Sắp Tết máy rửa bát phải hoạt động hết công suất, đây là điểm cần ghi nhớ khi dùng để tránh tình trạng “đình công”
Ghi nhớ những điều này khi sử dụng sẽ giúp máy rửa bát của gia đình bạn không bị quá tải, đảm bảo tuổi thọ bền lâu.
Các lưu ý khi sử dụng máy rửa bát để tránh quá tải, giữ được độ bền lâu
- Xếp chén dĩa úp ngược, không chồng lên nhau
Máy rửa bát bình dân giá 7 triệu thì dùng có tốt? Kết luận của 9X Hà Nội sẽ khiến bạn phải cân nhắc khi mua!
Đầu tiên là các vật dụng như tách, ly, nồi, chảo, những đồ dùng này nên được xếp úp ngược xuống và không chồng lên nhau. Đặc biệt, các loại nồi có đáy sâu cần phải đặt nghiêng để giúp thoát nước dễ hơn. Tương tự, các vật dụng cong hay lõm cũng nên được xếp nghiêng để dễ thoát nước.
- Xếp kín, chặt không để dao, muỗng, nĩa,… rơi ra trong quá trình rửa
Tiếp theo, cần chắc chắn rằng các vật dụng được xếp chặt để khi rửa không bị lật ngược lại. Tránh để đồ vật rơi ra khỏi đáy giỏ đựng, nhất là các đồ vật nhỏ. Tốt nhất bạn không nên cho vào vì chúng rất dễ bị rơi khỏi đáy giỏ. Đối với các vật dụng dài, bạn cần đặt nằm ngang ở phía trước giá.
Đồng thời, các vật dụng có mũi nhọn như dao, muỗng, nĩa nên đặt vào giỏ và tay cầm hướng về đáy.
- Không xếp chung đũa muỗng trộn lẫn với chén đĩa
Khi bạn không phân loại xếp riêng lẻ từng loại đũa muỗng và chén đĩa sẽ khiến chúng rối tung lên trong khoang máy khi máy vận hành. Đồng thời, luồng nước phun trong máy sẽ không đến được các ngóc ngách làm sạch vụn thức ăn, dầu mỡ.
- Không đặt vật dụng làm cản phần phun nước
Để máy được vận hành tốt nhất, bạn không nên đặt các vật dụng làm cản phần phun nước xoay khi máy đang hoạt động, cần đảm bảo rằng các cánh tay phun nước có thể quay bình thường và không có bất cứ vật cản nào.
- Không cho các loại chén đũa cao cấp được vẽ hoa văn thủ công vào máy
Với những dụng cụ nhà bếp: đũa gỗ, chén thủy tinh, dĩa sứ được vẽ hoa văn bằng tay sẽ dễ bị bong tróc họa tiết khi rửa máy. Bởi vì, lực phun trong máy rất mạnh kèm hơi nóng sẽ khiến màu sắc họa tiết phai mờ và nhanh chóng xuống màu.
- Nên quay mặt đĩa, chén bẩn vào hướng vòi phun
Đây là sai lầm mà rất nhiều chị em đã và đang mắc phải. Bạn nên để mặt đĩa dơ tiếp xúc đối diện hoặc hướng về vòi xịt nước trong máy rửa bát. Điều này sẽ giúp vòi phun nước tiếp xúc trực diện và rửa sạch các chất bẩn dầu mỡ tốt hơn hẳn.
Ngược lại, nếu quay ngược mặt ngoài ra thì sau khi kết thúc vận hành máy, bạn sẽ thấy ngay vụn thức ăn thừa còn bám dính trên thành chén đĩa đấy.
- Không để máy chạy quá tải
Một lưu ý khá quan trọng nữa là không nên quá cố nhồi nhét hết chén đĩa vào trong máy. Điều này sẽ gây quá tải lên hệ thống khiến máy phải hoạt động quá công suất làm máy nhanh xuống cấp.
Video đang HOT
Mặt khác, với lượng chén đĩa quá nhiều sẽ không còn chỗ trống cho các vòi phun nước bên trong hoạt động kém hiệu quả. Kết quả là chén bát không sạch và bạn phải tốn công sức khởi động máy thêm lần nữa.
- Không sử dụng quá nhiều nước rửa chén
Hầu hết các loại nước rửa chén đều được pha trộn thêm các thành phần tạo bọt nhằm giúp làm sạch chén đĩa hiệu quả. Tuy nhiên, khi đổ nước rửa chén vào trong máy thì bạn chỉ nên dùng 1 lượng vừa phải.
Nếu bạn đổ quá nhiều nước rửa chén sẽ khiến tạo bọt rất nhiều. Lượng bọt này dâng cao tràn ra khỏi máy và có khả năng gây hư hại hệ thống máy rửa chén.
Lưu ý để máy chạy tốt và giữ tuổi thọ cho máy
Bên cạnh việc sắp xếp các vật dụng sao cho hợp lí thì cách mà chúng ta sử dụng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động cũng như tuổi thọ của máy rửa chén.
