Sasco lãi 1 tỷ/ngày, ông chủ “2 lần xin đầu tư nhà ga Tân Sơn Nhất” đón tin vui
Mỗi ngày công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) do ông Johnathan Hạnh Nguyễn, mang về 1 khoản lợi nhuận ròng lên tới 1 tỷ đồng. Sắp tới đây, vị đại gia “giàu có” này sẽ có thêm trăm tỷ tiền mặt từ việc chia cổ tức. Không chỉ nổi danh với hàng hiệu, Johnathan Hạnh Nguyễn còn là người đã có tới 2 lần xin đầu tư nhà ga T3, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trong vòng 1 năm.
Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) mới đây công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2019, trong đó có tờ trình xin ý kiến về việc chia cổ tức trong năm nay.
Tài sản “khủng” của gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ tăng thêm trăm tỷ tiền mặt
Theo đó, Sasco dự kiến sẽ dành 305,67 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông, tương đương 2.290 đồng/cổ phiếu. Trong đó, tạm ứng 106,78 tỷ đồng chia cổ tức đợt 1 năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 800 đồng/cổ phiếu, dự kiến thực hiện chi trả trong quý III.2019 (tương đương 1 cổ phiếu nhận 800 đồng).
Tờ trình này cũng cho biết công ty dự kiến sẽ dành thêm 199 tỷ đồng để chia cổ tức đợt hai với tỷ lệ 14,9% cho cổ đông. Sau đợt chia cổ tức và trích lập các quỹ phúc lợi, khen thưởng… phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty sẽ còn lại chưa đến 1 tỷ đồng.
Phần lợi nhuận sau thuế còn lại chia cổ tức năm 2017 là hơn 2,7 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế năm 2018 hơn 341 tỷ đồng.
Tại Sasco, cổ phần chủ yếu nằm trong tay 2 nhóm cổ đông lớn: Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ( ACV) nắm 49,07% và nhóm liên quan tới gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐQT công ty là hơn 45,3%.
Như vậy, chỉ cần 2 nhóm cổ đông lớn biểu quyết thông qua thì kế hoạch chia cổ tức của Sasco sẽ được thực hiện.
Thông qua, 3 Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương, Công ty TNHH Thời trang và mỹ phẩm Âu Châu, Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh, gia đình ông Hạnh có 60,4 triệu cổ phiếu SAS. Theo phương án nói trên, gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn, nhà chồng Ngọc nữ Tăng Thanh Hà sẽ nhận về tổng cộng 138,4 tỷ đồng tiền mặt trong đợt chia cổ tức đợt này.
Trong khi đó, với hơn 49% vốn nắm giữ tại Sasco, ACV sẽ nhận về khoảng 150 tỷ đồng tiền mặt.
Video đang HOT
Thực tế, Sasco là một trong những doanh nghiệp thường xuyên chia cổ tức bằng tiền mặt nhất thị trường. Từ khi sở hữu phần lớn vốn tại đây, nhóm cổ đông gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã nhận được hàng trăm tỷ đồng tiền cổ tức.
Hồi tháng 10.2018, Sasco cũng tiến hành chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 8%/cổ phiếu, và gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng được hưởng gần 50 tỷ đồng từ đợt chia cổ tức này.
Sasco thu lãi 1 tỷ/ngày, IPP Group của Johnathan Hạnh Nguyễn 2 lần xin đầu tư nhà ga T3
Năm 2018 công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch HĐQT và bà Lê Hồng Thủy Tiên (vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn) làm Tổng giám đốc tiếp tục công bố kết quả kinh doanh với số lãi bình quân khoảng 1 tỷ đồng/ngày nhờ doanh thu khủng tới từ bán hàng tại các cửa hàng miễn thuế tại sân bay.
Theo báo cáo tài chính quý IV.2018, tính đến cuối năm 2018, Sasco đạt doanh thu thuần 2.659 tỷ đồng doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế 409 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 12,2% và 15,7% so với năm 2017.
Sasco nhà Johnathan Hạnh Nguyễn ghi nhận số lãi bình quân khoảng 1 tỷ đồng/ngày nhờ doanh thu khủng tới từ bán hàng tại các cửa hàng miễn thuế tại sân bay. (Ảnh: SASCO)
Với kết quả này, doanh thu thuần và lợi thuận trước thuế của công ty đã vượt 6,4% và 10,4% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2018.
Trước đó, giai đoạn 2014 – 2017, hoạt động của Sasco ghi nhận sự tăng trưởng mạnh về lợi nhuận từ mức 146 tỷ đồng lợi nhuân trước thuế ghi nhận vào năm 2014 tăng mạnh lên 350 tỷ đồng năm 2017 sau khi sụt giảm xuống còn 84 tỷ năm 2015
Tương tự, lãi ròng của Sasco lần lượt đạt 112 tỷ, 12 tỷ, 234 tỷ và 290 tỷ đồng giao đoạn 2014 – 2017.
Dù kết quả kinh doanh năm 2018 tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng, song báo cáo tài chính quý IV.2018 của doanh nghiệp này vẫn tiếp tục ghi nhận số tiền 312,8 tỷ đồng trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi từ các công ty và đối tác liên quan.
Trong đó, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi là 68 tỷ đồng và dự phòng phải thu dài hạn khó đòi là 245 tỷ đồng, số tiền này tăng 13,5% so với con số 273,09 tỷ đồng ghi nhận ở thời điểm đầu năm 2018.
