SARS-CoV-2 sẽ luôn biến đổi, xuất hiện nhiều biến thể nguy hiểm hơn

Theo dõi VGT trên

Các chuyên gia lo ngại nhiều biến thể SARS-CoV-2 dễ lây lan hơn sẽ xuất hiện khi mùa đông đến gần và thế giới sẽ phải tiếp tục áp dụng các biện pháp chống Covid-19.

SARS-CoV-2 sẽ luôn biến đổi, xuất hiện nhiều biến thể nguy hiểm hơn - Hình 1

Minh họa cấu tạo của virus SARS-CoV-2. Ảnh AFP

Một năm trước, thế giới vẫn lạc quan về đại dịch Covid-19. Các chuyên gia đã có ý tưởng về cách tốt nhất để chống lại virus SARS-CoV-2.

“Nếu chúng ta có một loại vắc xin đạt hiệu quả 70%, kết hợp với các biện pháp phòng dịch, tôi nghĩ chúng ta có thể kiểm soát đại dịch này trong vòng một năm”, DER SPIEGEL dẫn lời nhà miễn dịch học người Mỹ Anthony Fauci vào tháng 8.2020.

Hiện tại, thế giới đã có các loại vắc xin hiệu quả cao và chúng được đưa ra thị trường nhanh hơn nhiều so với mong đợi. Tuy nhiên, SARS-CoV-2 đã khiến những kỳ vọng lạc quan tan biến. Loại virus này đột biến nhiều hơn so với dự đoán, trở nên dễ lây lan hơn và bắt đầu thách thức các loại vắc xin hiện có.

Pfizer, Moderna nói hiệu lực vắc xin giảm dần theo thời gian

Các loại vắc xin hiện có vẫn hiệu quả cao trước việc giúp người mắc Covid-19 tránh nhập viện. Tuy nhiên, với biến thể Delta đang lan khắp thế giới và có tốc độ lây nhiễm cao hơn so với chủng SARS-CoV-2 ban đầu, khả năng giúp tránh nhiễm virus của vắc xin đã giảm xuống.

Làn sóng lây nhiễm mùa đông

Đây chỉ là một lý do khiến hy vọng đạt được miễn dịch cộng đồng của Đức vào mùa thu này tiêu tan. Số bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt ở Đức đang tăng lên một lần nữa. “Nếu không tìm ra cách đẩy mạnh tiêm chủng, làn sóng lây nhiễm thứ tư (làn sóng đang xảy ra) có thể để lại hậu quả tàn khốc”, Giám đốc Lothar Wieler của cơ quan kiểm soát dịch bệnh ở Đức, Viện Robert Koch (RKI), cho biết.

Mùa đông đại dịch thứ hai có thể sẽ là khoảng thời gian khó khăn và chưa ai dám chắc chuyện gì xảy ra tiếp theo vì điều này không chỉ phụ thuộc vào việc chủng ngừa mà còn vào cách virus đột biến.

Nhà dịch tễ học Emma Hodcroft của Đại học Bern (Thụy Sĩ) cho biết rất khó để đưa ra dự đoán chính xác. Bà Hodcroft đang thu thập trình tự bộ gien của virus SARS-CoV-2 trên khắp thế giới để thực hiện dự án Nextstrain. “Tôi không nghĩ rằng chúng ta hiểu về SARS-CoV-2 đủ để dự đoán chắc chắn cách virus sẽ tiến hóa”, DER SPIEGEL dẫn lời bà Hodcroft cho biết.

Virus SARS-CoV-2 tiếp tục sinh ra biến thể, đột biến mới

Nhà khoa học Mary Bushman của Đại học Harvard cũng có cùng quan điểm. “Loại virus này khiến chúng ta ngạc nhiên. Không ai nghĩ rằng khả năng lây lan của virus sẽ tăng cao đến vậy”, bà Bushman nói về biến thể Delta.

Điều này có thể là do biến thể Delta có khả năng nhân lên rất nhanh sau khi lây nhiễm cho vật chủ mới.

