Sạt lở đất đá “uy hiếp” hàng trăm hộ dân miền Tây xứ Nghệ
Sau đợt mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9, hiện nay ở các huyện miền Tây Nghệ An đang bị uy hiếp bởi tình trạng sạt lở đất đá, đồi núi.
Sạt lở gây đổ sập nhà cửa của người dân ở huyện Anh Sơn.
Tại huyện Anh Sơn, ông Hoàng Xuân Cường – Phó Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn thông tin: “Trên địa bàn huyện có gần 300 nhà dân bị ngập, sạt lở, 39 hộ phải di dời đến nơi an toàn. Nhiều trường học đã ngập lụt buộc học sinh phải nghỉ học”.
Còn trên địa bàn huyện Con Cuông, hiện nay mực nước ở các khe, suối dâng cao, gây ngập lụt nhiều nơi, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đang diễn biến phức tạp. Hiện nay, nhiều tuyến đường trên địa bàn đang bị chia cắt, khu dân cư bị cô lập. Một số tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng. Các cầu tràn trên tuyến đường Môn Sơn – Lục Dạ, cầu tràn ở xã Thạch Ngàn tiếp tục bị chia cắt.
Mưa lũ đã gây sạt lở nghiêm trọng tại điểm dốc khe lội Quốc lộ 7, thuộc xã Châu Khê. Tại bản Búng Xát, xã Châu Khê có một quả đồi của người dân đã có vết rạn nứt, có nguy cơ sạt lở. Chính quyền địa phương xã Châu Khê đã phải sơ tán 17 hộ dân với gần 70 nhân khẩu do có nguy cơ bị đất đá vùi lấp.
Video đang HOT
Mưa lớn khiến một tuyến đường bị chia cắt toàn hoàn.
Tại huyện Kỳ Sơn, ông Nguyễn Hữu Minh – Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Trên địa bàn huyện đã tổ chức sơ tán hơn 467 hộ dân với trên 1.200 nhân khẩu đến nơi an toàn. Có 3 điểm sạt lở trên đường lên lối mở L10. Tại bản Xốp Xăng đi bản Nha Nang, xã Mường Ải bị nước lũ cuốn đứt trôi 3m đường; đoạn đường Mường Ải đi Na Ngoi xuất hiện 3 điểm sạt lở núi; đường vào xã Bảo Nam bị sạt lở núi, đất đá vùi cả lòng đường”.
Ở huyện Con Cuông xảy ra tình trạng sạt lở đất đá, đồi núi khiến nhà dân hư hỏng.
Theo báo cáo nhanh của huyện Quế Phong, mưa lớn khiến địa bàn xuất hiện 12 điểm sạt lở núi, lở đường giao thông lớn nhỏ. Cụ thể là đoạn qua xã Hạnh Dịch bị sạt lở 3 điểm, đoạn đường xã Châu Kim đi Nậm Giải sạt lở 2 điểm, đoạn đường vào xã Nậm Nhóng sạt lở 3 điểm, 1 điểm sạt lở ở xã Tri Lễ… Sạt lở taluy dương đoạn đường vào xã Nậm Nhoóng, Quế Phong gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Người Trà Leng 'không cần tiền, chỉ đi nhờ xe' đã gặp vợ con
Người đàn ông Trà Leng nói câu "Em không cần tiền, cho em xin xe đi thôi" đã được gặp vợ con ở Bệnh viện đa khoa Quảng Nam, họ đang được điều trị những chấn thương do bị sạt lở núi gây ra.
Tối 31-10, người đàn ông ở Trà Leng (huyện Nam Trà My, Quảng Nam - nơi xảy ra vụ sạt lở làm tám người chết, 14 người đang mất tích) được cộng đồng mạng quan tâm với câu nói "em không cần tiền, cho em xin xe đi thôi" đã đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam.
