Sáp nhập xã, phường: Thận trọng, không máy móc!
Loạt bài “Khó khăn chồng chất khi sáp nhập xã, phường” Dân Việt đã đăng tải phản ánh những vướng mắc mà nhiều địa phương gặp phải trong việc triển khai và chuẩn bị triển khai đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Sau khi đăng tải, tòa soạn đã nhận được nhiều ý kiến góp ý xác đáng. PV đã có cuộc trao đổi với ông Phan Văn Hùng- Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) về những vấn đề loạt bài đặt ra.
Ông có thể cho biết lộ trình thực hiện đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã từ nay đến năm 2021 cụ thể ra sao, thưa ông?
- Dự thảo đề án được xây dựng trên cơ sở Nghị quyết số 1211/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Qua đó, sẽ tiến hành sắp xếp với mục tiêu đến năm 2021 thu gọn hợp lý đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên. Tiếp đó, từ năm 2022 – 2030sẽ cơ bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các ĐVHCcấp huyện, xã theo quy định.
Dựa vào tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số, số lượng ĐVHC huyện và cấp xã theo Nghị quyết 1211, có 259 huyện, 6.191 xã trong cả nước chưa đạt 50% tiêu chuẩn. Các ĐVHC cấp huyện, xã chưa đạt tiêu chuẩn sẽ phải sắp xếp lại.
Theo lộ trình, trong năm 2018, các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư xây dựng xong đề án đồng thời, rà soát, sửa đổi hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách đối với những người chịu tác động trực tiếp của quá trình sắp xếp ĐVHC. Tiếp đó, năm 2019, bố trí nguồn kinh phí cần thiết cho việc xây dựng đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện và cấp xã, giải quyết chế độ, chính sách đối với những người dôi dư. Đến năm 2020 sẽ phải hoàn thành việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã còn lại chưa đạt tiêu chuẩn. Năm 2021, tổng kết và xây dựng đề án tổng thể sắp xếp từ năm 2022-2030.
Nếu sáp nhập xã phường, một số thủ tục, giấy tờ hành chính sẽ phải thay đổi (ảnh minh họa). ảnh: Thành An
Mỗi địa phương lại có những đặc thù riêng. Nếu chỉ xét trên hai tiêu chí diện tích và dân số liệu có phù hợp không,
Video đang HOT
thưa ông?
- Nguyên tắc sắp xếp ĐVHC là phải bảo đảm công khai, dân chủ, lấy ý kiến cử tri của địa phương; thực hiện đúng quy trình, thủ tục. Trong đó, ưu tiên sáp nhập nguyên trạng một ĐVHC cấp huyện, cấp xã không đạt tiêu chuẩn vào một ĐVHC cùng cấp liền kề.
Tuy nhiên, khi thực hiện sáp nhập, không nhất thiết ĐVHC mới phải đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, dân số nhưng sau khi sáp nhập thì phải đạt trên 50% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, dân số. Khi một ĐVHC cấp huyện, xã có một trong hai tiêu chuẩn diện tích tự nhiên hoặc dân số không đạt 50% theo quy định, nhưng tiêu chuẩn còn lại đạt từ 150% theo quy định trở lên thì chưa xem xét sắp xếp.
Khi thực hiện sắp xếp Bộ sẽ tính đến các yếu tố đặc thù của từng địa phương, yếu tố vùng miền, gắn với đặc điểm đô thị, nông thôn, biên giới, hải đảo chứ không máy móc.
Một số ý kiến cho rằng, khi đề án mới là dự thảo đã có hiện tượng “chạy chức chạy ghế. Theo ông, để chống tình trạng này phải làm gì?
- Lo lắng đó là hoàn toàn chính đáng. Nó cũng giúp việc xây dựng đề án chặt chẽ, hiệu quả hơn trước khi trình các cấp có thẩm quyền. Đề án Bộ Nội vụ xây dựng có đưa ra 10 nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có công tác chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ các cấp, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thực hiện sáp nhập.
Một trong những nội dung đề án đặt ra là sắp xếp tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức và những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong đó chú trọng đến công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức để bảo đảm bố trí những người đủ phẩm chất.
Bên cạnh đó, đề án còn nhấn mạnh đến việc chính quyền địa phương các cấp chủ động triển khai và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi chuyển đổi giấy tờ liên quan và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát khi sáp nhập…
Làm tốt các giải pháp này cũng như thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, chúng tôi tin rằng việc triển khai sẽ đồng bộ và đạt kết quả tốt.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Sáp nhập ở khu vực Tây Nguyên: Tách khó, nhập càng khó
So với các tỉnh đồng bằng, Tây Nguyên lâu nay được biết đến là vùng "đất rộng người thưa", việc tách xã hay sáp nhập đều được các tỉnh xem xét rất nhiều yếu tố địa lý, văn hóa, con người...