Tuy nhiên, trình tự bộ gien của một biến thể mới xuất hiện cho chúng ta rất ít thông tin về đặc tính của các đột biến. Biến thể C.1.2 lần đầu tiên xuất hiện ở Nam Phi vào tháng 5 thoạt nhìn trông rất nguy hiểm vì có đến 44-59 đột biến so với virus SARS-CoV-2 phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Song, hiện tại có vẻ như biến thể C.1.2 sẽ không thể thay thế Delta. “Delta có ít đột biến hơn so với C.1.2, nhưng nó vẫn lấn át được C.1.2″, nhà tin sinh học Tulio de Oliveira của Đại học KwaZulu-Natal ở Durban (Nam Phi), cho biết.

Sẽ có nhiều biến thể nguy hiểm hơn

Điều đó không có nghĩa là Delta sẽ chiếm ưu thế mãi. “Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy nhiều biến thể nguy hiểm hơn Delta vì vẫn còn nhiều người chưa được tiêm chủng trên khắp thế giới”, chuyên gia y tế đồng thời là nghị sĩ Đức Karl Lauterbach dự đoán.

Chuyên gia Bushman của Đại học Harvard đã dùng mô hình để mô phỏng sự xuất hiện của các biến thể virus mới. Kết quả cho thấy các biến thể dễ lây lan hơn có khả năng sẽ thay Delta trở thành biến thể chiếm ưu thế. Cũng theo mô hình của bà Bushman, các biến thể có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin khó chiếm ưu thể, miễn là chúng không lây lan nhanh hơn Delta.

Tuy nhiên, sẽ là ác mộng nếu một biến thể mang hai đặc điểm cùng lúc (lây nhanh hơn Delta và kháng vắc xin) xuất hiện. Bà Bushman cho biết biến thể này sẽ gây “hậu quả nghiêm trọng”. Chỉ có các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt và chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng mới có thể giảm thiểu sự lây lan của biến thể như vậy.

Phủ vắc xin trên 80%, Singapore vẫn từ bỏ chiến lược “zero Covid-19″

Các chuyên gia cũng lo ngại về hậu quả tiêu cực nếu các quy định phòng dịch như bắt buộc đeo khẩu trang bị dỡ bỏ quá sớm. Các biến thể dễ lây lan hơn trong mô phỏng máy tính của bà Bushman lúc này sẽ có cơ hội hoành hành.

“Chỉ tiêm vắc xin thôi chưa đủ để kiểm soát số ca nhiễm, đặc biệt nếu chiến dịch tiêm chủng được triển khai quá chậm”, bà Bushman nói. Các quan chức của Viện Robert Koch ở Đức cũng tin rằng các biện pháp phòng dịch đang áp dụng sẽ phải tiếp tục được duy trì trong thời gian tới.

Việc SARS-CoV-2 có thể đột biến và phát triển đến mức độ nào vẫn là một câu hỏi đối với các nhà khoa học. “Có giới hạn về mức độ lây nhiễm tối đa mà virus có thể đạt được và có lẽ SARS-CoV vẫn chưa tới giới hạn đó. Khả năng lây nhiễm của virus có thể sẽ tiếp tục tăng lên”, bà Hodcroft cho biết.

Và việc dự đoán khả năng vượt qua miễn dịch của virus trong tương lai còn khó hơn. “Với nhiều loại virus, đây là một cuộc chiến không hồi kết. Chúng ta đạt được một mức độ miễn dịch nhất định và virus phải cố gắng chống lại khả năng miễn dịch đó”, bà Hodcroft nói.

Song, việc virus có khả năng thoát miễn dịch đó lây lan không có nghĩa là chúng ta phải chiến đấu lại từ đầu với một loại virus nguy hiểm hơn, bà Hodcroft lưu ý.

Tuy vậy, điều này vẫn có khả năng xảy ra về mặt lý thuyết. “Công chúng quan niệm rằng virus sẽ dần tiến hóa để trở nên ít nguy hiểm hơn và tránh gây hại cho các vật chủ mà chúng dựa vào để lây lan. Đây là quan niệm sai”, giáo sư dịch tễ William Hanage tại Đại học Harvard cho biết. Mức độ nguy hiểm của virus có thể thay đổi.

