Sắp thanh tra vụ cả trăm huân, huy chương “ngủ” trong tủ hàng chục năm
Vụ hàng trăm huân, huy chương, bằng Tổ quốc ghi công bị bỏ quên trong tủ làm việc của một cán bộ ở thị trấn Ba Chúc ( huyện Tri Tôn, An giang) hàng chục năm, sắp được thanh tra để xác định trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức.
Theo báo cáo của thị trấn Ba Chúc gửi về ngành chức năng tỉnh An Giang, vụ việc hy hữu này được phát hiện khi một cán bộ phụ tránh mảng thương binh xã hội của UBND thị trấn Ba Chúc tên Son chết vào cuối năm 2015.
Khi ông Phạm Văn Thành lên thay thế nhiệm vụ của cán bộ này, trong một lần mở tủ của ông Son tìm tài liệu, ông Thành phát hiện rất nhiều bằng khen, huân chương, huy chương và bằng Tổ quốc ghi công có từ những năm 1975 và năm 1987…
Ông Thành đã báo cáo với Đảng ủy, UBND thị trấn Ba Chúc, tiến hành thống kê, có tổng cộng 122 bằng khen, huân, huy chương và bằng Tổ quốc ghi công các loại.
Trong số đó có 27 huân chương kháng chiến tặng cho liệt sĩ, 18 huy chương kháng chiến, 12 huân chương quyết thắng (liệt sĩ), 7 huân chương chiến sĩ vẻ vang, 8 huân chương giải phóng (dành cho các tập thể xã Ô Lâm và thị trấn Ba Chúc), 27 bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng, 6 bằng khen UBND tỉnh An Giang và 10 bằng Tổ quốc ghi công…
Những bằng Huân, Huy chương, bằng Tổ quốc ghi công đa phần được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký từ những năm 1975 và những năm 1987
Sau khi phát hiện vụ việc, Đảng ủy, UBND thị trấn Ba Chúc rà soát lại sự việc và được biết, các gia đình chính sách này đều nhận tiền chính sách đầy đủ. Chỉ có một số gia đình đã nhận bằng khen nhưng chưa được nhận tiền.
Ông Võ Văn Phước – ngụ thị trấn Ba Chúc – cho biết: “Cha tôi đi lính và chết khi tôi còn rất nhỏ. Khoảng năm 2002, tôi thấy mẹ được nhận huy chương kháng chiến hạng nhì. Ngày 10/6 vừa qua, tôi vô cùng bất ngờ khi chính quyền địa phương mời tôi lên trao Huân chương kháng chiến hạng Ba cho cha mẹ tôi. Huân chương được đồng chí Hội đồng Bộ trưởng Trường Chinh ký tặng vào ngày 21/3/1987″.
Ông Phước và nhiều hộ dân khác đang thắc mắc, người thân chỉ nhận được Huân chương, không thấy quyết định và tiền khen thưởng. Hơn nữa, nếu số tiền được nhận đúng thời điểm khen tặng thì không chỉ có giá trị lớn về mặt vật chất mà còn có giá trị về mặt tình thần cho người thân, con cháu khi được Đảng nhà nước ghi công. Còn nay đã 20 năm, con cháu mới nhận được thành tích của các cụ thì bà con có chút buồn phiền…
Video đang HOT
Ngày 10/6 vừa qua, ông Võ Văn Phước vô cùng bất ngờ khi được chính quyền địa phương mời lên trao Huân chương kháng chiến hạng Ba cho cha mẹ của ông.
Ngày 14/6, Đảng ủy, UBND huyện Tri Tôn đã mời những gia đình chính sách vừa nhận huân, huy chương, bằng Tổ quốc ghi công muộn hàng chục năm đến UBND thị trấn Ba Chúc, công khai xin lỗi người dân. Tại đây, các đồng chí lãnh đạo huyện Tri Tôn đã hứa sớm giải quyết các chế độ chính sách liên quan cho các gia đình có công.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Công Bằng – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh An Giang – cho biết: “Sau khi phát hiện sự việc, thời gian qua, Sở và chính quyền địa phương tập trung vào việc thống kê và nhanh chóng tìm kiếm các gia đình có công được tặng huân, huy chương, bằng Tổ quốc ghi công để trao tặng ngay. Còn đối với các gia đình đã rời khỏi địa phương, chúng tôi cũng đang thông báo rộng rãi và tiếp tục tìm cách liên hệ”.
Trong tuần tới, sẽ có quyết định thanh tra, khi đó đoàn sẽ thanh tra cụ thể từng việc nhưng chủ yếu tập trung làm rõ vì sao các huy, huân chương, bằng Tổ quốc ghi công nằm yên trong tủ suốt hàng chục năm trời. Từ đó, trách nhiệm thuộc về tổ chức, cá nhân nào sẽ báo cáo cho UBND tỉnh có hướng xử lý.