Sau khi đi bộ từ huyện xa về làng và nghe hung tin gia đình tang thương, anh xin đi nhờ xe từ vùng núi Trà Leng xuống Tam Kỳ để thăm vợ con đang điều trị do núi sạt lở vùi lấp. Người ta cho tiền, anh lắc đầu nói trong nước mắt: "Em không nhận tiền, em chỉ xin đi xe thôi...".
Người đàn ông này là Nguyễn Cao Tùng (32 tuổi, ngụ xã Trà Leng). Anh là cha của Nguyễn Trần Sa Ny (5 tuổi) và Hồ Hà My (8 tuổi, con riêng của vợ) bị thương trong vụ sạt lở mà PLO đã viết trong bài báo ngày hôm trước: "Tang thương một gia đình ở Trà Leng".
Anh Nguyễn Cao Tùng đang chăm con tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam. Ảnh: THANH NHẬT
Anh Tùng cho hay khi đang đi làm công nhân ở xã Phước Hiệp (huyện Phước Sơn, Quảng Nam), anh nghe người ta nói rằng thôn 1, xã Trà Leng bị sạt lở, nhiều người mất tích.
"Nóng ruột! Tôi xin ông chủ về ngay trong đêm nhưng ông chủ không cho. Sáng dậy tôi trốn về, phải băng qua năm con suối, đi bộ tám tiếng đồng hồ mới tới nhà. Vừa đi vừa mơ màng, không nghĩ được gì, chỉ muốn về gặp con thôi...", anh Tùng nhớ lại.
3 giờ chiều ngày 30-10, anh về đến tiệm tạp hoá trên đường vào nhà thì nghe một người dân nói: "Đừng về, vợ con đưa hết xuống bệnh viện dưới Tam Kỳ rồi".
Không nghĩ được gì, anh bật khóc quay ngược ra đường đón xe tìm vợ con.
"Chân tôi đi như chạy, bụng đói. Gặp mấy anh chị từ thiện, tôi xin đi xe mà họ cho tiền, tôi sợ họ không cho đi nên nói "em không nhận tiền, em chỉ cần xin xe đi thôi"", anh Tùng kể.
Anh Tùng nhờ đi xe đến bệnh viện đa khoa Quảng Nam lúc 20 giờ. Gặp vợ con, anh mới hết lo sợ vì họ vẫn còn sống. "Không có gì bằng được ở bên người thân. Chỉ quá buồn vì bố vợ mất rồi!", mắt anh vẫn đỏ hoe khi nhắc về chuyện người bố vợ bị núi vùi lấp.
Vợ anh Tùng là chị Hồ Thị Hà đang chăm các con tại bệnh viện. Ảnh: TN
Chị Hồ Thị Hà (26 tuổi, vợ anh Tùng) cho hay anh Tùng là lao động chính trong nhà, thu nhập ba cọc ba đồng không đủ trang trải cuộc sống. Chị ở nhà nuôi con, làm vườn.
"Nhà bố mẹ bị vùi lấp, bố mất, mẹ gãy xương đùi nằm ở Trung tâm Y tế Bắc Trà My. Căn nhà tạm bợ của hai vợ chồng ở thôn 2, xã Trà Leng cũng bị tốc mái. Chữa bệnh cho bé xong hai vợ chồng em kiếm tiền lợp lại mái", chị Hà nói.
Tại bệnh viện, bé Hồ Hà My bị đa chấn thương, gãy xương đùi, tổn thương vùng đầu. Bé Nguyễn Trần Sa Ny bị thương nhẹ. Hiện sức khoẻ của hai bé dần ổn định và đang được đội ngũ y tế nơi đây theo dõi, điều trị.
Sức khỏe chín nạn nhân trong vụ sạt lở ở Trà Leng đang phục hồi Chiều 31-10, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa (ĐK) tỉnh Quảng Nam cho biết, sức khỏe chín bệnh nhân bị thương nặng trong vụ sạt lở đất xảy ra vào ngày 28-10, tại thôn 1 xã Trà Leng, huyện Nam Trà My đang điều trị tại bệnh viện đã dần được hồi phục. Lãnh đạo tỉnh thăm các bệnh nhân trong vụ...