 1.616,5 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách địa phương 10%, ngân sách Trung ương 75%, các nguồn vốn hợp pháp khác 5%. Thời gian thực hiện Đề án từ 2018 - 2030, được chia thành 3 giai đoạn.
Theo nội dung Đề án, UBND tỉnh Quảng Trị giao Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu diễn biến bờ biển và xác định nguyên nhân gây mất ổn định đường bờ biển tỉnh Quảng Trị; nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp tổng thể ổn định bờ biển, cửa sông phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các nội dung cấp phép liên quan đến khai thác cát, sỏi lòng sông, kịp thời điều chỉnh các nội dung cấp phép chưa phù hợp, thu hồi giấy phép đối với các trường hợp không tuân thủ quy định. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường giám sát việc thực hiện các kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các công trình, dự án có nguy cơ gây tác động đến bờ sông, bờ biển...
Bài & ảnh: Tiến Nhất
Theo PLO
Trên 786km sạt lở đặc biệt nguy hiểm uy hiếp đồng bằng sông Cửu Long: Chính phủ chi 1.500 tỉ để khắc phục Thông tin này được công bố tại hội nghị giới thiệu bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa được tổ chức mới đây (chiều 18.6), dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Văn Thắng. Những ngôi nhà bị đổ ụp xuống sông do sạt lở ở An Giang. Ảnh:...