Sắp qua đời vì ung thư vú, người mẹ 3 con để lại bức tâm thư cuối cùng khiến nhân loại thêm một lần sợ hãi về “cái kết” của căn bệnh quái ác
“Bác sĩ nói với tôi là họ chẳng thể làm gì được nữa, họ dự đoán tôi chỉ còn sống vài tuần nữa và chắc chắn không bao giờ có thể vượt qua mốc này…”.
Ai cũng mong mình có cuộc sống viên mãn, ít ốm đau bệnh tật và nhất là tránh xa “án tử” mang tên ung thư. Với phụ nữ nói riêng thì có lẽ, ung thư vú chính là “nỗi ác mộng” ai cũng phải sợ khi nhắc đến. Nếu chẳng may không phát hiện kịp thời thì hầu như người bệnh nào cũng suy sụp và rất khó để đối mặt.
Leanne Smith chính là một bệnh nhân như thế, cô qua đời vì ung thư vú vào ngày 9/11/2013. Tuy nhiên trước khi từ giã thế gian, Leanne đã gửi gắm hết mọi tình cảm và nỗi lòng của mình qua một bức thư cuối cùng. Cô mong rằng, bức thư này sẽ giúp phụ nữ nâng cao cảnh giác hơn về bệnh ung thư vú, đặc biệt là tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ.
Vì một giây phút chủ quan…
Tôi từng nghĩ rằng, mình là một “bà chúa” thời gian bởi bản thân còn trẻ và lại giàu sức khỏe. Nhưng rồi tôi rơi xuống một vòng xoáy vô định khi nghe bác sĩ nói rằng: Cô sắp chết vì ung thư vú!
Khi đặt bút lên viết bức thư này, tôi được các chuyên gia dự đoán chỉ còn sống ít nhất vài tháng là cùng. Thực sự khi biết tin, bản thân tôi chẳng thể chấp nhận nổi chuyện này bởi tôi còn rất nhiều dự định để làm, chẳng hạn như đón Giáng sinh với gia đình hay sinh nhật lần thứ 42 tuổi. Chúa ơi, tôi muốn sống để làm những việc đó…
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2011, bỗng dưng ngực trái của tôi bị sưng và viêm lên khá lớn, gấp 1,5 lần so với bình thường. Tuy nhiên tôi cũng chẳng để tâm quá nhiều đến nó và vẫn đi làm mỗi ngày, đến tối về thì lên giường ngủ rồi hy vọng sáng mai dậy sẽ hết bệnh.
Bẵng đi 6 tuần ngắn ngủi, ngực của tôi ngày một khó chịu và to đến mức không thể mặc áo lót được nữa. Sau khi kể chuyện với người nhà, mọi người đã lên mạng tìm kiếm và thấy gợi ý cục u đó là dấu hiệu của ung thư vú. Nhưng thật sự bản thân tôi chưa hề nghĩ đó là bệnh bởi có mỗi vết sưng nhỏ, sao lại thành ung thư được?
Hóa ra đọc kỹ tôi mới biết, cục u kia chỉ là một trong vô vàn dấu hiệu ban đầu của ung thư vú. Lúc này bản thân tôi thật sự hoang mang, chẳng biết làm gì khác ngoài việc lên xe đến bệnh viện. Trên đường đi, trong lòng tôi cứ thầm cầu mong đây không phải là bệnh nặng mà chỉ là bệnh vặt mà thôi.
Sau khi bước ra từ phòng khám, tôi lộ rõ vẻ bực bội và cáu gắt khi họ bảo mình có nguy cơ mắc ung thư vú, cần phải chụp X-quang tuyến vú và siêu âm khẩn cấp. Tôi gào lên trong bất lực, tại sao lại là căn bệnh đó, tôi không tin, đây không phải là sự thật… Khoảnh khắc đó, bác sĩ đã nắm lấy tay tôi và an ủi rằng tôi phải xét nghiệm để chắc chắn hoàn toàn, hãy lạc quan lên vì mọi sự vẫn chưa rõ mà.
Video đang HOT
Những “cục cứng” trên ngực tưởng là bệnh vặt nhưng hóa ra lại là dấu hiệu ban đầu của ung thư vú (Ảnh minh họa).
