Sạt lở đất tại mỏ đá ở Hàn Quốc làm ít nhất 2 người tử vong
Một vụ lở đất đã xảy ra sáng 29/1 khi công nhân đang tiến hành hoạt động khai thác tại một mỏ đá ở thành phố Yangju thuộc tỉnh Gyeonggi của Hàn Quốc, khiến 3 người bị đất đá vùi lấp.
Đến nay, nhà chức trách đã tìm thấy 2 thi thể, còn một công nhân vẫn đang mất tích.
Tìm kiếm những người mất tích sau vụ lở đất tại Yangju, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, ngày 29/1/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Mỏ đá nói trên do công ty Sampyo, một nhà sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác. Sau khi xảy ra vụ việc, nhà chức trách Hàn Quốc đã huy động chó cứu hộ cùng 50 nhân viên và 20 thiết bị cứu hộ đến hiện trường. Tuy nhiên, hoạt động cứu hộ gặp trở ngại do lượng đất sạt lở rất lớn, ước tính cao đến 20m. Giới chức Hàn Quốc cho biết sẽ huy động thêm nhiều máy xúc để phục vụ công tác tìm kiếm công nhân còn lại. Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum đã ra chỉ thị làm mọi thứ có thể để giải cứu công nhân bị đất đá vùi lấp.
Tại Hàn Quốc, luật về thảm họa nơi làm việc nhằm bảo vệ công nhân tốt hơn trước các vụ tai nạn lao động, đã có hiệu lực từ ngày 27/1 vừa qua. Theo luật này, chủ lao động và giám đốc điều hành doanh nghiệp mà có từ 5 nhân viên trở lên có thể phải đối mặt với mức án ít nhất 1 năm tù hoặc nộp phạt lên đến 1 tỷ won (833.000 USD) nếu để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng. Theo Bộ Lao động Hàn Quốc, Sampyo với 930 nhân viên có thể trở thành doanh nghiệp đầu tiên vi phạm luật này. Bộ này cho biết có kế hoạch tiến hành một cuộc điều tra xem Sampyo có vi phạm luật trên hay không.
Hiện công ty Sampyo đã gửi lời xin lỗi đến gia đình các nạn nhân và cam kết hợp tác với cơ quan điều tra, đồng thời nỗ lực ngăn chặn khả năng tái diễn các vụ việc tương tự.
Video đang HOT
Người cao tuổi 'bơ vơ' khi các ngân hàng Hàn Quốc đua nhau cắt giảm chi nhánh
Ông Lee Hong-jun sống ở thành phố Yangju (Hàn Quốc) luôn thấy bất lực mỗi lần phải sử dụng ngân hàng điện tử trên chiếc điện thoại thông minh bởi các quy trình người đàn ông 80 tuổi này đánh giá là quá phức tạp và dài dòng.
Người dân đi qua chi nhánh của ngân hàng KB Kookmin Bank sắp đóng cửa ngày 15/1. Ảnh: Yonhap
Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) cho biết ông Lee Hong-jun đã nghỉ hưu từ cách đây 20 năm và đến giờ luôn cảm thấy đứng ngoài lề của ngàng công nghiệp ngân hàng đang cải tiến không ngừng. Ngày nay, người sử dụng chỉ cần vài lần chạm trên chiếc điện thoại thông minh là có thể giao dịch tài chính mà không cần phải đến các chi nhánh ngân hàng.
Ông Lee Hong-jun đang sống cùng người vợ ở độ tuổi gần bát tuần và cả hai người không có nhiều lựa chọn, hoặc là đến các chi nhánh ngân hàng hoặc là chờ nhiều ngày thậm chí nhiều tuần khi con gái từ Seoul về thăm để nhờ cô giao dịch qua chiếc điện thoại.
Ông Lee Hong-jun bộc bạch: "Đến chi nhánh ngân hàng thật rắc rối, tôi không thể đi bộ tới đó được ở tuổi này. Dịch COVID-19 gây lo ngại và kèm theo tránh tiếp xúc trực tiếp tại các ngân hàng nên tôi không có lựa chọn nào ngoài việc nhờ con gái hỗ trợ".
Ông nằm trong nhóm người cao tuổi đang gặp khó khăn trong việc bắt kịp với sự chuyển đổi bởi các ngân hàng ở Hàn Quốc có xu hướng giảm chi nhánh đồng thời mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử.
Theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Hàn Quốc, dựa trên dữ liệu của Cục giám sát tài chính Hàn Quốc (FSS), số các chi nhánh ngân hàng đã giảm mạnh trong vài năm qua, đặc biệt là kể từ sau khi dịch COVID-19 bùng phát.
