Sắp ra mắt phiên bản vaccine COVID-19 chống được hai biến thể
Các phiên bản vaccine mRNA mới có thể chống được hai biến thể của COVID-19, cung cấp hiệu quả bảo vệ tốt hơn so với những loại hiện hành, có thể được đưa vào sử dụng từ mùa Thu tới.
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Pierre Delsaux, – Giám đốc Cơ quan ứng phó và chuẩn bị khẩn cấp y tế của châu Âu – phát biểu tại Nghị viện Châu Âu ngày 13/7 cho hay hai hãng dược phẩm là Moderna và liên doanh BioNTech-Pfizer đang phát triển vaccine mới dựa trên sự kết hợp giữa chủng virus SARS-CoV-2 gốc ở Vũ Hán (Trung Quốc) và một biến thể phụ của Omicron.
Được gọi là vaccine lưỡng trị, các phiên bản mới dự kiến được đưa vào sử dụng trong một chiến dịch tiêm chủng vào mùa Thu năm nay.
Mặc dù các vaccine phòng virus SARS-CoV-2 hiện có vẫn bảo vệ con người khỏi nhập viện và tử vong, thì hiệu quả của chúng đã bị ảnh hưởng khi virus không ngừng biến đổi.
Trong những ngày gần đây, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới tại châu lục này, cùng với xu hướng nhập viện ngày càng tăng, do biến thể phụ BA.5 mới của Omicron.
Video đang HOT
“Bất kỳ loại vaccine lưỡng trị nào có sẵn đều là loại tốt. Nó sẽ tốt hơn các vaccine hiện tại, thậm chí chống lại được cả biến thể phụ BA.4 và BA.5″, ông Pierre Delsaux nhấn mạnh. Cơ quan này dự báo vào cuối tháng này, BA.5 sẽ là biến thể thống thị ở hầu hết các nước EU.
“Chúng tôi dự đoán rằng vào cuối tháng này, dòng phụ BA.5 sẽ là biến thể thống trị ở hầu hết các nước EU”.
Ở thời điểm này, các bên vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc nên đưa biến thể phụ BA.1, BA.4 hay BA.5 của Omicron vào loại vaccine để sử dụng trong chiến dịch vào mùa Thu tới. Bởi lẽ, chưa có loại vaccine nào được Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) chấp thuận.
BioNTech và Pfizer cũng đã đề xuất một loại vaccine chỉ nhắm vào một biến thể phụ Omicron đơn lẻ.
EMA dự kiến phiên bản vaccine cập nhật để chống biến thể COVID-19 mới sẽ được phê duyệt vào tháng 9 năm nay. Cơ quan này vừa khẳng định sẵn sàng sử dụng vaccine chống biến thể BA.1 cũ hơn trong chiến dịch tiêm chủng mới, bởi lẽ các vaccine chống lại BA.4 và BA.5 mới được phát triển lâm sàng gần đây.
Đầu tuần này, các cơ quan y tế của EU đã khuyến nghị về việc mở chiến dịch tiêm vaccine mũi thứ 4 cho tất cả đối tượng trên 60 tuổi, cũng như những người dễ bị tổn thương để chống lại làn sóng gia tăng ca mắc mới.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 12/7 cảnh báo rằng đại dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu chấm dứt, đồng thời bày tỏ lo ngại virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đang tự do lưu hành trên thế giới.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Ghebreyesus nêu rõ: “Các làn sóng mới cho thấy một lần nữa dịch COVID-19 còn lâu mới kết thúc. Virus SARS-CoV-2 đang tự do lưu hành và các nước không quản lý tốt gánh nặng bệnh tật dựa trên năng lực của các nước, cả về tình trạng nhập viện đối với các ca bệnh nghiêm trọng và ngày càng nhiều người mắc hội chứng hậu COVID”.
Ông Ghebreyesus cũng bày tỏ lo ngại về số ca mắc COVID-19 ngày một gia tăng, gây áp lực hơn nữa lên hệ thống và nhân viên y tế vốn đã bị kéo căng. Theo người đứng đầu WHO, trong bối cảnh số ca mắc và nhập viện gia tăng, chính phủ các nước cũng phải triển khai các biện pháp đã được áp dụng như đeo khẩu trang, cải tạo hệ thống thông gió, tăng cường xét nghiệm và đề ra phương pháp điều trị.
WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 'chưa có dấu hiệu chấm dứt'
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 12/7 cảnh báo rằng đại dịch COVID-19 "chưa có dấu hiệu chấm dứt", đồng thời bày tỏ lo ngại virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đang "tự do lưu hành" trên thế giới.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Ghebreyesus nêu rõ: "Các làn sóng mới cho thấy một lần nữa dịch COVID-19 còn lâu mới kết thúc. Virus SARS-CoV-2 đang tự do lưu hành và các nước không quản lý tốt gánh nặng bệnh tật dựa trên năng lực của các nước, cả về tình trạng nhập viện đối với các ca bệnh nghiêm trọng và ngày càng nhiều người mắc hội chứng hậu COVID".
Ông Ghebreyesus cũng bày tỏ lo ngại về số ca mắc COVID-19 ngày một gia tăng, gây áp lực hơn nữa lên hệ thống và nhân viên y tế vốn đã bị kéo căng. Theo người đứng đầu WHO, trong bối cảnh số ca mắc và nhập viện gia tăng, chính phủ các nước cũng phải triển khai các biện pháp đã được áp dụng như đeo khẩu trang, cải tạo hệ thống thông gió, tăng cường xét nghiệm và đề ra phương pháp điều trị.
Trong khi đó, Ủy ban tình trạng khẩn cấp thuộc WHO trong cuộc họp trực tuyến ngày 8/7 đã xác định bệnh COVID-19 vẫn là Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC), mức báo động cao nhất của WHO. Ủy ban trên bao gồm các chuyên gia độc lập, cho biết số ca mắc đang gia tăng, virus vẫn đang phát triển và gây áp lực lên hệ thống y tế ở một số nước, đồng nghĩa là tình hình dịch bệnh vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp.
Theo Giám đốc tình trạng khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan, số ca mắc COVID-19 thông báo lên WHO đã tăng 30% trong hai tuần qua chủ yếu do biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron gây ra, cũng như việc các nước dỡ bỏ các biện pháp phòng chống.
Ông Ryan cho biết những thay đổi mới đây trong chính sách xét nghiệm đang cản trở việc phát hiện các ca bệnh và giám sát sự phát triển của virus gây bệnh.
Ủy ban tình trạng khẩn cấp cũng bày tỏ lo ngại về việc giảm mạnh hoạt động xét nghiệm dẫn tới giảm hoạt động giám sát và giải trình tự bộ gene virus SARS-CoV-2 .
Nguy cơ biến thể Omicron gây làn sóng dịch lớn thứ hai tại Mỹ Tờ The Guardian của Anh ngày 11/7 đưa tin dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron là nguyên nhân gây phần lớn số ca mắc mới COVID-19 trên toàn nước Mỹ chỉ trong vài tuần qua và có nguy cơ gây làn sóng dịch lớn thứ hai tại nước này. Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN Theo bài...