“Các biến thể cũng có thể vô hiệu hóa những loại vắc xin chúng ta có”, nhà dịch tễ học và chính trị gia Lauterbach nói. Tuy nhiên, những điều này chỉ là suy đoán. Ông Lauterbach bi quan hơn về việc chúng ta vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân Covid-19. Ông cũng dự đoán những ca bệnh nghiêm trọng sẽ tăng vì không vắc xin nào đạt mức độ hiệu quả 100%. “Chúng ta sẽ phải tiếp tục chống chọi với SARS-CoV-2 trong nhiều năm tới”, ông Lauterbach nhận định.

Giới chức y tế Mỹ nêu bí quyết bảo vệ trẻ em dưới 12 tuổi trước COVID-19

Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, đã chia sẻ phương pháp quan trọng người lớn có thể thực hiện để bảo vệ trẻ em dưới 12 tuổi trước COVID-19.

Giới chức y tế Mỹ nêu bí quyết bảo vệ trẻ em dưới 12 tuổi trước COVID-19 - Hình 1
Các em nhỏ tại một trường mẫu giáo ở New York (Mỹ). Ảnh: AP

Kênh CNN (Mỹ) ngày 5/9 dẫn lời ông Fauci nêu rõ: "Cách bạn bảo vệ những đứa trẻ chưa được tiêm vaccine COVID-19 là bao quanh các em với những người đã được tiêm chủng. Họ có thể là người thân, giáo viên, nhân viên trong trường học..."

Theo một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), ngày càng có nhiều trẻ em cần đến phòng cấp cứu và nhập viện ở các tiểu bang có tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 thấp.

Trong khoảng thời gian hai tuần từ giữa đến cuối tháng 8, số trẻ em dưới 17 tuổi nhập viện khẩn cấp ở các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất đã tăng 3,4 lần, còn các bang có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn là tăng 3,7 lần.

Một số tiểu bang đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng. Bang Washington đã ban hành quy định từ tháng 10 mọi giáo viên và nhân viên trường học sẽ phải tiêm vaccine COVID-19.

Lãnh đạo Sở y tế Washington, ông Umair Shah vào ngày 2/9 cho biết có 41% thiếu niên từ 12-15 tuổi đã được tiêm vaccine COVID-19 và gần một nửa trong nhóm từ 16-17 tuổi đã được tiêm đủ 2 liều vaccine.

Tiến sĩ Fauci cũng bổ sung rằng nếu Mỹ muốn trẻ em được đến trường trong năm học này thì mọi người cần phải đeo khẩu trang. Một số khu vực tại Mỹ đã áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trang và tiêm vaccine nhưng nhiều nơi khác lại bỏ qua.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Virus mới ở Trung Quốc có thể lây sang người giống Covid-19, nguy hiểm thế nào?Virus mới ở Trung Quốc có thể lây sang người giống Covid-19, nguy hiểm thế nào?
09:55:01 22/02/2025
Chó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình ThuậnChó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình Thuận
20:06:11 22/02/2025
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: 'Lọc máu mà ngừa được đột quỵ thì tôi thất nghiệp'PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: 'Lọc máu mà ngừa được đột quỵ thì tôi thất nghiệp'
09:57:34 22/02/2025
Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đìnhLoại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình
10:41:55 22/02/2025
Rau dại khiến rắn cũng phải né, có người hái bán mà kiếm bộnRau dại khiến rắn cũng phải né, có người hái bán mà kiếm bộn
19:46:09 22/02/2025
3 dấu hiệu ở mắt cảnh báo ung thư gan3 dấu hiệu ở mắt cảnh báo ung thư gan
09:37:08 22/02/2025
8 loại thực phẩm cần tránh khi bị bệnh gout8 loại thực phẩm cần tránh khi bị bệnh gout
18:46:27 22/02/2025
Cỏ 'nghìn rễ' mọc dại khắp Việt Nam, ở nước ngoài hái bán là ra tiềnCỏ 'nghìn rễ' mọc dại khắp Việt Nam, ở nước ngoài hái bán là ra tiền
09:21:32 22/02/2025