Nói về chủ trương sáp nhập xã phường, ông Lê Viết Nam - Phó Giám đốc Sở Nội vụ Kon Tum cho biết: Hiện Kon Tum chưa có xã nào thuộc diện phải sáp nhập trong tổng số 102 xã phường, thị trấn. Chủ trương sáp nhập, tinh gọn các xã là hợp lý. Thế nhưng vấn đề này cũng phải tùy từng vùng, từng đặc thù của địa phương nhất là các xã vùng biên giới, các xã có an ninh chính trị "nhạy cảm" thì cần phải xem xét kỹ.
Nhiều xã khu vực Tây Nguyên muốn tách đã khó, sáp nhập lại càng khó hơn. Ảnh: P.V
"Chúng tôi xác định làm phải thật chu đáo, đúng chủ trương nghị quyết, không làm xáo trộn tâm lý nhân dân cũng như cán bộ xã. Việc sáp nhập sẽ gây ra "dôi dư cán bộ" nên phải tính đến việc bố trí việc làm phù hợp. Nếu không kín kẽ, rõ ràng thì cán bộ sẽ bị tâm lý, ảnh hưởng đến công việc".
Nói về vùng đặc thù, ông Nguyễn Văn Lộc - Bí thư Huyện ủy huyện Ia H'Drai (Kon Tum) chia sẻ: Huyện Ia Hdrai mới thành lập không lâu, hiện chỉ có 3 xã nên không có xã nào phải nằm trong diện sáp nhập. Theo đề án của địa phương, huyện phải tách ra thêm 3 xã nữa, bởi địa bàn các xã hiện nay rất rộng, từ đầu xã đến cuối xã cách nhau hàng mấy chục km, diện tích thôn bằng cả xã ở đồng bằng. Việc thường thấy nhất là học sinh phải đi 30-40km đến trường, rất khó khăn. Các vùng biên giới đất rộng, nhập lại càng thêm khó.
"Việc sáp nhập là cần thiết nhưng đối với các xã vùng biên giới, đặc thù cần phải xem xét kỹ lưỡng. Huyện đang thực hiện thí điểm mô hình tổ chức mới đồng nhất, sáp nhập một số phòng ban, chức danh... nhằm tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu quả, tránh cồng kềnh"- ông Lộc cho biết.
Tại Gia Lai, việc thực hiện theo đề án của Bộ Nội vụ cũng được tỉnh này triển khai nghiêm túc. Ông Trần Đại Thắng - Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết: Công tác sáp nhập đang trong "giai đoạn trứng nước", địa phương đã có báo cáo, T.Ư cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp và xác định làm phải thật chu đáo, đúng chủ trương nghị quyết, không làm xáo trộn tâm lý nhân dân cũng như cán bộ xã. "Việc sáp nhập sẽ tạo ra "dôi dư cán bộ" nên phải tính đến việc bố trí việc làm phù hợp. Nếu không kín kẽ, rõ ràng thì cán bộ sẽ bị tâm lý, ảnh hưởng đến công việc"- ông Thắng chia sẻ.
Theo ông Thắng, Gia Lai là 1 trong 63 tỉnh thành thực hiện công tác này, lãnh đạo đã có chỉ đạo và quán triệt xuống tận cơ sở. Đồng thời, các cơ sở cấp ủy từ xã đến huyện đều quan tâm, nghiên cứu xây dựng làm sao cho việc sáp nhập đúng tinh thần, chủ trương nghị quyết. Khó khăn hiện tại là các địa phương đặc thù có diện tích rộng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn... nhất là địa bàn các xã hiện nay rất rộng, cách trở đi lại, trong khi người dân tộc thiểu số phần lớn sống phân tán, do đó việc nhập cần cân nhắc đầy đủ các yếu tố.
"Khi sáp nhập phải tính đến bài toán đặc thù từng nơi, nhưng vẫn đảm bảo khâu quản lý sao cho hiệu quả.Nếu sáp nhập mà khó quản lý sẽ ảnh hưởng đến an ninh chính trị. Sáp nhập thế nào, ai nhập, nhập ở đâu thì cần phải nghiên cứu thật kỹ. Chứ nhập xong mà hiệu quả không tốt hơn là không được"- ông Thắng nói.
Phó Giám đốc Sở Nội vụ Gia Lai nói thêm: Bước đầu, Bộ Nội vụ yêu cầu các địa phương báo cáo vướng mắc là gì để Bộ xem xét, nghiên cứu rồi quyết định việc sáp nhập. Nguyên tắc là nhập xong phải tốt hơn so với chưa nhập thì mới làm. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng phải chặt chẽ, thận trọng.
Cùng một nỗi băn khoăn, ông Lê Viết Phẩm - Chủ tịch UBND huyện Đăk Đoa (Gia Lai) nói: Việc sáp nhập các xã ở địa phương, huyện đã có báo cáo lên cấp trên chứ chưa triển khai. Việc cân nhắc sáp nhập các xã cần phải xét đến nhiều yếu tố của chính quyền địa phương đó như năng lực điều hành, vị trí địa lý, phong tập tập quán...
"Đặc biệt có trường hợp một xã nằm giữa, trong khi 2 xã khác ở hai bên đều ở cách xa nên không biết sẽ nhập vào đâu. Nếu thật sự triển khai thì có thuận lợi và cũng có nhiều khó khăn"- ông Phẩm đánh giá khó khăn.
Ông Phan Văn Trung - Chủ tịch UBND huyện Kông Chro cho biết: Huyện mới sáp nhập các thôn làng không phù hợp, còn các xã chưa có triển khai sáp nhập. Do chưa triển khai nên chưa xác định rõ khi sáp nhập sẽ phát sinh những vướng mắc hay khó khăn như thế nào.
Theo Danviet
Sáp nhập xã, phường: Bắt đầu từ đâu? Nghệ An, Hà Tĩnh là những địa phương đi đầu và có nhiều kinh nghiệm trong việc sáp nhập thôn, xóm, khối phố. Nhiệm vụ nặng nề trước mắt là sáp nhập xã, phường để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của bộ máy, nhân lực. Khó cũng phải làm Tại Nghệ An, theo báo cáo, riêng tại TP.Vinh, ở khối,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Biển người giăng kín các địa điểm ở TPHCM đón xem sơ duyệt diễu binh 30/4

