Sập trần lớp học khiến 5 trẻ mầm non nhập viện ở Thanh Hóa
Một mảng vữa lớn trên trần lớp học của Trường Mầm non Nga Thái ( huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã rơi xuống khiến 5 trẻ đang tập múa bị thương.
Sự việc xảy ra vào khoảng 10h trưa nay (25/6) khi các bé của lớp Hoa Hồng đang tập múa hát ở phòng Âm nhạc của trường.
Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Đức Anh, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Nga Sơn cho biết, giáo viên cùng khoảng 20 học sinh đang tập văn nghệ thì bất ngờ một mảng vữa lớn trên trần rơi xuống.
Do mảng vữa ở vị trí treo quạt trần nên khi rơi xuống các mảnh vụn bị bắn tung toé và bay vào người các em, 5 cháu bị xây xát nhẹ.
Ngay sau đó, nhà trường đã đưa 5 cháu bé lên Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hoá để chụp chiếu và kiểm tra sức khỏe.
“Chúng tôi đã chỉ đạo nhà trường động viên, trấn an phụ huynh, học sinh. Bên cạnh đó, cùng gia đình theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của các cháu” – ông Đức Anh nói.
Hiện sức khỏe và tinh thần các em đều ổn định, tỉnh táo, 3 cháu đã được cho về nhà, 2 cháu ở lại bệnh viện theo dõi thêm.
Ông Đức Anh cho hay, khu nhà có phòng bị sập vữa trần mới được xây dựng cách đây khoảng 3 năm. “Sự việc cũng rất bất ngờ, nếu lớp học cũ kỹ thì các giáo viên đã để ý hơn, nhưng đây mới chỉ khoảng 3 năm xây dựng. Rất may không cháu nào bị thương nặng”.
Ngày mai, phòng GD-ĐT sẽ cùng với nhà trường kiểm tra đầy đủ các hạng mục và thông tin cụ thể với phụ huynh.
Video đang HOT
Ông Trịnh Văn Tâm, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết, Sở đã yêu cầu phòng và trường có biện pháp ổn định tâm lý, không để ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu.
Đồng thời, yêu cầu các trường học trên địa bàn tiếp tục kiểm tra, rà soát chất lượng phòng học cũng như các điều kiện cơ sở vật chất, an toàn, an ninh trường học.
Thanh Hóa: U70 trồng dưa vàng công nghệ cao, ngay vụ đầu đã bỏ túi gần 50 triệu
Dù mới đưa vào trồng, nhưng vụ đầu tiên lão nông Mai Đức Mộc ở xóm 3, xã Nga Yên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thành công với mô hình trồng dưa vàng công nghệ 4.0 trong nhà màng và mang về doanh thu hàng chục triệu đồng/vụ.
Được tận mắt chứng kiến vườn dưa của gia đình ông Mộc, nhiều người sẽ lầm tưởng đây là vườn dưa của một anh chàng kỹ sư hay một doanh nghiệp nào đó đầu tư vào lĩnh vực này. Nhưng ít ai ngờ rằng, vườn dưa xanh tốt, trái vàng treo lủng lẳng đó lại của một nông dân 70 tuổi, quanh năm đầu tắt mặt tối, chân lấm tay bùn.
Lão nông dân U70 bỏ túi 50 triệu đồng ngay vụ trồng dưa vàng công nghệ cao đầu tiên nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Hôm phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đến đúng lúc ông Mộc đang thu hoạch dưa, những quả dưa vàng chín vàng đang treo mình trên cây và được ông cẩn thận hái xuống. Sau đó, những quả dưa này được ông nhẹ nhàng vận chuyển ra bên ngoài và đóng gói cẩn thận.
"Dưa này được chuyển vào một số cửa hàng thực phẩm sạch trên Hà Nội nên người ta yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn an toan thực phẩm cao lắm. Từ cách thu hái rồi đóng gói làm sao cho quả dưa không bị ảnh hưởng tới chất lượng. Họ khen dưa này ngon ngọt hơn dưa ở nơi khác nên người ta nhận mua hết cả vườn", ông Mộc vui vẻ nói.
Ông Mộc khoe, dưa tôi trồng to đẹp lắm ăn thì khỏi chê, thương lái tranh nhau mua, thậm chí muốn chắc ăn hơn nhiều người họ cọc tiền trước để mua được cả vườn.
Theo ông Mộc, trồng dưa trong nhà màng vừa nhàn lại chắc ăn, không sợ mưa nắng hay côn trùng làm ảnh hưởng tới cây, tuy đầu tư ban đầu lớn nhưng chắc ăn mà lại dễ bán, cứ trồng là thắng.
