Sarkozy và Hollande tái tranh cử tổng thống Pháp, dân không hài lòng
Với việc hai ứng cử viên Tổng thống Pháp là Nicolas Sarkozy và Francois Hollande bắt đầu khẳng định sức mạnh của mình trong nội bộ đảng, chiến dịch bầu cử năm 2017 sẽ lại giống như năm 2012.
Điều đáng nói là, 3/4 người Pháp không muốn Tổng thống đương nhiệm hay người tiền nhiệm tiếp tục tranh cử nữa, theo một khảo sát được đăng trên báo. Điều này có thể khiến số phiếu bầu cho đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia của Pháp tăng lên, trong khi số người tham gia bỏ phiếu sẽ giảm xuống và tỉ lệ tín nhiệm cũng sẽ bị yếu đi cho dù ai là người thắng cử.
Tổng thống Pháp Francois Hollande chào đón người tiền nhiệm Nicolas Sarkozy.
Là một nhân vật gây tranh cãi, sau khi thất bại trước Tổng thống Hollande, ông Sarkozy đã trở lại lãnh đạo đảng UMP vào cuối năm ngoái với hi vọng sẽ đánh bại đối thủ chính trong đảng là cựu thủ tướng Pháp Alain Juppe. Ông này sẽ 71 tuổi vào thời điểm cuộc tranh cử bắt đầu.
Ông Sarkozy chính thức khẳng định rằng mình sẽ quay trở lại chính trường trong một hội thảo cuối tuần qua với nhiều người hô vang tên ông sau khi ông nhận được 80% phiếu thuận cho kế hoạch đổi tên đảng thành “Đảng Cộng hòa”.
Trong khi đó, vài ngày trước, ông Hollande, vốn bị coi là Tổng thống Pháp ít được ưa thích nhất trong lịch sử và ngay cả trong đảng Xã hội ông cũng gặp phải nhiều sự cạnh tranh, bất ngờ được các thành viên trong đảng ủng hộ các chính sách của ông theo kết quả bỏ phiếu trước khi họp đảng vào ngày 5 – 7/6 sắp tới.
Video đang HOT
Ngay cả những người gay gắt nhất trong đảng của ông cũng thừa nhận rằng những ý kiến phản đối chính sách ngày càng ôn hòa của ông đã dần cạn kiệt, cộng với việc những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Pháp trì trệ bắt đầu tăng trưởng trở lại đã xuất hiện.
“Đã đến lúc phải tiến về phía trước. Những người ủng hộ đã cho thấy rằng họ không ủng hộ những người ăn không ngồi rồi”, bà Karine Berger, một nghị sĩ thuộc đảng Xã hội cho biết.
Bà và những người khác trong đảng đều khẳng định rằng hiện nay việc chọn ra người sẽ tranh cử chính trong đàng cho năm 2017 không còn nhiều ý nghĩa, thay vào đó họ sẽ để ông Hollande có quyền quyết định tham gia tranh cử.
Dù vậy, nhiều sự kiện khác nhau vẫn có thể xảy ra trong hai năm tới. Ông Sarkozy còn phải đối mặt với những người dân theo chủ nghĩa ôn hòa, những người này ủng hộ ông Alain Juppe. “Nicolas Sarkozy có đảng của mình, còn tôi có ý kiến của công chúng”, ông Juppe trả lời trước các hãng truyền thông Pháp.
Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh của ông Sarkozy cũng phụ thuộc vào kết quả của những cuộc điều tra nhằm vào ông và những người thân cận trước đây. Ông phủ nhận bất kỷ hành vi sai trái nào và thề sẽ chống lại những hoạt động “có động cơ chính trị” nhằm gây ảnh hưởng xấu tới ông.
Nếu cả Hollande và Sarkozy không thể thuyết phục người dân của mình, điều đó có thể nâng cao cơ hội cho những người khác trong đảng hay là những đảng cực đoan của Pháp.
Một người trong số đó có thể được lợi từ những cử tri đã chán với việc thiếu những gương mặt mới, đó là lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia Marine Le Pen.
Bà Le Pen đã nhận được số phiếu bàu đáng kinh ngạc là 18% trong vòng bầu cử đầu tiên trong năm 2012 và dự kiến theo một khảo sát ý kiến, bà sẽ lọt vào vòng hai trong kỳ tranh cử sắp tới, mặc dù khả năng chiến thắng của bà rất ít.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo Infonet
Con tin Pháp bị bắt tại Yemen cầu cứu tổng thống Hollande
Bộ Ngoại giao Pháp vừa xác nhận đoạn video quay cảnh nữ con tin người Pháp bị bắt giữ tại Yemen cầu cứu Tổng thống Francois Hollande.
Shereen Makawi (trong ảnh, bên trái) và Isabelle Prime (trong ảnh, bên phải) bị bắt vào ngày 24.2 tại Sanaa, Yemen - Ảnh: AFP
Con tin này tên Isabelle Prime, 30 tuổi, bị bắt giữ từ ngày 24.2 tại thủ đô Sanaa, Yemen cùng người phiên dịch của mình là Shereen Makawi. Cô Prime làm cố vấn cho dự án đầu tư phát triển xã hội tại Yemen. Thông dịch viên Makawi được thả vào cuối tháng 3, theo nhật báo Ouest France.
Trong đoạn video, cô Prime mặc đồ màu đen, bị bắt quỳ gối ở một vùng sa mạc, với khuôn mặt được Ouest France mô tả là "mệt mỏi". "Ông Hollande và ông Hadi (Tổng thống Yemen, ông Abd Rabbuh Mansur Hadi), tên tôi là Isabelle, tôi bị bắt từ 10 tuần trước tại Sanaa, Yemen. Xin hãy nhanh đưa tôi về Pháp vì tôi rất, rất mệt mỏi", cô Prime nói bằng tiếng Anh.
Hiện vẫn chưa có tổ chức nào nhận trách nhiệm vụ bắt cóc. Đoạn video này xuất hiện trên YouTube lần đầu tiên vào ngày 4.5, theo Reuters.
Bộ Ngoại giao Pháp ngày 1.6 thông báo rằng tất cả các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được huy động để giải thoát cho cô Prime, theo Le Monde.
Trong vài năm gần đây, các băng nhóm tại Trung Đông thường bắt giữ con tin người nước ngoài và yêu cầu chính phủ các nước này trả tiền chuộc. Yemen cũng là một trong những căn cứ của các nhóm hoạt động mạnh mẽ nhất thuộc al-Qaeda, tổ chức khủng bố thường bán các con tin mà chúng bắt được, theo Reuters.
Tình hình tại Yemen đã trở nên phức tạp từ vài tháng gần đây. Tổng thống Hadi đã phải chạy sang Ả Rập Xê Út hồi tháng 3 sau sự tấn công của lực lượng nổi dậy Houthi về phía thành phố Aden, nơi trú ngụ của ông Hadi. Houthi cũng đang chiếm đóng thủ đô Sanaa kể từ tháng 9.2014.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Tổng thống Pháp kêu gọi Mỹ dỡ bỏ cấm vận chống Cuba Ngày 11-5, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã kêu gọi Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Cuba vì chúng đã gây nên "quá nhiều thiệt hại" đối với nước này. Ông Hollande đưa ra tuyên bố như vậy trong bài phát biểu tại Đại học Havana, với sự tham dự của Phó Chủ tịch Cuba Miguel Diaz...