Sạt lở bủa vây miền Tây: Cần hàng nghìn tỷ đồng để di dời dân
Trong cuộc khảo sát thực địa tình hình sạt lở ở Cà Mau và Kiên Giang cuối tháng 9 vừa qua .
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá sạt lở đe dọa ồng bằng sông Cửu Long (BSCL), trong đó, Cà Mau có đường bờ biển dài nhất vùng BSCL, với 254 km đang bị tổn thương nặng nề nhất.
Vào mùa mưa, sạt lở ven sông đã làm hư hại nhà cửa, đường giao thông,…
Thấp thỏm vì sạt lở
Tỉnh Cà Mau có bờ biển bao bọc dài hơn 254 km, với hàng trăm cửa biển. Trong đất liền, hàng ngàn con sông lớn nhỏ như mạng nhện “vùng sông nước” bị sạt lở, nước dâng, lún sụp…chực chờ rệu rã.
Sau vụ nước “ùn” bất ngờ dâng cao đã vượt qua đê biển Tây thuộc xã Khánh Bình Tây (Trần Văn Thời, Cà Mau), Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển và bờ sông, nơi sinh sống của hàng ngàn hộ dân.
Trước đây, Mũi Cà Mau thuộc xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) gắn với địa danh “đất nở, cây mắn biết đi” hàng trăm mét ra phía biển mỗi năm, thì nay cửa Vàm Xoáy lại trở thành nơi sạt lở nguy cấp nhất của tỉnh Cà Mau. Ông Nguyễn Văn Đá, 70 tuổi, ở ấp Rạch Vàm, xã Đất Mũi nói: “Ba đời dòng họ tôi lấn biển, bám biển, dựng nhà ở chót mũi Cà Mau thì nay liên tục phải thụt lùi vì sạt lở”.
Video đang HOT
Ông Trần Văn Hận định cư ở tại cửa biển Vàm Xoáy hơn 30 năm, nay chứng kiến nước biển “cướp” đất quanh năm. Nhiều căn nhà dựng ngay bờ sông Lạch Vàm bị trơ cọc sàn, trơ khung, mục nát.
Ông Huỳnh Văn Tuôi (Sáu Tuôi) ở cửa biển Rạch Gốc (Ngọc Hiển, Cà Mau) bất an trước thực trạng nước biển dâng. “Bà con xứ này cất nhà sàn bằng gỗ đước thì nay sử dụng cừ bê- tông để xây cất nhà sàn ven biển, ven sông rạch. Nay, trên đất liền, bà con cũng cất nhà kiên cố bằng bê- tông cốt thép, có sàn để tránh nước dâng cao vào cuối năm”- ông Sáu Tuôi thở dài.
Sạt lở là nỗi lo thường trực của những hộ dân sống ven biển, bờ sông. Sạt lở không chỉ đã và đang tiếp tục làm mất đất rừng bên ngoài khu dân cư mà hiện đã khiến nhiều hộ dân nghèo sống ở cửa biển, ven biển, ven sông phải di dời do sạt lở.
“Cách đây khoảng 10 năm, nhà tôi còn 2 lớp nhà nữa mới tới con đường bê tông 2,5 mét. Bây giờ con đường bê tông đã nằm lại dưới cửa biển rồi, nền nhà tôi cũng không còn miếng nào. Bám biển kiếm sống nhưng sóng gió làm cho mình lo lắng hằng đêm”- Mai Văn Tó, ở ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi (Ngọc Hiển, Cà Mau) nói.
Bờ biển Tây tỉnh Kiên Giang gần 100 km cũng bị sạt lở tại Mũi Rãnh (huyện An Biên), Xẻo Nhàu (huyện An Minh) từ rạch Tiểu Dừa đến rạch Mười Thân (huyện An Minh) dài 10 km. Ông Trần Văn Hai, ở xã Vân Khánh Tây (Anh Minh, Kiên Giang) cho biết nước biển dâng, sạt lở đã đuổi bà con đi nơi khác sinh sống.
Cầm cự chờ kinh phí
Vùng bán đảo Cà Mau có bờ biển dài từ Sóc Trăng- Bạc Liêu rồi ôm Mũi Cà Mau đến Kiên Giang nhưng sạt lở khiến cho vùng đất trẻ này có dấu hiệu rệu rã. Bờ biển miền Tây liên tục hứng chịu thời tiết cực đoan, nước biển dâng cao, lún sụp đất làm cho sạt lở tăng cả quy mô và mức độ khó lường.
UBND tỉnh Cà Mau thống kê, từ năm 2007 đến nay, gần 9.000 ha đất rừng phòng hộ bị sóng biển cuốn trôi và sạt lở bờ biển Đông với chiều dài 48 km, có 8 điểm sạt lở đặc biệt nghiêm trọng, với tổng chiều dài gần 27 km cần xử lý khẩn cấp.
Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau cho biết, tuyến bờ biển Tây có đê biển bảo vệ nhưng bờ biển Đông chưa có tuyến đê biển, tốc độ sạt lở bờ biển 50 – 80 mét/tháng. “Cửa biển Vàm Xoáy (Ngọc Hiển), cửa biển Hố Gùi (huyện Năm Căn) cần có cơ chế khẩn cấp, thực hiện các giải pháp công trình bảo vệ tài sản người dân và giữ đất rừng”- ông Nam nói.