Khoảng sau đó vài ngày, vị bác sĩ ấy đột nhiên gọi điện mời tôi lẫn chồng tôi – anh Michael, đến để nghe kết quả xét nghiệm. “Nó không phải là ung thư gì đâu, em yên tâm đi, anh sẽ luôn bên cạnh em mà” - ông xã động viên tôi trước khi đi nên bản thân cũng yên tâm phần nào.
Nhưng rồi cuối cùng phép màu vẫn không xuất hiện, tôi thật sự bị ung thư vú dạng viêm, rất nặng và khó điều trị, bắt buộc phải hóa trị để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật cắt bỏ vú trái. Đối với tôi bây giờ chẳng còn gì giá trị nữa, thật sự là do bản thân quá chủ quan nên mới dẫn đến cơ sự này chăng?
Sự động viên của gia đình là hy vọng lớn nhất giúp tôi gắng gượng
Về đến nhà báo tin, cả gia đình liền quây quần bên bàn để cùng động viên và đưa ra giải pháp giúp tôi vượt qua cơn nguy khốn này. Em gái tôi Deborah nói rằng, sao chị không cắt cả đôi vú luôn để triệt bệnh tối đa. Tuy nhiên vốn bản thân đang chưa chấp nhận sự thật là mắc ung thư, cộng thêm việc nghe quan điểm của em ấy thì tôi như nổi khùng lên và mắng xối xả “Không bao giờ muốn ngồi như thế này để nói chuyện nữa”….
Tôi nhập viện và nghĩ chắc mình sẽ trầm cảm tới chết chứ không phải do bệnh ung thư vú. Cũng đúng thôi, nếu một ngày nọ bạn đột nhiên phát hiện mình mắc ung thư thì bạn sẽ làm gì? Hầu như mọi người đều sốc tột độ ngay khi biết tin và khóc liên tục, bởi bản thân còn quá nhiều thứ phải làm nhưng cái chết thì lại hiện ngay trước mắt.
Một bênh nhân ung thư vú sau khi cắt bỏ ngực để duy trì sự sống.
May thay, tôi đã lấy lại sự lạc quan để tiếp tục xạ trị nhờ người chồng Michael yêu dấu của mình. “Anh sẽ chờ em sau ca phẫu thuật nhé, không có gì mà người đẹp của anh không thể vượt qua đâu” - Michael tiếp thêm sức mạnh cho tôi chỉ bằng một câu nói đơn giản như vậy đấy.
Sau khi phẫu thuật và xạ trị, bác sĩ thông báo khối u hầu như đã loại bỏ hết nên hãy vui mừng lên. Ông còn dặn tôi phải dùng tamoxifen thêm 5 năm tới để ngăn không cho các tế bào ung thư tấn công. Ngay lập tức, tôi liền òa khóc và chạy về nhà ôm lấy ba đứa con trai yêu dấu Jayden – 20 tuổi, Thomas – 18 tuổi và William vừa tròn 9 tuổi. Cả nhà liền đi nghỉ dưỡng dài ngày và tôi cũng bắt đầu quay về với cuộc sống bình thường.
8 tuần cuối cùng trong cuộc đời là kỷ niệm vô giá của bản thân
Bỗng một hôm nọ, vào tháng 2/2013, tôi bắt đầu ho nặng nên liền tức tốc đi khám. Bác sĩ ban đầu chẩn đoán rằng đây là bệnh hen suyễn mãn tính nên chẳng có gì phải lo, đến cả vị bác sĩ chuyên khoa ung thư hồi trước cũng nghĩ như vậy. Tôi nghe xong cũng yên tâm phần nào nên chỉ uống thuốc qua loa và không muốn thăm khám gì thêm.
Và rồi, chính sự chủ quan ấy đã giết chết cơ hội sống mà ông trời đã ban tặng trước đó. Trong một lần khám sức khỏe định kỳ sau đó không lâu, tôi phát hiện ung thư đã quay trở lại và nó đã di căn đến phổi mất rồi.
Dù chồng liên tục động viên rằng, em đã từng “đánh bại” nó một lần rồi cơ mà, tại sao phải sợ hãi lần này chứ. Nhưng hội đồng bác sĩ lúc ấy đã lên tiếng chia buồn và phải thông báo rằng, tôi chỉ còn sống đúng 8 tuần nữa nếu điều trị kéo dài sự sống, có khi là dưới 6 tháng nếu bệnh trở nặng đột ngột…
Lúc này, trong tôi dường như không còn một chút sợ hãi nào nữa và bắt đầu chấp nhận đối diện với nó. Khi tôi viết lá thư này, Michael vẫn đang làm việc ở văn phòng, các con thì đi học bình thường như chưa có gì xảy ra. Cả hai vợ chồng tôi đều quyết định dừng lại không điều trị nữa và cùng làm những việc đang còn dang dở.
