Sạt lở nghiêm trọng khu vực ven biển ở Bình Thuận
Sạt lở bờ biển đang gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân sinh sống và kinh doanh ở khu vực ven biển.
Trong những ngày qua, mưa lớn, sóng to, gió mạnh, làm nước biển dâng cao cùng với triều cường đã làm nhiều khu vực ven biển ở Bình Thuận bị sạt lở nặng.
Nhiều cây dương ven biển bị đổ ngã.
Dọc bờ biển khu vực thôn 1, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận bị sạt lở với chiều dài 1.100m. Hiện nay, sạt lở bờ biển đang gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân sinh sống và kinh doanh tại đây.
Tình trạng nước biển xâm thực còn làm ngã đổ hàng chục cây dương, lấn sâu vào đất liền từ 20-30m; có những đoạn chỉ còn cách mép đường ĐT 716 khoảng 2-3m. Nguy cơ sạt lở, hư hỏng tuyến đường ĐT 716 rất có thể xảy ra nếu tình trạng sóng to, gió mạnh còn kéo dài.
Chính quyền địa phương kiểm tra vùng sạt lở.
Ông Phạm Thanh Bình – Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong cho biết, địa phương đã chủ động mua đá để đổ chắn khu vực bị sạt lở gần mép đường để bảo vệ đường ĐT 716, đoạn Bình Thạnh – Chí Công. Địa phương đã có văn bản kiến nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí làm rọ để chắn, lấn ra biển, đồng thời kiến nghị các ngành chức năng tiếp tục thiết kế đoạn kè ở khu vực này./.
Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng 3 tuyến cao tốc qua Bình Thuận
Công tác giải phóng mặt bằng 3 tuyến cao tốc qua Bình Thuận đang được triển khai gấp rút để bàn giao toàn bộ mặt bằng.
Một đoạn QL1 qua huyện Hàm Tân (Bình Thuận).
Ngày 20/6, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Bình Thuận cho biết, đến nay tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) 3 đoạn cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh đã chi trả tiền bồi thường đạt 92,3%. Tổng vốn đã giải ngân đến nay đạt hơn 1.423 tỷ đồng/2.018 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 71% vốn được bố trí.
Cụ thể, đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo tỉnh đã bàn giao cho các Ban QLDA (Bộ GTVT) đạt 80,69 ha/80,72 ha đạt 99,96%, Vĩnh Hảo - Phan Thiết đạt 92,4%. Đoạn Phan Thiết - Dầu Giây đã bàn giao 330,4 ha/365,89 ha, đạt 90,3%.
Dự án cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Bình Thuận có 3 phân đoạn cao tốc phía Đông gồm: Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây có tổng chiều dài hơn 160km nên khối lượng GPMB rất lớn. Các tuyến cao tốc đi qua 29 xã, thị trấn thuộc 5 huyện của tỉnh gồm: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân.
Ông Nguyễn Hữu Trung, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Thuận cho biết, đến nay đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đạt 100% hồ sơ; đã chi trả tiền bồi thường cho 2.476/2.683 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 92,3%. "Các khu tái định cư tại các huyện Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam đang được khẩn trương thi công các hạng mục công trình giao thông. Các huyện đang tổ chức bốc thăm đất tái định cư hoàn thiện các thủ tục giao đất cho người dân", ông Trung cho hay.
Hôm qua (19/6), Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết chuyển đổi 3 dự án cao tốc Mai Sơn - QL 45 (kết nối Ninh Bình và Thanh Hóa) và 2 đoạn tuyến qua tỉnh Bình Thuận gồm: Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ phương thức đối tác công - tư (PPP) sang đầu tư công. Quốc hội cũng đồng ý bổ sung vốn không quá 23.461 tỉ đồng bằng nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư 3 dự án này.
Không được để dân vùng lũ đói, rét, không có chỗ ở "Tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là tập trung bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, ổn định đời sống, không được để dân đói, dân rét, không có chỗ ở. Tuyệt đối không để được để dịch bệnh bùng phát do ô nhiễm môi trường", Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình lưu ý. Phó Thủ tướng Trương...