Theo ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, các cơ quan chức năng huy động nguồn lực và triển khai các công trình, dự án và đang phát huy hiệu quả phòng chống sạt lở như “kè ngầm tạo bãi, phá sóng, gây bồi, tạo bãi và trồng rừng”.
Tuy nhiên, việc sạt lở đã vượt quá khả năng chống chịu nên tỉnh Cà Mau kiến nghị Chính phủ hỗ trợ hơn 947 tỷ đồng để khắc phục các điểm sạt lở khẩn cấp ở bờ biển Đông, bờ sông, tái định cư. “Cần di dời người dân trong vùng sạt lở vào nơi an toàn nhưng nguồn kinh phí quá lớn, vượt ngoài khả năng của tỉnh nên đề nghị trung ương xem xét hỗ trợ”- ông Nguyễn Tiến Hải nói.
NGUYỄN TIẾN HƯNG
Theo TPO
Tạm ứng 24 tỷ đồng để khắc phục vụ sạt lở Quốc lộ 91 qua tỉnh An Giang
UBND tỉnh An Giang quyết định tạm ứng 24 tỷ đồng từ nguồn ngân sách dự phòng của tỉnh để xử lý sạt lở khẩn cấp tuyến Quốc lộ 91.
Chiều 20/8, Chủ tich UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình đã ký Quyết định tạm ứng cho ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh An Giang 24 tỷ đồng từ nguồn ngân sách dự phòng của tỉnh để xử lý sạt lở khẩn cấp tuyến Quốc lộ 91, đoạn đi qua ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú.
Hiện trường vụ sạt lở.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh An Giang khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức xử lý sạt lở nêu trên và giải ngân khoản tạm ứng theo quy định; Giao sở Giao thông Vận tải tỉnh An Giang chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên qua khẩn trương làm việc với bộ Giao thông Vận tải để được hỗ trợ vốn và hoàn trả lại ngân sách tỉnh.
Như tin đã đưa, khoảng 4h sáng 20/8, một đoạn Quốc lộ 91 đi qua ấp Bình Tân (xã Bình Mỹ) xảy ra sạt lở lớn với chiều dài gần 30m, sụp xuống sông Hậu. Quan sát trên mặt đường Quốc lộ 91, phía bờ sát khu dân cư xuất hiện nhiều vết răn nứt rộng, chạy dài hàng chục mét và đang có dấu hiệu tiếp tục sạt lở.
Để đảm bảo an toàn cho người dân ở trong khu vực nguy hiểm, UBND huyện Châu Phú đã vận động các hộ dân trong vùng nguy hiểm tạm thời di dời đến nhà người quen ở khu vực an toàn; khuyến cáo bà con tuyệt đối không được ngủ lại trong nhà nhằm đảm bảo an toàn; đồng thời cắt cử lực lượng túc trực 24/24 tại 2 chốt ở khu vực sạt lở để hướng dẫn và cảnh báo người dân không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Vụ sạt lở lớn với chiều dài gần 30m, sụp xuống sông Hậu.
Trước đó, vào 18h ngày 27/7, tại Quốc lộ 91 đoạn từ Km 89 250 đến Km 89 390 (dài khoảng 140m) thuộc ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ đã xuất hiện nhiều vết nứt dọc trên mặt Quốc lộ 91, với chiều dài trên 60 m, ăn sâu vào 1/3 mặt đường chạy dọc bờ sông Hậu, nguy cơ sạt lở nguy hiểm.
Đến đêm 31/7 và rạng sáng 1/8, tại vị trí này đã xảy ra sạt lở lớn, vết sạt lở ăn sâu hơn 1/2 mặt đường với chiều dài 85m về phía hạ lưu bị sụp hoàn toàn xuống sông Hậu, đe dọa đến 26 hộ dân nằm trong vùng cảnh báo. Chính quyền địa phương đã di dời khẩn cấp các hộ dân trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Ngay khi sự việc xảy ra, bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với UBND tỉnh An Giang chỉ đạo các cơ quan liên quan khắc phục khẩn cấp sạt lở. UBND tỉnh An Giang đã có quyết định ban bố tình huống khẩn cấp đối với khu vực này. Đồng thời, chỉ đạo công an và các đơn vị liên quan phối hợp điều tiết, đảm bảo giao thông,.
Theo nguoiduatin
Du khách Việt được khuyến cáo không tới Nepal trong ba tháng tới Du khách Việt Nam đang được khuyến cáo không nên tới Nepal trong ba tháng tới, trước nguy cơ mất an toàn do mưa lớn và sạt lở đất. Cảnh ngập lụt tại Nepal ngày 12/7. Ảnh: AP Cảnh báo được đưa ra do khoảng thời gian từ tháng 7 đến hết tháng 9 là mùa mưa ở Nepal. Từ cuối tuần trước,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bệnh viện đổ sập trước mắt, Myanmar quay cuồng sau động đất

