Sáp nhập ở Bộ GTVT: Thừa hàng loạt sếp tổng, sếp phó
Việc Bộ GTVT sáp nhập các ban quản lý dự án giao thông (PMU) khiến nhân sự chủ chốt có nhiều thay đổi, tổng giám đốc hạ chức thành phó giám đốc, các phó giám đốc tăng lên gấp đôi so với quy định
Theo đó, ban quản lý dự án Thăng Long (PMU Thăng Long) và ban quản lý dự án giao thông 1 (PMU1) được nhập thành PMU Thăng Long; ban quản lý dự án 2 (PMU2) và ban quản lý dự án An toàn giao thông (PMU An toàn giao thông) nhập thành PMU2.
Sau khi nhập thành PMU2, ông Phạm Hồng Sơn – Tổng giám đốc PMU2 cũ sẽ đảm nhiệm chức vụ Giám đốc, ông Nguyễn Hữu Long – Tổng giám đốc PMU An toàn giao thông làm Phó giám đốc thường trực.
Ông Dương Viết Roãn được bổ nhiệm làm Giám đốc PMU Thăng Long từ 1/7
Trong khi đó, ông Dương Viết Roãn, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng & công trình giao thông đã được Bộ GTVT điều động bổ nhiệm làm Giám đốc PMU Thăng Long sau sáp nhập từ ngày 1/7.
2 TGĐ cũ là ông Vũ Xuân Hòa (TGĐ PMU Thăng Long) và ông Hoàng Đình Phúc (TGĐ PMU1) đều nghỉ hưu.
Sau sáp nhập, cả PMU2 và PMU Thăng Long đều có tới 6 phó giám đốc.
Giám đốc PMU2 Phạm Hồng Sơn cho hay, từ 1/7, việc sáp nhập sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Video đang HOT
Theo ông Sơn, thời gian đầu sẽ vất vả về việc chuyển trụ sở và có xáo trộn về tình cảm, tâm lý. Tuy nhiên, ông tin tưởng công việc sẽ thuận vì trước mắt vẫn giữ nguyên vận hành như cũ, chỗ nào có trục trặc thì sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.
“Chúng tôi sẽ cố gắng hạn chế việc xáo trộn. Việc tổ chức sắp xếp lại cũng sẽ mất thời gian vì đụng đến con người không phải dễ, nếu xử lý không khéo là sinh lục đục nội bộ ngay…”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cũng tin tưởng khi nhập 2 ban thành 1 sẽ tập trung được nguồn lực tốt hơn và tránh được trường hợp Bộ phải đi lo việc cho nhiều ban, dẫn đến tình trạng “giẫm chân” nhau.
Tổng giám đốc xin nghỉ hưu sớm
Khi sáp nhập các PMU, ông Hoàng Đình Phúc – Tổng giám đốc PMU1 đã xin nghỉ hưu trước thời hạn hơn 1 năm.
Ông Phúc cho hay, khi chưa sáp nhập ông cũng đã có ý định xin nghỉ, nên khi Bộ có chủ trương, ông xin nghỉ chế độ sớm để chuyển về sinh sống với gia đình tại TP.HCM.
“Nếu gia đình ở HN thì tổ chức bố trí việc gì mình làm việc đó, nhưng suốt cả thời gian công tác đã hơn 40 năm xa nhà nên giờ mình xin nghỉ sớm để có thời gian bên cạnh gia đình”, ông Phúc nói.
Ông cũng chia sẻ, việc ông xin nghỉ hưu sớm sẽ tạo thuận lợi cho Ban cán sự làm công tác nhân sự khi sáp nhập.
Sáp nhập là hợp lý vì sẽ giảm bớt đầu mối quản lý sự nghiệp công.
“Nhập 2 ban làm số phòng ban giảm đi và sẽ tập trung được những người làm tốt, có nhiều kinh nghiệm cho công việc chuyên môn, nhất là hiện nay công việc không nhiều, kinh tế hạn hẹp và nợ công tăng, nếu cứ để nhiều đầu mối cũng không tốt…”, ông Phúc nói.
Trước đó, tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường thông tin, qua quá trình tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ đã giảm 15 ban quản lý các dự án xuống còn 8.
“Khi sáp nhập 2 đơn vị, từ 2 trưởng chỉ còn 1, thậm chí có những nơi sáp nhập lại có 7-8 phó, trong khi theo quy định chỉ được 3, việc này khiến nhiều người tâm tư”, ông Trường nói.