Bạn nên bỏ bớt các thức ăn còn dư thừa trước khi cho vào máy rửa chén bát vì các đồ ăn thừa này có thể gây nên nghẽn bộ lọc và các lỗ phun nước.
Trước khi bắt đầu rửa, bạn cần lưu ý kỹ những hóa chất nên và không nên cho vào máy rửa chén.
Tuyệt đối không được đổ chất tẩy rửa vào ngăn chứa muối để tránh làm hỏng hệ thống làm mềm nước, đồng thời chỉ sử dụng loại muối chuyên dụng dành cho máy rửa chén.
Đổ muối vào ngăn chứa ngay trước khi bật máy lên để lượng muối bị tràn ra ngoài được rửa sạch ngay và tránh ăn mòn buồng súc rửa.
Cuối cùng bạn hãy nhớ đóng van nước sau khi rửa xong để đảm bảo nước không vô tình bị tràn ra khỏi máy.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên để hở cửa máy sau khi rửa để tránh đọng nước và mùi hôi.
Cách vệ sinh máy hiệu quả
Máy rửa chén cần được vệ sinh thường xuyên, cả bộ lọc lẫn các chi tiết bên trong thùng máy để máy có thể hoạt động trơn tru cũng như đảm bảo vệ sinh cho chén đĩa được rửa, bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình.
Đầu tiên, nếu muốn lau sạch bề mặt bên trong máy, hãy dùng miếng vải mềm và pha với một chút giấm để lau.
Đối với bề mặt bên ngoài của máy, bạn có thể dùng vải mềm, nhúng vào nước xà phòng ấm và vệ sinh.
Ron cửa xài lâu ngày có thể bị ám mùi, do đó bạn nên vệ sinh bằng miếng bọt biển ẩm để tránh hình thành mùi hôi.
Ngoài ra, các chi tiết như bộ lọc chất bẩn cũng như cánh tay phun nước cũng cần được làm vệ sinh mỗi tháng một lần để loại bỏ mùi hôi do vết bẩn bám lâu ngày, bảo vệ sức khỏe và bảo đảm hiệu quả tối ưu.
Ảnh: Internet
Sau 2 năm sử dụng mẹ Sài Gòn tâm đắc "mua máy rửa bát thật đúng đắn", còn chia sẻ bí kíp giữ tuổi thọ cực đỉnh
Với màn đánh giá công tâm sau hơn 2 năm sử dụng của chị Lan Phương, chị em sẽ biết mình có nên mua một chiếc máy rửa bát Hafele hay không.
Máy rửa bát cũng là 1 thành viên tích cực làm việc chăm chỉ trong giàn nhân công giải phóng sức lao động của các gia đình hiện đại hiện nay. Chị Đào Lan Phương (làm công việc kinh doanh ở Sài Gòn) từng là người rất kiên định và bảo thủ trong việc mua hay không máy rửa bát trong nhà. Thậm chí chị Phương từng cãi cọ với chồng vì mình không muốn tốn tiền mua máy rửa bát.
"Quan điểm của mình lúc đó là: " Nhà có 2 người, ăn xong rửa nhoáy phát là xong. Mua làm gì cho tốn. Rửa tay nhanh hơn và đỡ tốn nước tốn điện hơn. Máy to thế thì ăn xong phải dồn bát đĩa mấy ngày mới rửa thì hôi lắm à? Hay máy làm sao bằng người rửa được, sao biết chỗ nào bẩn chỗ nào cần cọ rửa mạnh.
Sau đó mình được trải nghiệm rửa bát bằng tay gần 1 năm. Chồng mình do xui nên cũng hay phải rửa bát phụ vợ, tức nước thì vỡ bờ. Chồng mình tự động bê một quả máy rửa bát về nhà đầy oai phong lẫm liệt trước sự ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa của mình", chị Phương chia sẻ.
Chị Đào Lan Phương đang sử dụng chiếc máy rửa bát Hafele với giá 18 triệu.
Nhưng đúng là sau 2 năm sử dụng máy rửa bát, chị Phương đã thay đổi quan điểm và thấy rằng nó thực sự mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của mình. Dòng máy rửa bát chồng chị mua là của Hafele mã HDW-FI60A giá 18 triệu. Dạng máy âm toàn phần, rửa được khoảng 15 bộ bát đĩa, bao gồm 8 chế độ rửa thông minh.
Về thiết kết
- Máy âm tủ làm tăng tính thẩm mỹ cho căn bếp.
- Thiết kế vuông vắn, sắc nét, tối giản theo phong cách đặc trưng của thương hiệu Hafele, tạo cảm giác sang trọng, hiện đại.
- Thích hợp với nhà/bếp có diện tích hẹp.