Do cạnh tranh khốc liệt và lợi nhuận giảm, những năm gần đây các ngân hàng Hàn Quốc đang giảm số chi nhánh và nhân viên. Ngân hàng Hàn Quốc tính đến cuối năm 2015 vận hành tổng cộng 7.281 chi nhánh nhưng vào cuối năm nay con số dự kiến giảm 15,1%, tương đương 1.098 chi nhánh. Các chi nhánh ngân hàng đặc biệt "bốc hơi" nhanh trong dịch COVID-19.
Cùng với đó là tần suất dử dụng ngân hàng điện tử cùng điện thoại thông minh trong thế hệ trẻ. Tại Hàn Quốc đã hình thành nhiều ngân hàng internet như Kakao Bank và K-Bank không hề có bất cứ chi nhánh nào nhưng vẫn luôn đều đặn phục vụ khách hàng.
Số khách hàng của Kakao Bank tính đến cuối tháng 9 là khoảng 17,4 triệu người, tăng so với mức 15,44 triệu từ cuối năm 2020. Khách hàng của K-Bank tính đến cuối tháng 9 cũng là 6,6 triệu người, tăng so với mức 2,19 triệu người từ cuối năm ngoái.
Ngoài việc giảm các chi nhánh, nhiều ngân hàng còn giảm cả số lượng máy rút tiền tự động (ATM). Theo dữ liệu của FSS, từ cuối năm 2019 đến tháng 8 năm nay, có gần 4.000 ATM đã bị xóa sổ tại Hàn Quốc.
Người dân đeo khẩu trang khi đi qua trụ sở Ngân hàng Hàn Quốc tại Seoul. Ảnh: AP
Nhưng việc chuyển đổi này của ngân hàng cũng dẫn đến các nạn nhân vô tình là người cao tuổi. Họ có thói quen đến các chi nhánh ngân hàng, tham gia dịch vụ tiếp xúc trực tiếp.
Một thống kê năm 2019 của Ngân hàng Hàn Quốc cho thấy những người trên 70 tuổi sử dụng tiền mặt trong 68,8% giao dịch tài chính, cao gấp 2,6 lần so với các nhóm tuổi khác. Cũng theo nghiên cứu này, 54% người cao tuổi đến các chi nhánh ngân hàng để rút tiền.
Viện nghiên cứu bảo hiểm Hàn Quốc đánh giá: "Số chi nhánh ngân hàng giảm sẽ tác động lớn đến các khách hàng cao tuổi vì họ ưa thích giao dịch trực tiếp hơn trên điện thoại".
Nhiều người cao tuổi đang bày tỏ lo ngại và đề nghị các ngân hàng duy trì mở cửa chi nhánh. Tờ JoongAng Ilbo (Hàn Quốc) dẫn lời một người dân 76 tuổi cho biết: "Thực tế là người cao tuổi dựa vào các giao dịch viên ngân hàng để thực hiện hành vi đơn giản như rút tiền hoặc gửi tiền tiết kiệm. Nếu các chi nhánh ngân hàng đột nhiên biến mất, mọi thứ sẽ gây thất vọng".
Ý tưởng về chi nhánh chung cho nhiều ngân hàng đã được đưa ra nhưng không có nhiều tiến triển do lo lắng về thiết sót chiến lược kinh doanh và đơn vị nào chịu trách nhiệm nếu xảy ra vấn đề. Các cửa hàng tạp hóa cũng được đề xuất như một giải pháp để khách hàng xử lý các vấn đề liên quan đến ngân hàng nhưng các nỗ lực liên quan mới chỉ ở giai đoạn ban đầu.
Các chuyên gia đang khuyến khích nỗ lực phổ biến kiến thức cho người cao tuổi về ngân hàng điện tử và công nghệ tài chính để họ không tụt lại phía sau trong thời kỳ điện tử hóa. Ngoài ra, điều này còn giúp bảo vệ họ khỏi nguy hiểm từ các hình thức lừa đảo trên mạng.
Hàn Quốc: Bão Chanthu gây ngập nặng trên đảo Jeju, nhiều chuyến bay bị hủy Cơn bão nhiệt đới Chanthu mang theo mưa và gió lớn di chuyển về phía Đông dọc theo eo biển Hàn Quốc đã áp sát hòn đảo nghỉ mát Jeju, gây ngập lụt các khu dân cư ở vùng trũng thấp và khiến nhiều chuyến bay không thể hạ cánh. Ô tô chạy trong mưa trên con đường bị ngập nặng ở Jeju,...