Phát hiện sự sống dưới đống đổ nát tòa nhà 30 tầng bị sập ở Bangkok

Hàn Quốc: Cháy rừng bùng phát trở lại trong đêm

Động đất tại Myanmar: Số nạn nhân thiệt mạng lên tới 694 người

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt đối đầu chính trị, ngăn chặn nội chiến tại Nam Sudan

Động đất tại Thái Lan: Chạy đua để cứu hơn 100 người bị mắc kẹt trong tòa nhà bị sập

Động đất tại Myanmar: Bangkok đánh giá thiệt hại

Động đất tại Myanmar: Nhiều quốc gia, tổ chức hỗ trợ công tác cứu hộ cứu nạn sau thảm họa

Hàn Quốc: Cựu Tổng thống Moon Jae In bị triệu tập vì cáo buộc nhận hối lộ

EU rót 1,3 tỷ euro thúc đẩy chủ quyền công nghệ và AI

Động đất tại Thái Lan: Bác sĩ phẫu thuật ngoài trời để chạy đua cứu sống bệnh nhân

Châu Phi ghi nhận trên 1.700 ca tử vong do đậu mùa khỉ từ năm 2024
Có thể bạn quan tâm

Trương Học Hữu: "Ca thần" bán album triệu bản, U70 miệt mài chạy show trả nợ?
Sao châu á
17:55:18 29/03/2025
Đã có câu trả lời cho câu rap "Peter Pan thì có nghĩa là không bao giờ lớn được" trong bài diss của Pháo!
Nhạc việt
17:44:16 29/03/2025
3 con giáp may mắn nhất tháng 3 âm: Cát tinh hỗ trợ, giàu có sung túc, cuộc sống viên mãn
Trắc nghiệm
17:41:51 29/03/2025
Nữ nghệ sĩ mất 4 người thân trong 2 tháng, nén nỗi đau gánh cả gia tộc trên vai, làm những việc không ai biết
Sao việt
17:40:41 29/03/2025
Quang Hải chỉ bằng 3 chữ đã đập tan tin đồn ly hôn với Chu Thanh Huyền, netizen khen: Bản lĩnh hơn khi ghi bàn!
Sao thể thao
17:15:01 29/03/2025
Cuối tuần làm nồi cháo sườn nghêu ngọt thơm, beo béo, sánh mịn ăn sướng cả miệng
Ẩm thực
17:12:55 29/03/2025
Xuất hiện 'hố tử thần' trên quốc lộ 3B sau tiếng động lớn
Tin nổi bật
17:10:27 29/03/2025
Chế độ dinh dưỡng với người mắc hội chứng Ganser
Sức khỏe
17:07:05 29/03/2025
Cảnh tượng kinh hoàng với nhà vô địch Olympic: Đang chụp ảnh cưới phải tháo chạy vì động đất
Netizen
16:49:20 29/03/2025
"Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" kết đẫm nước mắt, là phim gia đình đáng xem
Phim châu á
16:04:27 29/03/2025