Cận cảnh nhà màng rộng hơn 1000m2, đang được trồng dưa theo công nghệ 4.0 của gia đình ông Mai Văn Mộc.
Ông Mộc bắt đầu làm nhà màng trồng dưa từ cuối năm 2019, ông bỏ ra hơn 300 triệu để đầu tư xây dựng 1000m2 nhà màng, cùng hệ thống tưới tự động, giá thể trồng dưa, cùng một số phụ kiện đi kèm khác...
Sau khi hoàn thiện, ông Mộc bắt tay ngay vào trồng dưa vàng công nghệ cao trên giá thể, một cách trồng vô cùng mới lạ ở quê hương ông . Nhờ nắm bắt được kỹ thuật nên vườn dưa sinh trưởng và phát triển tốt, ngay trong vụ dưa đầu tiên ông Mọc thu về hơn 2,5 tấn dưa vàng, sau khi trừ hết chi phí ông lãi gần 50 triệu đồng.
Hệ thống nhà màng trồng dưa lưới của ông Mọc có ưu điểm vượt trội giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, chủ động chế độ dinh dưỡng và do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên đảm bảo sản phẩm an toàn, giảm chi phí sản xuất.
Đối với hệ thống tưới, ông dùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ thủy canh Isreal, nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây.
Phân được hòa vào nước rồi theo hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Hệ thống tưới tự động tưới chính xác cho mỗi cây nên dưa phát triển đồng đều. Đây là mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0.
Ông Mai Văn Mộc chia sẻ, trồng dưa trên giá thể có nhiều ưu điểm hơn so với trồng dưới đất như: dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, cây dưa phát triển đồng đều hơn nên năng suất cao hơn, đặc biệt do cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu nên quả dưa có chất lượng ngon hơn hẳn.
Giá thể được sử dụng là mun xơ dưa phôi trôn vơi phân hưu cơ (phân trun quê, phân hữu cơ hoai mục,...) vơi ty lê 70% mụn xơ dừa 20% phân hữu cơ 10% tro trấu.
Mụn xơ dừa, trước khi trồng cần phải xử lý tanin. Giá thể phải đảm bảo độ sạch (không nhiễm sâu bệnh hại, vi sinh vật, cỏ dại), độ thông thoáng, không ép chặt và đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Theo tính toán của ông Mộc, mỗi gốc dưa trong giá thể từ lúc trồng cho đến lúc thu hoạch sẽ tốn kém khoảng 10 ngàn đồng/vụ, sản lượng trung bình mỗi gốc đạt khoảng 1,3 kg.
Với giá bán dưa vàng dao động từ 25-30 ngàn đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí sẽ thu về trên dưới 25 ngàn đồng/gốc/vụ.
"Với 1000 m2 nhà màng tôi trồng trồng hơn 2.000 gốc, đến lúc thu hoạch còn được còn được 2.100 gốc, sau khi trừ hết chi phí tôi lãi khoảng gần 50 triệu đồng cho vụ dưa này", ông Mộc tiết lộ.
Ông Mộc tâm sự với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, khi đã xác định đầu tư vào mảng nông nghiệp mà muốn thành công thì phải biết cách áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nhất đối với nghề trồng dưa trước diễn biến thời tiết khó lường như hiện nay.
Làm nông nghiệp công nghệ cao, trồng dưa vàng trong nhà màng tuy đầu tư ban đầu lớn nhưng hiệu quả mang lại tương đối cao, đặc biệt sử dụng được trong một thời gian dài.
"Nếu giá cả giữ ổn định như hiện tại thì chỉ cần vài vụ dưa tới là tôi gỡ được vốn, trong khi nhà màng này tuổi thọ lên đến 10 năm. Khi áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất thì tiết kiệm được đáng kể sức lao động, hiệu quả kinh tế lại cao gấp nhiều lần so với trồng truyền thống", ông Mọc chia sẻ.
Thanh Hóa: Trồng mướp đắng ra trái khổng lồ, U60 "hái" 500 ngàn đồng mỗi ngày Với mô hình trồng cây mướp đắng ra trái khổng lồ quy mô 2.000 m2, vào mùa thu hái trái bà Vũ Thị Vọng, ở xóm 11, xã Nga An, huyện Nga Sơn, (Thanh Hóa) đều đặn bỏ túi 500 ngàn đồng mỗi ngày Mô hình trồng mướp đắng khổng lồ của bà là 1 cách làm giàu ở nông thôn. Dẫn phóng...