Tin đang nóng

Phát ngôn về chuyện sao kê của mẹ bé Bắp làm dậy sóng MXH giữa lúc tắt tính năng bình luậnPhát ngôn về chuyện sao kê của mẹ bé Bắp làm dậy sóng MXH giữa lúc tắt tính năng bình luận
17:38:17 23/02/2025
Đi xem múa lân, người phụ nữ nhặt được tờ vé số trúng độc đắcĐi xem múa lân, người phụ nữ nhặt được tờ vé số trúng độc đắc
17:00:00 23/02/2025
Hãi hùng hình ảnh 63 "hòn đá" được lấy ra từ bụng bà lão 92 tuổi, nguyên nhân đến từ một thói quen sai lầm khi ăn uốngHãi hùng hình ảnh 63 "hòn đá" được lấy ra từ bụng bà lão 92 tuổi, nguyên nhân đến từ một thói quen sai lầm khi ăn uống
16:39:31 23/02/2025
Đạo diễn Hoàng Nam liên tục đăng tải những bài viết tố cáo bị chèn ép và tấn côngĐạo diễn Hoàng Nam liên tục đăng tải những bài viết tố cáo bị chèn ép và tấn công
15:08:05 23/02/2025
"Em chữa lành được cho thế giới nhưng lại không chữa được cho chính mình": Câu chuyện buồn của cô gái 24 tuổi khiến hàng triệu người tiếc thương"Em chữa lành được cho thế giới nhưng lại không chữa được cho chính mình": Câu chuyện buồn của cô gái 24 tuổi khiến hàng triệu người tiếc thương
16:56:52 23/02/2025
Nằm viện một mình, chàng sinh viên Hà Tĩnh ngỡ ngàng khi nhận mẩu giấy nhắn của cán bộ bệnh việnNằm viện một mình, chàng sinh viên Hà Tĩnh ngỡ ngàng khi nhận mẩu giấy nhắn của cán bộ bệnh viện
18:02:42 23/02/2025
Sao Hoa ngữ 23/2: 'Nam thần màn ảnh' mang theo nhiếp ảnh gia khi đi chùaSao Hoa ngữ 23/2: 'Nam thần màn ảnh' mang theo nhiếp ảnh gia khi đi chùa
14:55:51 23/02/2025
Ca sĩ Hồng Nhung tiết lộ tình hình sức khoẻ sau khi điều trị ung thưCa sĩ Hồng Nhung tiết lộ tình hình sức khoẻ sau khi điều trị ung thư
14:58:44 23/02/2025

Tin mới nhất

Loại quả giúp mắt sáng khỏe, ở Việt Nam có đầy, nhiều người không biết mà mua

Loại quả giúp mắt sáng khỏe, ở Việt Nam có đầy, nhiều người không biết mà mua

20:08:25 23/02/2025
Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng flavonoid trong dâu tằm giúp bảo vệ mắt khỏi sự tấn công của ánh sáng xanh, một yếu tố gây hại cho mắt trong thời đại công nghệ hiện nay.
Cách giảm mỡ máu tự nhiên

Cách giảm mỡ máu tự nhiên

20:04:32 23/02/2025
Tập thể dục buổi sáng là cách tuyệt vời để khởi động quá trình trao đổi chất và cải thiện sức khỏe tim mạch. Hoạt động thể chất có thể làm tăng HDL của bạn. Đây là cholesterol tốt . Hãy đặt mục tiêu hoạt động thể chất 30 phút vào hầu hế...
Thực phẩm hồi phục sức khỏe

Thực phẩm hồi phục sức khỏe

08:35:03 23/02/2025
Người bệnh cúm cũng cần tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ. Bởi, những thực phẩm này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Đối với sữa, lactose - một hợp chất trong đồ uống này, có thể khó tiêu.
Chế độ ăn cho người mắc Hội chứng QT kéo dài

Chế độ ăn cho người mắc Hội chứng QT kéo dài

08:30:40 23/02/2025
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và loại Hội chứng QT kéo dài, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn uống phù hợp. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung vitamin và khoáng chất để đảm bảo cân bằng điện giải.
Ăn nhiều chất xơ giúp giảm cân được không?

Ăn nhiều chất xơ giúp giảm cân được không?

