“Sập” Sky Mining: Hiện tại pháp luật không cấm nhập máy đào Bitcoin
Tại phiên họp báo Chính phủ ngày 1/8, trả lời câu hỏi liên quan tới việc hệ thống đào tiền ảo Sky Mining bị sập và ông chủ hệ thống này “biến mất”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, pháp luật không cấm nhập máy đào Bitcoin.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải
Theo ông Hải, trong quy định hiện hành thì máy đào tiền ảo Bitcoin chưa có mã hồ sơ riêng quản lý và đang được xếp chung vào nhóm máy xử lý dữ liệu tự động, thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin & truyền thông và Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý về nhập khẩu.
Nghị định 69 ngày 15/5/2018 quy định mặt hàng này thuộc danh mục mã HS 8471.80.90 và không phải là hàng hoá cấm nhập khẩu.
“Pháp luật hiện hành không cấm nhập máy đào Bitcoin, nên cơ quan quản lý phải có đề xuất vì sao cấm, cấm trong trường hợp nào. Vì thế, Bộ Công Thương sẽ tổng hợp, xin ý kiến Chính phủ về cấm nhập khẩu ngay từ gốc các loại máy này về Việt Nam”, ông Hải khẳng định.
Liên quan đến vụ việc, sau hơn 3 tháng vụ công ty tiền ảo iFan biến mất thì giới đầu tư tiền ảo tại TPHCM lại chao đảo vì ông chủ Sky Minning bỏ trốn.
Trước đó, vào ngày 25/7, ông Lê Minh Tâm – tổng giám đốc công ty đào tiền ảo Sky Mining, đã lên website nội bộ của Sky Mining tuyên bố phá sản và hứa sẽ trả lại tiền và máy đào tiền ảo cho nhà đầu tư.
Video đang HOT
Tuy vậy, khi hàng trăm nhà đầu tư kéo về trụ sở công ty tại số 202B Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận TPHCM thì công ty đã đóng cửa, bảng hiệu bị tháo xuống và ông Tâm không thể liên lạc được. Nhiều người cho biết ông Tâm đã sang Mỹ từ nhiều ngày trước khi đăng thông báo phá sản. Được biết, toàn bộ số tiền của nhà đầu tư đều do một mình ông Tâm quản lý.
Sky Mining được thành lập cuối năm 2017 tại huyện Bình Chánh để huy động đầu tư mua máy đào tiền ảo và ăn chia theo tỉ lệ đóng góp. Ngày 28/3/2018, công ty chuyển sang quận Phú Nhuận với tên Hợp tác xã Bầu Trời Công Nghệ do ông Lê Minh Tâm làm người đại diện pháp luật. Từ tháng 3 tới nay, Sky Mining thường xuyên tổ chức hội thảo để kêu gọi đầu tư và mở chi nhánh ở nhiều tỉnh thành như Đồng Nai, Vũng Tàu, Nghệ An, Thái Bình với hàng chục ngàn người tham gia.
Trên website của Sky Mining quảng bá đây là công ty tiền ảo “lớn nhất Việt Nam”, “đào coin tốt nhất Việt Nam”, “lợi nhuận khủng”… Công ty chuyên về đầu tư mua máy tính khai thác phần mềm giải mã thuật toán. Sky Mining dự tính tới năm 2019 sẽ phủ sóng toàn Việt Nam và mang thu nhập hàng trăm triệu mỗi tháng cho nhà đầu tư.
Để tham gia vào Sky Mining, các nhà đầu tư sẽ tham gia theo các gói từ 100 USD – 50.000 USD và có thể mua nhiều gói cùng một lúc. Sky Mining hứa trong 12 tháng sẽ trả vốn và lãi từ 300 – 350% cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư chỉ cần đóng tiền vào tài khoản của Sky Mining thì tiền lãi và gốc hàng tháng sẽ tự động chuyển về cho nhà đầu tư.
Với chiêu bài trên, Sky Mining đã được giới chuyên gia tài chính cảnh báo về “bong bóng” lãi suất từ khi mới thành lập. Tuy vậy, vì thiếu hiểu biết và ham lợi nhuận, hàng chục ngàn nhà đầu tư vẫn tham gia vào đường dây này. Hiện, các nhà đầu tư đã gửi đơn cầu cứu đến công an quận Phú Nhuận để điều tra và xử lý.
Theo infonet
"Gồng mình" cung ứng điện những tháng cuối năm
Với mức tăng trưởng sử dụng điện cao, trên 10%/năm như hiện nay thì từ năm 2019-2020 trở đi, việc cung ứng điện sẽ gặp nhiều khó khăn. Đây là báo cáo của ông Dương Quang Thành - Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2018 của Bộ Công Thương mới đây.
Đầu tư chưa theo kịp nhu cầu
Ông Dương Quang Thành khẳng định, năm 2018, với các dự án nguồn và lưới điện hiện có, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đảm bảo cung ứng điện ổn định cho sản xuất và tiêu dùng.
Với mức tăng trưởng sử dụng điện cao, EVN dự báo từ năm 2019-2020 trở đi, việc cung ứng điện sẽ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: V.H
Tính chung 6 tháng, sản lượng điện thương phẩm ước đạt 91,48 tỷ kWh, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Ngành điện đã hoàn thành và đưa vào phát điện Thủy điện Sông Bung 2 với tổng công suất 100 MW; hoàn thành công tác thử nghiệm, chạy tin cậy và phát điện thương mại các dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình, Vĩnh Tân 4, qua đó đóng góp vào tăng trưởng của ngành điện...
Theo ông Thành, trong giai đoạn vừa qua, nguồn điện đầu tư tăng thêm chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng 10%/năm. Với mức tăng này, nguồn điện tăng thêm cần 4.000-5.000 MW nhưng vừa rồi toàn ngành chỉ thêm công suất được gần 3.000 MW.
