Sắp xét xử vụ tranh chấp lao động tại trường ĐH Hùng Vương TPHCM
Sáng ngày 2/11, TAND quận 5, TPHCM sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” giữa nhân viên, giảng viên với Trường ĐH Hùng Vương TPHCM.
Trước đó, vụ kiện đã được Toà thụ lý từ ngày 29/6/2016 nhưng tạm hoãn đến nay.
Theo thông báo của TAND quận 5, phiên xét xử giữa nguyên đơn là ông Tôn Thất Hoài và bị đơn là Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM do hiệu trưởng Đỗ Văn Xê, người đại diện theo pháp luật của trường sẽ diễn ra sáng 2/11.
Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM cử người đại diện theo ủy quyền là ông Nguyễn Văn Bé Ba tham dự các phiên xét xử này. Vụ án được xét xử công khai.
Trường ĐH Hùng Vương TPHCM hiện có trụ sở ở Quận 5, TPHCM
Vụ việc này xuất phát khi ngày 14/3/2016, ông Đặng Thành Tâm, nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị Trường Đại học Hùng Vương TPHCM (thời điểm đó ông Tâm hết nhiệm kỳ 15/06/2015-PV) đã ký 25 quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với các cán bộ, nhân viên, giảng viên của trường. Đây là những người không đồng ý ký thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo thông báo trước đó của nhà trường đã bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo 25 quyết định trên, tất cả cán bộ giảng viên này sẽ thôi việc từ ngày 4/4/2016. Các quyền lợi khi thôi việc gồm: tiền lương nhà trường thanh toán đến ngày 3/4/2016; các chế độ bảo hiểm nhà trường đóng hết tháng 4/2016; trợ cấp thôi việc (thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính từ tháng bắt đầu làm việc của cán bộ, giảng viên đến ngày 31/12/2008), mức bình quân sáu tháng trước khi nghỉ và trợ cấp thôi việc được hưởng (tùy người).
Tháng 3/2016, nhiều cán bộ, giảng viên bức xúc với những quyết định của lãnh đạo nhà trường và phản ánh với các cơ quan báo chí
Video đang HOT
Cán bộ, giảng viên này cho rằng nhà trường tính không chính xác, cắt xén trợ cấp theo quy chế hoạt động nhà trường đối với người lao động.
Cán bộ, giảng viên không đồng ý vì nhà trường tính không chính xác, cắt xén quyền lợi, trợ cấp theo quy chế hoạt động nhà trường đối với người lao động.
Theo nhóm giảng viên này, tại thời điểm đó, nhà trường thông báo sẽ chuyển cán bộ, giảng viên trường sang Công ty cổ phần đầu tư phát triển Trường ĐH Hùng Vương là không hợp lý vì cán bộ, giảng viên trường đại học sang công ty xây dựng sẽ làm gì. Thời điểm đó ông Đặng Thành Tâm không còn là Chủ tịch HĐQT trường ĐH Hùng Vương TPHCM đồng thời không có tư cách pháp lý để thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với họ. Về pháp lý thì thẩm quyền này phải là của hiệu trưởng nên các giảng viên đã khởi kiện ra tòa.
Trước đó, vào tháng 12/2017 Toà án đã thông báo đưa ra xét xử vụ kiện nay, nhưng sau đó đã thông báo tạm hoãn.
Được biết, trước đây, bà Tạ Thị Kiều An, nguyên phó hiệu trưởng thường trực Trường ĐH Hùng Vương TPHCM từng có văn bản gửi TAND Quận 5, TPHCM xin tạm đình chỉ vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động này.
Hiện tại, PGS.TS Đỗ Văn Xê được bổ nhiệm làm hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TPHCM nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Trước đó, trường ĐH này từng trải qua những giai đoạn “sóng gió”, năm 2012, Bộ GD-ĐT đã ra quyết định ngừng tuyển sinh do “mất đoàn kết nghiêm trọng trong bộ máy lãnh đạo dẫn đến mất khả năng điều hành hoạt động của nhà trường, mâu thuẫn nội bộ kéo dài ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường và môi trường giáo dục”.
Tháng 3/2016, trường lại tiếp tục xảy ra những mâu thuẫn giữa giảng viên với lãnh đạo trường. Đầu năm 2017, trường được Bộ GD-ĐT cho phép tuyển sinh trở lại.
Lê Phương
Theo Dân trí
Đắk Lắk đốc thúc chấm dứt hợp đồng với hàng trăm giáo viên
UBND tỉnh Đắk Lắk có văn bản yêu cầu huyện Krông Pắk và các ngành khẩn trương hoàn thành việc chấm dứt hợp đồng với những giáo viên hợp đồng dôi dư trên địa bàn.