“Khi có kết luận thanh tra rõ ràng, chúng tôi cũng sẽ kiến nghị với UBND tỉnh trong việc nâng các chế độ kèm theo cho các gia đình chính sách. Vì bà con nhận thưởng cách hàng chục năm, có nhiều thiệt thòi về vật chất”, ông Bằng nói thêm.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Kiến nghị dời 20.000 hộ dân ra khỏi nơi sạt lở
Tối 25-4, đoàn công tác của Bộ Tài nguyên - môi trường có buổi làm việc đột xuất với thường trực Tỉnh ủy An Giang về vấn đề tài nguyên đất, nước, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là vụ sạt lở làm 16 căn nhà rơi xuống sông Hậu ngày 22-4.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà kết luận tại buổi làm việc tối 25-4 - Ảnh: Bửu Đấu
Theo ông Trần Đặng Đức - giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường An Giang, trong hai năm qua tỉnh An Giang đã xảy ra 38 vụ sạt lở bờ sông, làm trôi 142 căn nhà và nhiều tài sản khác, ước tính thiệt hại mỗi năm trên 100 tỉ đồng.
Toàn tỉnh hiện có 51 đoạn có nguy cơ sạt lở, với tổng chiều dài trên 162km (chiếm 40% chiều dài đường bờ sông trên địa bàn tỉnh). Trong đó có 15 đoạn có chiều dài 30km nằm trong dạng nguy hiểm có khả năng sạt lở cao, uy hiếp gần 20.000 hộ dân trong khu vực.
Về vụ sạt lở diễn ra vào lúc 9h20 tại khu vực sông Vàm Nao làm 16 căn nhà bị nhấn chìm với chiều dài đoạn sạt lở khoảng 70m, lấn sâu vào bờ trên 35m và cắt đứt đường giao thông liên xã.
Đến thời điểm 15h ngày 23-4 thì khu vực sạt lở tiếp tục mở rộng, lấn sâu vào đất liền làm sạt lở mất đường giao thông liên xã. 90 ngôi nhà có nguy cơ tiếp tục bị nhấn chìm.
Thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 9 tỉ đồng. Hiện tại đã di dời 106 nhà dân và 1 nhà máy xay xát vào nơi an toàn.
"Về nguyên nhân vụ sạt lở thì đây là thiên tai. Bởi khu vực này không hề có việc khai thác cát. Kiến nghị bộ sớm điều tra, khảo sát để tính toán bố trí lại cụm, tuyến dân cư cho bà con khu vực có nguy cơ sạt lở vào sinh sống. Đây là vấn đề rất cấp bách của hàng ngàn hộ dân vùng sạt lở hiện nay" - ông Đức nói.
Ông Đức trình bày báo cáo tại buổi làm việc - Ảnh: Bửu Đấu
Còn ông Lâm Quang Thi - phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho biết hiện tại ngoài xã Mỹ Hội Đông thì An Giang còn có thêm 2 điểm sạt lở rất nguy hiểm với tổng chiều dài trên 270m cũng đang được lực lượng chức năng bảo vệ nghiêm ngặt.
Đường liên xã đang được khẩn trương thi công. Đa số dân đã về nhà người thân sinh sống. Một số hộ đang sống tạm ở chùa và trường học. "Riêng đoạn sạt lở được cảnh báo là sẽ tiếp tục sạt lở nữa thì có các anh em đang túc trực 24/24 để bảo vệ an toàn cho dân" - ông Thi nói.
Trong khi đó, ông Trần Tân Văn - viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản - cho rằng giải pháp chiến lược hiện nay không gì bằng là quản lý lại tài nguyên đất, nước và khoáng sản.
"Theo một nghiên cứu mới đây thì mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long bị sụt lún khoảng 2-4cm. Do vậy phải thay đổi cách quản lý đất, nước và khoáng sản, không nên để khai thác cát ở các sông như hiện nay" - ông Văn nói.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà kết luận tại buổi làm việc tối 25-4 - Ảnh: Bửu Đấu
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà biểu dương những nỗ lực của tỉnh An Giang trong việc di dời dân ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm.
Đồng thời, ông cũng đồng tình với những giải pháp và kiến nghị của An Giang trong di dân và xử lý sạt lở.
"Sau cuộc họp này tôi sẽ chỉ đạo Viện Khoa học địa chất phối hợp với các nhà khoa học quốc tế nghiên cứu, đánh giá cụ thể, bài bản về hiện trạng sạt lở ở hai dòng sông Tiền, sông Hậu.
Từ đó, đề xuất giải pháp giúp An Giang đưa ra hướng xử lý căn cơ, ổn định dòng chảy những nơi nguy hiểm được cảnh báo. Riêng về vấn đề nạo vét luồng lạch và khai thác cát phải gắn với trách nhiệm môi trường. Phải quản lý lại chặt hơn trong thời gian tới...".
(Theo Tuổi Trẻ)
An Giang kiến nghị dời 20.000 hộ dân khỏi vùng sạt lở 120 km cảnh báo sạt lở bờ sông ở An Giang có 15 đoạn dài 30 km nằm trong tình trạng nguy hiểm, uy hiếp hơn 20.000 hộ dân. An Giang đang là điểm nóng tại miền Tậy về nạn sạt lở. Ảnh: P.A Tối 25/4, Bộ Tài nguyên - Môi trường đến làm việc với tỉnh An Giang vấn đề tài nguyên...