Sắp xếp nhà bếp thế nào để hợp phong thủy?
Theo phong thủy, bếp tượng trưng cho sức khỏe và của cải, vừa là nơi tụ khí, vừa tạo ra sinh khí. Vậy cần sắp xếp nhà bếp như thế nào để đem lại sức khỏe và tài lộc cho gia chủ?
Nhà bếp đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người. Đây là nơi chế biến thực phẩm nuôi sống và tạo ra sức khỏe cho người trong nhà, từ đó mà nâng cao hiệu suất công việc. Vì vậy, trong xã hội hiện đại ngày nay, người ta không còn coi bếp là “khu phụ” nữa mà rất chú ý đến việc bố trí, trang bị cho nhà bếp vừa thoải mái, thuận tiện, vừa hiện đại.
Nhiều người có khả năng tài chính dư dả đã không tiếc tiền “đầu tư” cho nhà bếp. Tuy nhiên, đẹp và hiện đại là một chuyện; còn có hợp phong thủy hay không lại là chuyện khác. Không ít người bỏ tiền trang bị cho phòng bếp rất hoành tráng nhưng lại bố trí thất cách, dẫn đến của cải ngày một tiêu tán mà sức khỏe thì cũng giảm sút theo…
Khu vực nhà bếp ngày càng được coi trọng trong kiến trúc nhà hiện đại
Vậy, sắp xếp trong nhà bếp như thế nào để hợp phong thủy?
Tránh bếp bị “sấp bóng”
Trong phong thủy, bếp đại diện cho của cải. Vì vậy, nhà phong thủy rất quan tâm đến bếp đun (lò nấu, bếp than, bếp điện, bếp dầu, bếp ga…) và vị trí người nấu nướng (đầu bếp).
Trước hết, vị trí bếp đun phải được chiếu sáng tốt, đủ ánh sáng và khi đứng nấu không bị sấp bóng. Như vậy thì Thần Bếp, tượng trưng là lửa, mới vượng và sinh khí lưu chuyển dễ dàng.
Bếp đun phải được đặt ở vị trí đủ ánh sáng và người đứng đun nấu không bị “sấp bóng”
Vị trí của lò nấu cũng cần phải đặt như thế nào để khi nấu nướng, người đầu bếp có thể dễ dàng quan sát được người ra vào bếp để tránh bị “giật mình” và tránh bị “dòm ngó”. Nếu không thì sức khỏe, sự sung túc và cả các quan hệ cá nhân người trong nhà sẽ bị ảnh hưởng… Trong một nhà hàng, nếu người bếp trưởng bị giật mình có thể ảnh hưởng đến mọi thứ, từ chất lượng các món ăn đến thái độ của người phục vụ và sự hài lòng của khách hàng.
Xét trên thực tế, đủ ánh sáng cho bếp đun là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp ta quan sát rõ ràng thực phẩm khi nấu nướng để bảo đảm chất lượng món ăn. Mặt khác, người đầu bếp cũng cần tập trung tâm trí vào công việc.
Do đó, bếp lại cần có sự kín đáo nhất định, vì nếu có tác động đột ngột, bất ngờ sẽ khiến họ giật mình và điều đó ảnh hưởng đến thức ăn (nhất là trong khi đang pha chế các gia vị), thậm chí có thể xảy ra tại nạn. Ví như khi đang thái rau, nếu bị giật mình có thể làm đứt tay, hoặc khi đang đun chảo mỡ nóng, nước sôi… có thể gây bỏng hoặc hỏa hoạn…
Video đang HOT
Bếp đun phải được bố trí nơi đủ ánh sáng
Phong thủy cũng quan niệm rằng, người nấu bếp phải được làm việc ở nơi thoáng đãng, rộng rãi. Bếp đun nếu đặt trong góc quá chật sẽ làm trở ngại cho thao tác người nấu và nguồn khí lưu chuyển, gây hại cho sức khỏe, tài lộc.
Sự thịnh vượng liên quan đến số lượng bếp đun
Theo phong thủy, bếp lò cũng tượng trưng cho tình trạng tài chính khá giả trong gia đình. Vì vậy, cần giữ bếp sạch sẽ và làm việc đều đặn, giữ cho bếp luôn đỏ lửa để duy trì vượng khí trong nhà, như thế tiền của sẽ vào nhà dễ dàng. Nếu bếp khó cháy có nghĩa công việc làm sẽ gặp nhiều trở ngại, hay bị phá ngang.