Thành Sen thắm màu cờ Tổ quốc đón mừng đại lễ 30/4

Xem trực thăng kéo cờ, tiêm kích xé gió trên bầu trời TPHCM

Trả lại 1 triệu won cho du khách Hàn Quốc đánh rơi ở Phú Quốc

Làm rõ nguyên nhân tử vong của mẹ con sản phụ ở Bảo Lộc

70 thiếu niên, học sinh độ chế xe điện từ 30 lên 100km/h

27 học sinh tiểu học ở Cao Bằng nhập viện

TP.HCM: Va chạm xe cuốc, cô gái trẻ tử vong thương tâm

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại Tiệm Phố Núi, phát hiện vi phạm nghiêm trọng

Tai nạn liên hoàn 5 ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 tài xế kẹt trong cabin

Người đàn ông tử vong khi đang chơi pickleball

Vụ tai nạn lật xe ô tô chở học sinh ở huyện Chư Prông: 16 bệnh nhân đã xuất viện
Có thể bạn quan tâm

Đi từ 1h trưa để xem sơ duyệt "concert quốc gia" Day 3: Không muốn bỏ lỡ, bận cỡ nào cũng phải có mặt
Netizen
2 phút trước
Tình trạng của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng sau khi bị nhồi máu cơ tim, nhập viện phẫu thuật gấp
Sao việt
10 phút trước
Neymar vẫn là niềm hy vọng của Brazil
Sao thể thao
14 phút trước
Google thắng lớn nhờ đầu tư cho AI
Thế giới số
18 phút trước
Hongqi giới thiệu SUV địa hình đầu tiên, chờ khách hàng đặt tên
Ôtô
22 phút trước
Clip khó tin: Vòng eo 56 cm của "Tiểu Long Nữ đẹp nhất màn ảnh" gây hỗn loạn cả tuyến phố
Sao châu á
23 phút trước
Điểm đáng mong chờ nhất ở iPhone 19
Đồ 2-tek
1 giờ trước
Phim "Địa đạo" ra mắt phiên bản đặc biệt nhân dịp 30/4
Hậu trường phim
2 giờ trước
5 nghệ sĩ được thảo luận nhiều nhất Coachella 2025: Jennie - Lisa "bay màu", top 1 gây sốc
Nhạc quốc tế
2 giờ trước
Mẹ biển - Tập 30: Quân nhận ra cha trong tình huống éo le
Phim việt
3 giờ trước