"Với nhu cầu điện tăng trưởng trên 10% thì việc cung ứng từ năm 2019 trở đi sẽ hết sức khó khăn. Tập đoàn đã cân đối nguồn và báo cáo Bộ Công Thương; Tập đoàn cũng đã đưa giải pháp đảm bảo điện trong thời gian tới"- ông Thành nói.
Năm 2019-2020, trước mắt, khả năng thay thế các nguồn điện chạy dầu, để đảm bảo tài chính của Tập đoàn là khó khăn, nhu cầu điện dầu 3-4 tỷ kWh/năm. Đây là áp lực đối với tài chính của Tập đoàn nhưng cũng không còn nguồn nào khả thi hơn để đảm bảo nhu cầu điện của đất nước.
Còn từ năm 2020 trở đi, giải pháp của Tập đoàn là tập trung vào đàm phán, mua điện từ các nước trong khu vực, đặc biệt là từ Lào, thu xếp các chủ đầu tư đầu tư các nhà máy điện mặt trời. Hiện khả năng đáp ứng từ các nguồn này khoảng 2.000 MW và dự báo sẽ tăng thêm khoảng 2-3 tỷ kWh, giảm gánh nặng trong giai đoạn 2019-2020.
Để đảm bảo nguồn cung ứng điện trong những năm tới, đại diện EVN cũng kiến nghị, hiện Tập đoàn vướng mắc trong thủ tục đàm phán mua bán điện với các nhà đầu tư của Lào, khung giá chưa được ban hành. Do vậy, Bộ Công Thương sớm có khung giá để tạo cơ sở cho Tập đoàn đàm phán với các chủ đầu tư phía Lào. Đối với việc mua điện Trung Quốc, EVN cho rằng, cần tăng mức mua lên 3-4 tỷ kWh, thay vì ở mức 1,2-1,5 tỷ kWh như hiện nay, với giải pháp lắp đặt thiết bị truyền tải, xoay chiều, liên kết lưới điện ổn định hơn... Các dự án đầu tư điện mặt trời với công suất lớn cũng gây áp lực cho việc truyền tải. EVN đã kiến nghị Bộ có giải pháp khuyến khích chủ đầu tư phân bổ nguồn điện mặt trời cho phù hợp.
Đảm bảo cân đối cung - cầu điện
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, liên quan đến biểu giá mua bán điện từ chủ đầu tư bên Lào cũng như điều kiện cần thiết, Bộ đã họp, sẽ sớm có kết luận và triển khai biện pháp cụ thể; Bộ đã chỉ đạo các đơn vị tập trung đảm bảo tiến độ và đẩy nhanh hơn nữa để giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó, các chủ trương mới như phát triển năng lượng sạch, điện mặt trời còn phụ thuộc nhiều vào vấn đề công nghệ, đồng bộ chính sách, đặc biệt là đảm bảo phát triển hạ tầng. Nếu không có rà soát, điều chỉnh liên quan đến phát triển hạ tầng, kể cả vai trò của tư nhân, hạ tầng cần thiết cho kết nối, nâng công suất hấp thụ... thì chắc chắn phụ tải tại khu vực sẽ không khai thác được và phát triển lệch, chưa kể đến hiệu quả của chính sách không đạt được.
"Vì vậy, chúng ta sẽ xem cụ thể và Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng, triển khai sớm công việc để có báo cáo Chính phủ"- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói. Về khung khổ pháp lý, thể chế liên quan phát triển hạ tầng năng lượng như tổng sơ đồ điện, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu EVN và Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) phải xem xét và báo cáo cụ thể, không chỉ Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, mà ngay cả các nghị định, văn bản hướng dẫn các bộ ngành, rà soát và có tiếp cận mang tính toàn diện hơn.
Bộ trưởng cho rằng, ngành Điện còn nhiều vấn đề cần phải triển khai như thị trường điện cạnh tranh, hoàn thiện thị trường phát điện; tái cơ cấu ngành Điện, sắp xếp doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả trong sử dụng năng lượng, tiết kiệm; đa dạng hóa các nguồn cung, đảm bảo an toàn hệ thống điện. Mục tiêu quan trọng xuyên suốt là phải đảm bảo cân đối cung cầu điện, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đất nước... Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thông tin thêm, từ nay đến cuối năm, riêng chi phí đầu vào của ngành Điện tăng hơn 4.097 tỷ đồng (do giá dầu, giá khí cung cấp cho điện sắp tới sẽ tính theo giá thị trường). Tuy nhiên, Chính phủ đã có chỉ đạo từ nay đến cuối năm không tăng giá điện nên ngành Điện cần phải chủ động điều tiết các hoạt động để đảm bảo việc cung ứng điện, giữ được chỉ tiêu mà Chính phủ, Quốc hội đề ra.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho hay, trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành Điện tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt ở mức 10,4%, cao hơn so với mức tăng cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9%). Ngành Điện đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu điện cho sản xuất kinh doanh, phục vụ tốt các hoạt động chính trị-xã hội và sinh hoạt của nhân dân, đồng thời đáp ứng cấp nước cho khu vực hạ du phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Theo Danviet
Còn tồn 300.000 tấn lợn, Bộ NNPTNT đưa ra 3 biện pháp giải cứu Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Hà Công Tuấn, bằng nhiều giải pháp trước mắt trong những ngày qua giá thịt lợn hơi đã tăng lên, có nơi tăng 5.000 đồng/kg so với thời điểm thấp nhất. Còn giá thịt bán tại các siêu thị cũng đã giảm so với cách đây 10 ngày. Chiều ngày 4.5, tại buổi họp báo thường kỳ của...