(Theo Vietnamnet)
Bộ GTVT nợ ngàn tỷ, doanh nghiệp "bắt bí" TP Đà Nẵng
Công trình nút giao thông cầu vượt Ngã ba Buế không thuộc phạm vi ngân sách của thành phố nhưng UBND TP.Đà Nẵng vẫn liên tục có công văn kiến nghị Trung ương giải vốn cho doanh nghiệp
Thời gian qua giữa UBND TP.Đà Nẵng và công ty Trung Nam đã có "lời qua tiếng lại" xung quanh việc giải vốn công trình cầu vượt Ngã ba Huế.
Về phía công ty Trung Nam, đơn vị này đã có công văn đề nghị UBND TP.Đà Nẵng thanh toán số tiền 2.050 tỷ đồng dự án cầu vượt Ngã ba Huế. Ngoài gửi công văn cho chính quyền thành phố, công ty này cũng có đơn gửi cho một số cơ quan báo chí trên địa bàn.
Mới đây, UBND TP.Đà Nẵng cũng đã nêu tên công ty Trung Nam trong số các nhà đầu tư nợ tiền sử dụng đất của thành phố. Theo đó, công ty Trung Nam nợ số tiền hơn 300 tỷ đồng từ dự án Golden Hills và vệt 50 m đường Nguyễn Tất Thành nối dài.
Cầu vượt ngã ba Huế do Bộ GTVT làm chủ đầu tư (ảnh Đình Thiên)
Sau khi thành phố đưa thông tin trên, công ty Trung Nam lập tức có văn bản tiếp tục đề nghị UBND TP Đà Nẵng thanh toán dự án Nút giao thông Ngã ba Huế để công ty này nộp tiền sử dụng đất dự án Golden Hills và vệt 50 m đường Nguyễn Tất Thành nối dài.
Liên quan đến việc này, ông Huỳnh Đức Thơ- Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã có những chia sẻ thẳng thắn.
Ông Thơ khẳng định, số tiền 2.050 tỷ đồng xây dựng dự án cầu vượt Ngã ba Huế do Bộ GTVT là chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm, Đà Nẵng không có trách nhiệm phải thanh toán số tiền này. Còn số tiền khoảng 300 tỷ đồng công ty Trung Nam nợ tiền sử dụng đất của thành phố, công ty này phải thanh toán là điều đương nhiên.
Chủ tịch TP.Đà Nẵng cho rằng, dự án cầu vượt Ngã ba Huế nằm trên trục đường Quốc lộ 1 do Bộ GTVT quản lý, Đà Nẵng chỉ được Trung ương giao điều hành dự án này. Tuy nhiên, Đà Nẵng đã đề xuất Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đồng ý đầu tư dự án này bằng hình thức BT (xây dựng chuyển giao và chi trả bằng ngân sách nhà nước).
Sau đó, Chính phủ ghi vốn công trình này vào nguồn vốn trung hạn và thống nhất bố trí vốn cho Bộ GTVT. Tuy nhiên, do ngân sách Trung ương chưa thể cân đối nên đến nay vốn công trình này chưa được bố trí.
"Chưa được bố trí, nghĩa là Trung ương có trách nhiệm bố trí, sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản do chậm bố trí vốn gây ra. Mặc dù không thuộc phạm vi ngân sách Đà Nẵng nhưng thành phố vô cùng có trách nhiệm trong việc này. Thành phố đã có hàng chục công văn, kiến nghị, hàng chục cuộc họp và gần đây đã đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội Đà Nẵng phát biểu ra giữa nghị trường và đã nhận được ý kiến trả lời, cam kết của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ", ông Thơ cho biết
Về việc công ty Trung Nam kiến nghị thành phố thanh toán 2.050 tỷ đồng rồi mới trả nợ hơn 300 tỷ đồng tiền sử dụng đất của thành phố, ông Thơ cho rằng: "Anh Tâm Thịnh (ông Nguyễn Tâm Thịnh-Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trung Nam) nói như vậy không đúng. Ai nợ thì người nấy chịu. Theo đúng luật thuế nếu chậm trễ thì bị phạt. Cái này Chủ tịch thành phố cũng không thể can thiệp được".
Theo Danviet
Nóng: Bộ GTVT "phanh gấp" cấp phép thí điểm Grab, Uber Bộ GTVT vừa yêu cầu các địa phương đang tham gia phải thống kê, rà soát chính xác số lượng và dừng cấp phép thí điểm taxi công nghệ. Theo Bộ GTVT, yêu cầu này nhằm hạn chế bùng phát taxi công nghệ, gây áp lực lên hạ tầng, bất bình đẳng với các loại hình dịch vụ vận tải khác. Theo Bộ...