Cũng theo quan niệm của phong thủy, gia đình thịnh vượng hay không, có liên quan đến số lượng bếp nấu nhiều hay ít. Nếu ta sử dụng nhiều bếp, thì tiền bạc cũng nảy nở thêm. Chính vì thế, khi mua bếp ga, bếp điện, bếp từ tối thiểu cũng nên mua bếp đôi, hết sức hạn chế mua bếp đơn. Thậm chí nếu bếp rộng rãi có thể mua loại 3 – 4 bếp đun hoặc nhiều hơn, nếu là bếp điện, bếp từ có thêm lò nướng nữa càng tốt.
Số lượng bếp đun tượng trưng cho của cải
Trong trường hợp không tuân thủ được những nguyên tắc trên, như vị trí đặt bếp chật chội, người đứng nấu quay lưng ra cửa, số lượng bếp lò ít…, nhà phong thủy khuyên người ta đặt gương hay kim loại trắng trên tường sau dãy lò để “nhân” đôi số bếp lên và “mở rộng” không gian cho khí dễ lưu chuyển. Đồng thời, người nấu bếp sẽ không giật mình khi có người vào bếp nhờ hình ảnh phản chiếu qua gương.
Nếu lò nấu nhìn vào một vách tường có cửa sổ sẽ ảnh hưởng không tốt đến đầu bếp. Trong trường hợp này, hãy đặt gương phản chiếu ra cửa bếp hay treo một chiếc khánh hoặc một quả thủy tinh cầu giữa dãy bếp và cửa ra vào để hóa giải./.
Mẹo phong thủy giúp thân tâm bình an trong mùa dịch bệnh
Theo các chuyên gia phong thủy, sự mất cân bằng âm dương trong nhà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy làm thế nào để giúp ngôi nhà có đầy sinh khí, sức khỏe dồi dào?
Lối vào nhà và cửa chính
Đây là yếu tố hàng đầu mang lại sinh khí cho ngôi nhà. Chính vì thế, trước tiên cần phải quan tâm đến việc bố trí và thiết kế cửa, vì cửa là nơi đón và thoát khí.
Từ xưa tới nay người Việt vẫn ưa thích cửa nhà quay về hướng Nam hoặc hướng Đông Nam để đón luồng gió lành và hưởng không khí thoáng đãng. Nếu đã chọn được hướng tốt thì phía trước cửa chính không nên có vật cản trở như cây to, cột điện để dòng khí được vận chuyển một cách thuận lợi vào nhà.
Cửa chính mang lại sinh khí cho ngôi nhà của bạn.
Trong trường hợp hướng nhà không tốt, nhiều gia đình đã chọn trồng cây cảnh hay để hòn non bộ ở phía kia của cửa chính làm vật cản giảm bớt ảnh hưởng của luồng khí độc và tạo ra sự đối xứng.
Tỷ lệ giữa cửa chính và cửa phụ cũng là điều cần phải lưu tâm. Cửa chính phải to hơn cửa phụ (cửa hông) vì nếu ngược lại có nghĩa là khí thoát đi sẽ nhiều hơn khí vào - nhà sẽ bị mất nhiệt dẫn đến không khí lạnh lẽo, dễ sinh bệnh tật.
Các cửa (các loại cửa đi và cửa sổ) trong nhà không nên bố trí theo một đường thẳng dẫn đến các không khí vẫn chuyển theo đường thẳng tạo thành luồng gió lùa mạnh không tốt cho sức khỏe.
Khi các cửa được bố trí lệch nhau thì luồng khí sẽ tản đều trong phòng của bạn và mọi ngóc ngách trong phòng đều thoáng mát. Trong trường hợp các cửa được bố trí thẳng nhau, bạn nên đặt một vật trang trí làm vật cản để tản khí trong phòng.
Cầu thang và giếng trời
Cầu thang và giếng trời là yếu tố lưu thông dòng khí theo phương thẳng đứng của ngôi nhà. Đôi khi cầu thang và giếng trời được kết hợp với nhau tạo thành một khoảng không gian thông thoáng để lấy sáng, tạo sinh khí mới cho sức khỏe con người.
Giếng trời phải thoáng, sạch sẽ, không nên quá sâu, tốt nhất là hình vuông thuận lợi cho việc lưu thông không khí. Nên ốp những loại gạch trang trí dễ lau chùi và không hút ẩm ở giếng trời để thuận tiện cho việc dọn vệ sinh trách ẩm mốc ảnh hưởng tới không khí và sức khỏe toàn khu nhà. Nhất là trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, việc này là điều đại kị.
Tương tự như vậy, cầu thang cũng nên rộng rãi, sáng sủa, đi lại thoải mái. Cầu thang hình cánh cung sẽ giúp cho việc vận chuyển khí được dễ dàng hơn đồng thời cũng làm không gian nhà bạn mềm mại độc đáo hơn, tuy nhiên nó cũng chiếm diện tích và phức tạp về mặt kỹ thuật.