“Chúng tôi quyết định dừng điều trị và cùng nhau làm những việc dang dở trước khi chết…” (Ảnh minh họa).
Hiện tại tôi đang thở oxy 24/7 và Deborah phải đến tiêm thuốc chống đông máu hàng ngày. Tuy rất đau nhưng tôi vẫn muốn để lại những ký ức cuối cùng trước khi qua đời. Tôi dùng xe lăn đến thăm nhà hàng của người cháu yêu dấu, đến xem trực tiếp trận bóng bầu dục của William… Tôi nhất định phải đi, phải đi cho bằng được vì năm sau tôi đâu còn ở đây nữa.
Michael và tôi đã đặt lại bữa tối để ôn lại kỷ niệm ngày cưới của hai vợ chồng, vì cơ bản là đã lỡ mất do tôi bận xạ trị. Cả hai cũng họp mặt gia đình và cùng nhau chụp những khoảnh khắc cuối cùng. Ngoài ra, đêm nào tôi cũng mời những người bạn thân đến ăn tối và ôn lại những kỷ niệm xưa, không ai nhắc đến gì về ung thư mà chỉ có những tiếng cười ấm áp.
Tôi cũng tự tay đi chọn màu quan tài lẫn nơi mà mình sẽ yên nghỉ nữa đấy. Thậm chí tôi còn bảo nơi tổ chức tang lễ giữ bí mật về màu ấy để gây sự bất ngờ cho mọi người nữa là đằng khác. Bản thân tôi cũng hy vọng nó sẽ làm dịu đi nỗi đau mất mát khi gia đình và bạn bè đến viếng…
Hiện tại tôi hầu như đã làm xong tất cả mọi việc mình muốn trước khi nhắm mắt. Duy chỉ có 2 việc chưa thể làm là đến Queenstown chơi một chuyến vì sức khỏe không cho phép. Thứ hai là viết một bức thư cuối cùng gửi cho mọi người, dĩ nhiên là tôi đang gắng sức làm việc này đây.
Cuối cùng, tôi chỉ muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận biết sớm các triệu chứng ung thư vú, đừng vì vài phút chủ quan như tôi mà phải hối hận cả đời. Các chị em thân mến, mong các chị hãy để ý đến bản thân mình nhiều hơn nhé, hãy đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm hơn. Chỉ có bản thân mới hiểu rõ nhất mình đang trong tình trạng thế nào mà thôi.
Cám ơn bạn đã đọc bức thư này và hy vọng bạn sẽ gặp mọi điều tốt đẹp nhất,
Leanne Smith.
Bệnh nhân ung thư vú viết blog truyền cảm hứng
Susan Rosen qua đời năm 2019 song trang blog ghi lại hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư vú di căn của cô vẫn được chia sẻ.
Năm 2010, Susan Rosen (sống tại Boston, Mỹ) biết tin bị ung thư vú Giai đoạn III trong một lần khám sức khỏe định kỳ để đón sinh nhật 45 tuổi. Ngay sau đó, cô được bác sĩ khuyên phẫu thuật ngay lập tức để cắt bỏ khối u và 42 hạch bạch huyết ác tính.
Tỉnh dậy trong phòng hậu phẫu, Susan Rosen biết mình dương tính với đột biến gen BRCA (gen nhạy cảm với ung thư vú), bị cắt bỏ cả buồng trứng của cô và sẽ phải đối mặt với việc điều trị đặc biệt trong nhiều tháng tới. May mắn vì có chồng và hai con bên cạnh, Susan Rosen vượt qua những cơn đau, quá trình điều trị ban đầu hiệu quả. Bác sĩ kết luận, bệnh ung thư sẽ không quay lại trong ba năm.
Susan Rosen luôn có chồng và hai con ở bên trong quá trình đối mặt với ung thư.