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo việc thực hiện kết luận Thanh tra Chính phủ về phương án chấm dứt hợp đồng hơn 500 giáo viên dôi dư tại huyện Krông Pắk.
Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, trong số 578 giáo viên hợp đồng tại huyện Krông Pắk, 370 trường hợp có vị trí hợp đồng lao động, 208 trường hợp không có vị trí tuyển dụng.
Sau kỳ thi ngày 18/6, có 28 thí sinh đang hợp đồng lao động trúng tuyển. Như vậy, 550 giáo viên hợp đồng còn lại sẽ bị chấm dứt hợp đồng.
Về phương án với số giáo viên có vị trí xét tuyển, UBND tỉnh sẽ tổ chức rà soát, phân loại hợp đồng và chi trả trợ cấp giáo viên đúng quy định (hoàn thành trong tháng 8).
Một giáo viên bật khóc khi nghe tin chấm dứt hợp đồng. Ảnh: Minh Quý.
Riêng với nhóm giáo viên hợp đồng không có vị trí xét tuyển trên cơ sở cân đối ngân sách, huyện chủ động xây dựng phương án hỗ trợ cho giáo viên để chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định (thời gian tiến hành chi trả các khoản trợ cấp, hỗ trợ hoàn thành trong tháng 10).
Cũng theo UBND tỉnh Đắk Lắk, đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, được dư luận quan tâm; việc xử lý cần khéo léo và tạo được sự đồng thuận của các tổ chức, cá nhân liên quan; tránh dư luận không tốt, tạo cơ hội cho thế lực thù địch lợi dụng, gây phức tạp tình hình nên không thể giải quyết dứt điểm trong thời gian ngắn.
"UBND tỉnh đang đôn đốc UBND huyện Krông Pắk và các ngành khẩn trương hoàn thành việc chấm dứt hợp đồng với các giáo viên hợp đồng trên địa bàn và sẽ báo cáo Thanh tra Chính phủ ngay khi có kết quả", văn bản nêu.
Liên quan đến việc kiểm điểm trách nhiệm Giám đốc Sở Nội vụ và Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk vì những sai phạm nêu trên, UBND tỉnh đã kiểm điểm đối với ông Miên Klơng, Giám đốc Sở Nội vụ.
Qua đó, yêu cầu ông Miên Klơng nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm vì đã "thanh tra, kiểm tra nhưng không phát hiện sai phạm về hợp đồng lao động tại UBND huyện Krông Pắk, để xảy ra trong thời gian dài, không kịp thời tham mưu UBND tỉnh có phương án xử lý".
Các giáo viên nghe UBND huyện Krông Pắk thông báo chấm dứt hợp đồng. Ảnh: Minh Quý.
Đối với ông Y Suôn Byă - Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ra quyết định thi hành kỷ luật với hình thức khiển trách.
Trước đó, Zing.vn đưa tin từ năm 2011-2016, UBND huyện Krông Pắk ký hợp đồng với trên 500 giáo viên. Cụ thể, ông Nguyễn Sỹ Kỷ, Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk giai đoạn năm 2011-2015, ký hơn 400 hợp đồng lao động dù giáo viên của huyện đã dư thừa.
Đến năm 2016, ông Y Suôn Byă giữ chức Chủ tịch UBND huyện ký tuyển dụng thêm 197 hợp đồng giáo viên, nhân viên trường học dù trước đó Thanh tra tỉnh đã đề nghị địa phương phải khắc phục việc tuyển dụng dư thừa từ thời chủ tịch huyện trước.
Giáo viên Đắk Lắk tố hiệu trưởng 'ăn chặn' tiền lương
Bảy giáo viên hợp đồng tại trường THCS Ngô Mây (huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) tố hiệu trưởng "ăn chặn" tiền lương trong nhiều tháng liền.
Đắk Lắk
Tây Nguyên
Theo Zing
Vợ chồng giết chủ nợ phi tang xác ở Đà Nẵng lãnh án tử hình, chung thân Oanh vay mượn của bà Nga số tiền 170 triệu đồng, nhưng không có khả năng trả. Hai vợ chồng liền lên kế hoạch giết chủ nợ rồi phi tang xác để xóa nợ. Hai vợ chồng Dũng - Oanh tại phiên tòa lưu động sáng 29.9. Ngày 29.9, tại chung cư C2 đường Dương Vân Nga (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), TAND...