08:18:34 23/02/2025
Chất xơ không chỉ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột, một số chất xơ còn được đưa vào chế độ ăn giảm cân
10 siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng, chống lão hóa tốt nhất

10 siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng, chống lão hóa tốt nhất

08:12:51 23/02/2025
Quả óc chó là nguồn axit béo omega-3 tuyệt vời, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và não bộ. Chúng cũng chứa chất chống oxy hóa, hợp chất chống viêm có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, hỗ trợ chức năng nhận thức tổng thể.
Người bệnh tim mạch, đái tháo đường... nên uống thuốc vào giờ nào là tốt nhất?

Người bệnh tim mạch, đái tháo đường... nên uống thuốc vào giờ nào là tốt nhất?

08:04:05 23/02/2025
Cơ thể sản xuất nhiều cholesterol hơn vào ban đêm, do đó các thuốc như simvastatin và pravastatin thường khuyên dùng vào buổi tối. Tuy nhiên, các loại statin khác bị cơ thể phân hủy chậm hơn có thể uống vào buổi sáng.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bỏ bữa sáng?

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bỏ bữa sáng?

08:02:08 23/02/2025
Khi bỏ bữa, dịch vị dạ dày vẫn được tiết ra nhưng không có thức ăn để trung hòa. Axit trong dịch vị có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.
Từ triệu chứng dễ bị bỏ qua, người đàn ông phát hiện mất nửa não

Từ triệu chứng dễ bị bỏ qua, người đàn ông phát hiện mất nửa não

07:58:11 23/02/2025
Sau khi các bác sĩ tạo đường dẫn lưu mới cho chất dịch, người đàn ông này đã hồi phục hoàn toàn. Nhưng các lần chụp cắt lớp tiếp theo cho thấy không có thay đổi nào về kích thước não của anh.
Những lợi ích bất ngờ từ nước vo gạo

Những lợi ích bất ngờ từ nước vo gạo

07:50:18 23/02/2025
Sau khi bị ốm hoặc hoạt động thể chất mạnh, cần bù nước đúng cách. Nước gạo có thể cân bằng điện giải tự nhiên, là lựa chọn lý tưởng cho việc bù nước. Chất lỏng giúp cơ thể khôi phục lượng nước và khoáng chất bị mất, ngăn ngừa mất nước ...
Thực phẩm này kết hợp với tỏi sẽ gây ra độc tố cực nguy hiểm

Thực phẩm này kết hợp với tỏi sẽ gây ra độc tố cực nguy hiểm

06:05:21 23/02/2025
Lúc bụng đang đói mà ăn tỏi hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Điều này là do chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong...
Lợi ích sức khỏe không ngờ từ thịt lươn

Lợi ích sức khỏe không ngờ từ thịt lươn

06:00:43 23/02/2025
Một số nghiên cứu cho thấy Omega-3 có thể có tác dụng hỗ trợ điều trị trầm cảm và các rối loạn tâm lý khác. Omega-3 giúp điều chỉnh sự cân bằng hóa học trong não, giảm triệu chứng trầm cảm và lo âu.

Có thể bạn quan tâm

1 Hoa hậu Việt Nam có động thái y hệt Phương Nhi: Rục rịch kết hôn với thiếu gia?

1 Hoa hậu Việt Nam có động thái y hệt Phương Nhi: Rục rịch kết hôn với thiếu gia?

Sao việt

20:46:01 23/02/2025
Theo đó, Hoa hậu Việt Nam xác nhận đã có định hướng mới, dù không còn hoạt động ở công ty nhưng sẵn sàng hỗ trợ những công việc và dự án sau này.
Công an bắt kẻ cướp giật điện thoại ở Tân Bình chỉ sau 8 giờ

Công an bắt kẻ cướp giật điện thoại ở Tân Bình chỉ sau 8 giờ

Pháp luật

20:29:47 23/02/2025
Ngày 23.2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) đang tạm giam Đặng Quang Vinh (46 tuổi, ở H.Bình Chánh) để điều tra về hành vi cướp giật tài sản
Uông Tiểu Phi đã đón 2 con về Bắc Kinh, mẹ Từ Hy Viên quyết đòi rể cũ trả món nợ 900 tỷ đồng?

Uông Tiểu Phi đã đón 2 con về Bắc Kinh, mẹ Từ Hy Viên quyết đòi rể cũ trả món nợ 900 tỷ đồng?