Nhưng đúng ba năm sau vào tháng 9/2013, các bác sĩ đã phát hiện một khối u ở não Susan Rosen. Bệnh ung thư đã quay lại, di căn giai đoạn IV, lan đến gan, xương, não và phổi của bà mẹ hai con. Susan bắt đầu điều trị nặng bằng hóa chất, xạ trị và thường xuyên nhận được các khuyến cáo không thể chữa khỏi.
Không muốn mình gục ngã, Susan bắt đầu lập một trang blog để ghi lại quá trình chiến đấu với bệnh hiểm nghèo và chia sẻ kinh nghiệm với bệnh nhân ung thư khác. Mùa thu năm 2014, trang blog có tên là Let Let Be Be Mermaids ra đời. Bệnh nhân ung thư vú đặt tên blog dựa trên một câu trích dẫn về nàng tiên cá. Susan Rosen chia sẻ: "Phụ nữ không nên sợ chết, mà nên sợ mình đã không sống có ý nghĩa".
Ban đầu, chỉ có bạn bè và gia đình ghé thăm blog của Susan Rosen. Sau một vài tháng, trang Let Let Be Be Mermaids đã có 5.500 lượt xem. Năm 2015, có 13.000 lượt xem. Đến năm 2018 có 25.000 người ghé thăm Let Let Be Be Mermaids và để lại chia sẻ với Susan Rosen. "Bạn đã giúp nhiều người bệnh đến với nhau và đưa ra lời khuyên cho nhiều người cần sự giúp đỡ", một độc giả của Susan để lại lời nhắn.
Không dừng lại ở trang blog cá nhân, Susan Rosen hỏi ý kiến các bác sĩ và nhà nghiên cứu tại các bệnh viện khu vực Boston để xây dựng ngân hàng thông tin giúp các bệnh nhân ung thư tra cứu kiến thức cần thiết và thiết lập mạng xã hội kết nối người đồng bệnh. "Tôi cảm thấy như mình đang mang lại cho ai đó hy vọng và điều đó khiến tôi rất hạnh phúc", Susan Rosen nói.
Câu chuyện của bệnh nhân ung thư vú Susan thu hút sự chú ý của truyền thông. Cô được mời xuất hiện trên chương trình Good America America của đài phát thanh ABC. Nhiếp ảnh gia Kelly Burke lái xe hàng trăm cây số đến gặp cô với mong muốn biến người phụ nữ mạnh mẽ này thành một nàng tiên cá thực sự. Sau đó, bộ ảnh nàng tiên cá của nhiếp ảnh gia Kelly Burke đã truyền cảm hứng cho hàng trăm bệnh nhân ung thư vú vượt qua ám ảnh bệnh tật để sống lạc quan.
Bộ ảnh nàng tiên cá Susan Rosen do nhiếp ảnh gia Kelly Burke thực hiện.
Theo một nghiên cứu của Liên minh Ung thư vú Di căn (MBCA) và Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, có hơn 150.000 phụ nữ ở Mỹ đang sống chung với bệnh ung thư vú di căn. Rất nhiều người không muốn hiểu ung thư vú di căn là gì và bế tắc với căn bệnh của mình. Susan Rosen hi vọng trang blog, mạng xã hội và ngân hàng thông tin mình xây dựng sẽ giúp nhiều người hiểu đúng và đủ về căn bệnh ung thư vú.
Ngoài thời gian dành cho cộng đồng, bà mẹ hai con Susan Rosen đã sống những ngày cuối cùng hạnh phúc. Cô không căng thẳng chờ đợi cái chết mà dành thời gian cho chồng và hai con. Viết hồi ký để lại cho hai con, nấu những món ăn ngon, cùng chồng đi du lịch... Susan Rosen trong ký ức của người thân, bạn bè luôn còn lại những hình ảnh đẹp.
Nữ blogger chia sẻ 5 "bài học" rút ra từ chính quá trình chống lại bệnh ung thư của mình, trong đó có cả cảm giác tội lỗi khi sống sót Megan-Claire Chase, blogger về bệnh ung thư vú, chia sẻ những điều quý giá mà cô đã học được từ chính hành trình "chiến đấu" với bệnh ung thư vú của mình. Tôi là người đã khỏi ung thư vú được 3 năm rồi, tôi được biết đến với tên gọi "Warrior Megsie" (Chiến binh Megsie) trong cộng đồng ung thư. 2 tháng...