Vào 27.3 tới đây, Sasco sẽ trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2019 với 3.024 tỷ đồng doanh thu thuần và 425 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng lần lượt 7% và 4% so với năm 2018. EPS dự kiến 2.399 đồng.
Kế hoạch này dựa trên sản lượng hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất năm 2019 dự kiến đạt 40,47 triệu lượt khách, tăng 5% so với 2018. Tuy nhiên, kế hoạch lợi nhuận trên vẫn chưa tính mức tăng lợi nhuận hợp tác kinh doanh phải trả cho Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Ngoài ra tại Đại hội sắp tới, Sasco còn xin ý kiến cổ đông bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống khác (Chi tiết: dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không, dịch vụ cung cấp suất ăn đường sắt).
Trong một diễn biến khác, cuối năm 2018, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề nghị được cùng với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) đầu tư Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Đơn vị đứng ra đầu tư theo đề xuất này là công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương – IPP Group, do ông làm Chủ tịch HĐTV. Đây cũng là lần thứ 2 trong khoảng 1 năm trở lại đây, IPP của Johnathan Hạnh Nguyễn xin tham gia đầu tư vào Nhà ga T3.
Hiện IPP Group là doanh nghiệp nắm trong tay gần 25% số cổ phần tại Sasco.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết Bộ GTVT đã đề xuất Chính phủ giao cho Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) thực hiện xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất. Ảnh: VGP/Khánh Linh.
Được biết, Bộ GTVT đã quyết định đề xuất Chính phủ giao cho Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) thực hiện xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.
“Hiện tại ACV đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi về dự án. Tổng vốn đầu tư cho dự án vào khoảng 11.000 tỷ đồng. Bộ GTVT đã giao cho ACV chuẩn bị hồ sơ trình Chính phủ để xin chủ trương đầu tư trong tháng 4 tới”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho hay.
Theo danviet.vn
Đề xuất giao ACV thực hiện dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Trong buổi tọa đàm "cách nào đẩy nhanh tiến độ mở rộng Tân Sơn Nhất" mới đây, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Đình Thọ cho hay, nếu thực hiện chỉ định thầu cũng phải mất tối thiểu 40 tháng. Do đó, Bộ quyết định đề xuất giao ACV thực hiện dự án này.
Lý giải việc chọn ACV để triển khai dự án, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết ACV là nhà khai thác cảng hàng không đầu tiên và hiện đang quản lý khai thác 21/22 cảng hàng không trên cả nước, ACV có kinh nghiệm nhất, đồng thời có nguồn lực để đầu tư.
"Chúng tôi quyết định đề xuất giao ACV thực hiện dự án này. ACV thực hiện theo hình thức nào, liên danh liên kết với ai là quyền của ACV" ,Thứ trưởng Lê Đình Thọ nói.
Sân bay Tân Sơn Nhất (Tp.HCM) luôn được nhắc đến như một điểm nghẽn về hạ tầng với sự quá tải cả trên trời và mặt đất, cả trong và ngoài sân bay
Chủ tịch HĐQT ACV Lại Xuân Thanh khẳng định, ACV đủ nguồn lực bảo đảm toàn bộ đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không, kể cả Cảng Hàng không Long Thành theo đúng kế hoạch của nhà nước. Cụ thể, hiện nay tiền mặt ACV gửi ngân hàng khoảng 25.000 tỉ đồng. Từ nay đến năm 2025, ACV sẽ tích lũy được khoảng 87.500 tỉ đồng, nhu cầu vốn giai đoạn này khoảng 62.500 tỉ đồng, như vậy sẽ có khoản tích lũy 25.000 tỉ đồng để dành cho Cảng Hàng không Long Thành.
Theo ghi nhận, Sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải trầm trọng và nguy cơ đóng băng thị trường là hiện hữu nếu không sớm hoàn thiện nhà ga T3, song hiện có nhiều ý kiến đề xuất phương thức đầu tư, cách lựa chọn nhà đầu tư khác nhau.
Sân bay Tân Sơn Nhất (Tp.HCM) luôn được nhắc đến như một điểm nghẽn về hạ tầng với sự quá tải cả trên trời và mặt đất, cả trong và ngoài sân bay. Chính phủ đã giao Bộ GTVT trình phương án đầu tư xây dựng nhà ga T3 nhằm nâng công suất thiết kế của nhà ga Tân Sơn Nhất lên 50 triệu hành khách.
Để dự án nhà ga T3 sớm đưa vào hoạt động, hiện có nhiều ý kiến đề xuất phương thức đầu tư, cách lựa chọn nhà đầu tư khác nhau. Vừa qua, Bộ GTVT đã có văn bản đề xuất Chính phủ giao ACV chủ trì thực hiện đầu tư nhà ga T3, sân đỗ máy bay, song hiện có rất nhiều nhà đầu tư tư nhân muốn thực hiện dự án này, có nhà đầu tư cam kết thực hiện trong thời gian ngắn, thậm chí chỉ trong 1 năm.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Phiên 1/3: Giảm mạnh hoạt động giao dịch, khối ngoại bán ròng nhẹ hơn 90 tỷ đồng Khối ngoại vẫn có phiên bán ròng hơn 100 tỷ đồng trên HOSE. Trong khi đó, hoạt động giải ngân diễn ra khá hạn chế trên HNX và UpCoM, chỉ mua ròng lần lượt 5,9 tỷ đồng và 3,1 tỷ đồng. Trên HOSE, khối ngoại chỉ còn thực hiện mua vào 495 tỷ đồng, chiếm 12,2% tổng giá trị giao dịch toàn thị...