Sao châu á

20:02:56 23/02/2025
Truyền thông Đài Loan (Trung Quốc) trong tháng này liên tục đưa tin xoay quanh sự ra đi đột ngột của Từ Hy Viên cũng như cuộc chiến tranh giành tài sản trong gia đình cố diễn viên.
Một nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông ở Sơn La được xuất viện

Một nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông ở Sơn La được xuất viện

Tin nổi bật

20:01:01 23/02/2025
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết sẽ nỗ lực cứu chữa cho các bệnh nhân, đảm bảo họ nhận được sự chăm sóc y tế tốt nhất; phối hợp với các tổ chức từ thiện để hỗ trợ những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn.
Một công nhân bị thương khi ngọn lửa bùng cháy dữ dội tại trung tâm tái chế

Một công nhân bị thương khi ngọn lửa bùng cháy dữ dội tại trung tâm tái chế

Thế giới

19:55:06 23/02/2025
Một nạn nhân được cho là công nhân tại nhà máy đã được đưa đến bệnh viện để điều trị ngạt khói và bỏng. Trong quá trình xảy ra sự cố, người dùng thiết bị di động đã nhận được cảnh báo qua tin nhắn khuyên họ tránh xa khu vực này.
Châu Lê Thu Hằng phối trang phục màu sắc đầy ấn tượng

Châu Lê Thu Hằng phối trang phục màu sắc đầy ấn tượng

Phong cách sao

19:50:14 23/02/2025
Fashionista Châu Lê Thu Hằng, cựu tiếp viên hàng không hiện sống và làm việc tại Mỹ, gây chú ý với loạt ảnh phối đồ ấn tượng, đầy màu sắc.
Cặp đôi 'đũa lệch' tình yêu ngọt ngào của showbiz, có 'ông cháu' chênh 53 tuổi

Cặp đôi 'đũa lệch' tình yêu ngọt ngào của showbiz, có 'ông cháu' chênh 53 tuổi

Sao âu mỹ

19:37:06 23/02/2025
Tình yêu trong giới Hollywood luôn là chủ đề nóng, nhất là khi các cặp đôi có sự chênh lệch lớn về tuổi tác. Có đôi hơn nhau tới 53 tuổi.
Dự án Netflix của Park Bo Young - Choi Woo Sik thất bại thảm hại

Dự án Netflix của Park Bo Young - Choi Woo Sik thất bại thảm hại

Hậu trường phim

19:18:24 23/02/2025
Sở hữu hai ngôi sao hàng đầu của màn ảnh Hàn là Park Bo Young và Choi Woo Sik nhưng Melo Drama không thể lọt vào BXH toàn cầu của Netflix.
Lamine Yamal khoe bàn chân đẫm máu, mỉa mai đối thủ chơi xấu

Lamine Yamal khoe bàn chân đẫm máu, mỉa mai đối thủ chơi xấu

Sao thể thao

19:12:37 23/02/2025
Tiền đạo của Barca, Lamine Yamal, đã khoe chân đẫm máu sau trận thắng Las Palmas. Anh không hiểu tại sao trọng tài Cordero Vega không phạt hành động phạm lỗi của cầu thủ đối phương.
Xét nghiệm ADN, cô gái đau khổ phát hiện bí mật của gia đình

Xét nghiệm ADN, cô gái đau khổ phát hiện bí mật của gia đình

Netizen

18:02:40 23/02/2025
Một cô gái có tài khoản là mybabylasko , đến từ Mỹ, chia sẻ câu chuyện của mình trên diễn đàn Reddit có chủ đề Câu chuyện kinh hoàng của bạn từ việc xét nghiệm ADN .
Người phụ nữ trung niên 52 tuổi chia sẻ 9 bí quyết nhà bếp, dân tình tấm tắc: Tuyệt đỉnh tư duy!

Người phụ nữ trung niên 52 tuổi chia sẻ 9 bí quyết nhà bếp, dân tình tấm tắc: Tuyệt đỉnh tư duy!

Sáng tạo

17:04:58 23/02/2025
Những mẹo nhỏ này không phải là cách tốt nhất nhưng chắc chắn giúp bạn xử lý nhanh những lúc cấp bách, làm việc bếp núc nhẹ nhàng hơn hẳn.