Phòng ngủ thông thoáng
Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi nên giường ngủ tuyệt đối không để gần các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính... Tránh kê các đồ vật nhiều góc nhọn, nặng nề hay kim loại trong phòng. Nên trang trí giản tiện nhất có thể. Giường ngủ không bố trí đặt dưới xà nhà, đối diện phòng vệ sinh. Đặc biệt tránh bố trí gương soi đối diện giường ngủ cũng như tư thế nằm duỗi chân thẳng về phía cửa.
Phòng ngủ thông thoáng giúp cho giấc ngủ của bạn ngon và sâu hơn.
Dùng ánh sáng đèn
Trong nguyên tắc chiếu sáng phong thuỷ gia chủ nên chú ý về việc dùng đèn chiếu ánh sáng ở bất kì khu vực nào trong ngôi nhà có năng lượng âm. Trong phong thủy, ánh sáng tượng trưng cho năng lượng dương, gia chủ nên chú ý luôn giữ cho ngôi nhà được sáng sủa, đặc biệt vào ban đêm nhằm tạo sự cân bằng tốt trong nhà.
Vì thế, dùng đèn tròn để chiếu sáng trong phong thủy là tốt nhất, vì hình dạng của nó tượng trưng cho chu kỳ vô tận của vận may. Nếu chân đèn màu đỏ thì càng tốt hơn vì màu đỏ là màu dương, mang lại may mắn.. Chú ý rằng đèn chiếu không nên quá sáng vi nó phát ra năng lượng dương quá mức và không tốt cho gia đình bởi cốt lõi của việc điều chỉnh theo phong thủy là nhằm tạo ra sự cân bằng.
Dọn dẹp đồ cũ
Đây có thể là giải pháp tạm thời nhưng nó sẽ giúp mang đến sinh khí tươi mới cho căn nhà gia chủ lẫn nâng cao tinh thần, sức khỏe cho những thành viên sống trong ngôi nhà đó.
Tạo sinh khí cũng có nghĩa là loại bỏ những vật dụng không cần đến, làm sạch bụi bẩn và những đồ không cần thiết trong ngôi nhà.
Sau khi thực hiện công đoạn này, gia chủ sẽ cảm nhận rất rõ về một ngôi nhà được tiếp thêm năng lượng hay "đảo khí". Điều đó có nghĩa là gia chủ đã loại bỏ được những năng lượng cũ mốc, trì trệ và cung cấp nguồn năng lượng mới cho toàn bộ không gian sống.
Nên bỏ những vật dụng thùa thãi giúp ngôi nhà thoáng sạch hơn.
Đồ vật phong thủy
Thuật phong thủy dùng đá thạch anh quý hiếm treo trong nhà để "tăng thêm dương khí, chống lại âm khí và tà khí". Khoa học tự nhiên cũng đã chứng minh, loại đá này phát ra những xung vi ba làm thay đổi từ trường khu vực xung quanh nó.
Thuật phong thủy dùng đá thạch anh quý hiếm treo trong nhà để tăng thêm dương khí
Chuông gió có tác dụng xua đi khí xấu, thu nạp và tăng trưởng thêm những luồng khí lành, nên thường xuyên được sử dụng trong nhà. Chúng có thể được đặt ở những vị trí cửa ra vào, cửa sổ hay những vị trí quẩn khí.
Rùa đầu rồng là biểu tượng của sự vững chãi và trường thọ, thường được đặt ở vị trí phía sau ngôi nhà, có ý nghĩa hỗ trợ con người sống trong nhà. Vật liệu của chúng tùy thuộc vào từng gia chủ theo quy luật ngũ hành, ví dụ người mệnh Mộc, thì nên chọn rùa bằng bằng gỗ...
Hy vọng những kiến thức phong thủy tham khảo ở trên giúp bạn có thể cải thiện vài yếu tố của ngôi nhà, tránh những kiêng kỵ ảnh hưởng đến sức khỏe trong mùa dịch bệnh này.
Phúc - họa, giàu - nghèo từ hình dáng mảnh đất mà ra Hình dạng và địa thế mảnh đất luôn ảnh hưởng lớn đến tài vận của gia chủ. Theo phong thủy thì hình dáng mảnh đất khác nhau sẽ làm khí lưu thông theo các cách khác nhau, từ đó sinh ra vấn đề tốt và xấu quyết định đến cuộc sống thành bại, hạnh phúc hay bất hạnh. Nếu thế đất có hình...