- Bảng điều khiển cảm ứng, đèn led hiển thị rõ các chương trình rửa & thời gian hoàn thành ngay trên cánh cửa máy.
Về chức năng
- Đương nhiên là để rửa bát, nồi niêu xoong chảo, thìa dĩa, ly tách,...
- 8 chương trình rửa thông minh.
Ưu điểm
- Vợ chồng đỡ được khoản phân công nhau rửa chén bát.
- Chị Phương đã nhận ra và công nhận máy rửa sạch hơn người. Sạch bong kin kít luôn. Đặc biệt khi rửa ly tách thủy tinh, pha lê sáng bóng.
- Thời gian rửa (đối với 15 bộ chén đĩa):
Nếu không giới thiệu thì mọi người khó phát hiện chiếc máy rửa bát của gia đình chị Phương ở đâu. Chưa kể thiết kế bếp nhà chị Phương vốn rất nhiều hệ tủ như thế này. Ngay cả khi đang rửa cũng không ai biết luôn vì tiếng động hầu như không đáng kể.
Rửa máy: Mất 2 tiếng 10 phút, tốn khoảng 1kg tiền điện 9 lít nước 5.000 /viên rửa tổng hợp.
Rửa tay: Khoảng 45 phút đối với riêng chị Phương vì cứ 1 phút mở vòi mạnh tốn khoảng 5-6 lít nước, thêm 1 lượng nước rửa chén kha khá. Chưa kể lượng nước rửa chén này sẽ thải ra gây hại cho môi trường. Đương nhiên rửa máy cũng có nhưng ít hơn rất nhiều.
- Sấy khô khá hiệu quả (tuỳ ngày sắp xếp chén bát có hợp lý hay không).
- Khay chứa tầng trên có thể tăng giảm độ cao giúp tăng dung tích khay khi có nhiều đồ dùng to và dài.
- Các bộ phận ngăn chia ở khay dưới có thể gấp gọn khi không sử dụng để tăng diện tích khay.
- Có kèm theo hộp đựng dao, dĩa, thìa (dù đã có khay riêng ở tầng cao nhất).
- Dễ dàng tháo lắp, vệ sinh ống lọc rác thừa.
- Có chức năng rửa 1 tầng phòng khi cần rửa ít đồ nhưng vẫn tiết kiệm điện, nước tiêu thụ.
Trên cánh cửa máy có hộc chứa viên rửa chén tổng hợp và hộc chứa dầu làm bóng.
Nhược điểm
- Máy không có chức năng mở nắp tự động sau khi hoàn thành chương trình. Lâu lâu quên mở thì hơi nóng sẽ tích tụ và không khô bát đĩa.
- Thỉnh thoảng vẫn còn đọng nước. Có thể do thành đáy chén cao nên đọng nước lại, tuy nhiên không đáng kể.
- Bảng điều khiển nhiều lúc kém nhạy, phải nhấn đến 2 lần.
Một số tips sử dụng sau 2 năm được chị Phương rút ra:
- Đối với máy âm tủ toàn phần thì cần thiết kế sẵn chỗ để cho máy (kích thước lọt lòng), bao gồm cả đường điện nước.
- Thỉnh thoảng phải vệ sinh ống lọc rác để giữ gìn tuổi thọ cho máy.
- Nếu có điều kiện nên dùng muối làm mềm nước chung với viên rửa bát tổng hợp để làm lắng các thành phần nước bị nhiễm phèn, chứa nhiều kim loại, ion gây xước máy khi vận hành.
- Lưu ý: Không phải đồ vật nào cũng có thể cho vào máy rửa bát vậy nên cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
" Sau bao cuộc chiến tranh đã đi qua, mình thật sự cực kỳ hối hận khi đã "cãi chem chẻm" chồng và bắt anh ấy rửa bát nhiều lần. Giờ đây khi được mời sang nhà bạn bè chồng ăn uống, mình toàn hỏi "Nhà bạn anh có máy rửa bát không? Có thì đi vì em hết thích rửa bát rồi", chị Phương chia sẻ vui.
Tóm lại, máy rửa bát có thật sự cần thiết không?
- Theo đánh giá sau 2 năm sử dụng của chị Phương thì: Cực kỳ cực kỳ cần thiết. Nếu có điều kiện thì máy rửa bát là 1 "công nhân" rất đáng để đầu tư. Giảm tải công việc, stress và có thời gian cho nhau nhiều hơn.
Ảnh: NVCC
Không hiểu sao các nhà thi nhau trang bị máy rửa bát, nghe những lý do này xong thì thấy quả thực đáng "xuống tiền" Ai còn đắn đo chuyện mua máy rửa bát thì phải đọc ngay. Chị em có thể tham khảo bài viết này của tài khoản Facebook Vo Thi Bao Vi. Chị cho biết mình từng có thời gian ở nước ngoài và thấy mọi người sau khi ăn xong đều bỏ hết bát đĩa bẩn vào máy rửa bát, dành thời gian sau...