Sập nhà cổ ở Hà Nội: Tổ chức tạm cư cho 16 hộ dân tới Định Công
Tô chức sơ tán các hô dân bị ảnh hưởng, bô trí nơi tạm cư cho 16 hộ dân với 61 nhân khâu trong vụ sập nhà cổ ở Hà Nội.
Theo báo cáo nhanh của Quận ủy Hoàn Kiếm- Hà Nội, ngay sau khi nhận được tin báo sập nhà, UBND thành phố đã chỉ đạo các Sở ngành và các lực lượng liên quan hỗ trợ.
Cụ thể, bố trí toàn bộ lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ khẩn cấp để giảm thiểu tối đã thiệt hại về người và tài sản; Tổ chức tìm kiếm và đưa 7 người bị nạn đi cấp cứu tại bệnh viện.
Lực lượng quân đội tham gia cứu hộ.
Danh tính các nạn nhân gồm: Vũ Thị Thúy Hằng (37 tuổi) và Nguyễn Thị Tiêu ( 64 tuổi) ở cùng địa chỉ 107 Trần Hưng Đạo, Tào Thị Hiện (50 tuổi) ở Thanh Oai, Nguyễn Văn Nức 44 tuổi ở Văn Lâm, Hưng Yên, Trần Thị Nga (khoảng 60 tuổi) nơi ở chưa xác định do bà Nga bị câm, Lê Thị Quý Hường (47 tuổi) ở Thôn Bạch Liên, xã Liên Phương, huyện Thường Tín, Hà Nội, Trần Thị Nga (36 tuổi) ở 6 C ngõ Bạch Đằng, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm.
Video đang HOT
Bảo đảm an ninh, phân luồng giao thông phục vụ công tác cứu hộ.
Theo ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Bí thư Quận uỷ Hoàn Kiếm, tính đến 18h ngày 22/9 có 2 trường hợp tử vong là bà Lê Thị Quý Hường và Trần Thị Nga. 1 trường hợp bị thương nặng là Vũ Thị Thúy Hằng bị chấn thương sọ não, chấn thương xương chậu.
Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm đã tới bệnh viện thăm hỏi động viên các nạn nhân bị thương tại các bệnh viện, bước đầu hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người bị thương. Ngoài ra cũng hỗ trợ 5 triệu đồng cho gia đình người thiệt mạng.
Lực lượng chức năng tổ chức sơ tán các hộ dân bị ảnh hưởng, bố trí nơi tạm cư cho 16 hộ dân với 61 nhân khẩu hiện không có chỗ ở tới ở Nhà CT1 Định Công.
Hiện quận Hoàn Kiếm đang phối hợp với các Sở ngành Thành phố và các lực lượng liên quan chỉ đạo các đơn vị trong quận tiếp tục khắc phục sự cố sập nhà tại 107 Trần Hưng Đạo.
Công an Thành phố Hà Nội và các cơ quan chuyên môn kỹ thuật đã triển khai lực lượng tiến hành khám nghiệm hiện trường và xác định nguyên nhân sập nhà.
Theo VOV
Hàng chục xe xếp hàng trước cổng UBND tỉnh phản đối "xe vua"
Sáng 31/8, hàng chục xe khách và đại diện 40 nhà xe là của 4 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách cố định tuyến Mỹ Tho - TP HCM tiếp tục đình công phải đối vì cho rằng một nhà xe núp bóng hợp đồng, hoạt động vận tải hành khách trá hình.
Theo đó các nhà xe gồm: Công ty cổ phần vận tải ô tô Tiền Giang, HTX vận tải cơ giới thủy bộ TP Mỹ Tho, HTX vận tải liên tỉnh và du lịch Việt Thắng TP HCM và HTX vận tải liên tỉnh và Du lịch Thống Nhất TP HCM. Các nhà xe này đã đến đậu thành 2 hàng dài phía trước Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang (trên đường 30 tháng 4, thuộc địa bàn phường 1, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) để phản đối nhà xe Duy Quý. Đại diện các nhà xe trên cho rằng nhà xe Duy Quý là "xe vua" núp bóng hợp đồng, trá hình hoạt động vận tải hành khách bất chấp pháp luật.
Các nhà xe cho xe đậu thành hàng dài trước UBND tỉnh Tiền Giang phản đối nhà xe hoạt động trá hình.
Theo đơn trình bày của đại diện các nhà xe, từ tháng 11/2014 đến nay, xe khách Duy Quý núp bóng hợp đồng để lập bến cóc, rước khách chạy xe dù tuyến cố định Mỹ Tho - TP HCM với tần xuất 30 phút/chuyến, thời gian từ 5h 20 phút đến 19h hàng ngày. Nhà xe Duy Quý thành lập văn phòng và điểm bán vé cụ thể tại số 12/8A đường Nguyễn Văn Nguyễn, phường 8, TP Mỹ Tho; cây xăng Ấp Bắc, phường 5, TP Mỹ Tho và số 47 Ấp Bắc, phường 10, TP Mỹ Tho. Đây là những điểm mà nhà xe Duy Quý hoạt động trái với quy định của pháp luật.
Thậm chí xe Duy Quý còn ngang nhiên nhận đặt vé qua điện thoại, bán vé trên xe, rước khách trong nội ô TP Mỹ Tho trong khi xuất bến cố định của nhà xe Duy Quý đăng ký tại bến xe Tiền Giang chỉ được phép chạy từ bến xe Tiền Giang ra Quốc lộ 60 đến ngã ba Trung Lương theo quốc lộ 1A lên đường cao tốc TP HCM - Trung Lương để về TP HCM. Tuy nhiên, nhà xe Duy Quý không chấp hành mà cứ chạy vào nội ô TP Mỹ Tho để rước khách làm cho các nhà xe rước khách tại bến xe Tiền Giang bị thiệt thòi....
Đại diện các nhà xe trao đổi với cơ quan chức năng.
Cũng theo đơn tường trình, đã nhiều lần đại diện 40 nhà xe gửi đơn đến rất nhiều cơ quan trong tỉnh Tiền Giang và Bộ Giao thông vận tải nhưng đến nay chưa được giải quyết thỏa đáng.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, vào sáng ngày 22/7/2015, hàng chục nhà xe này cũng đã đem xe đến đậu thành hàng dài trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phía trước Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang) để đình công và đề nghị các cơ quan chức năng xem xét giải quyết, xử lý nhà xe Duy Quý theo quy định của pháp luật.
Chiều cùng ngày, ông Huỳnh Văn Nguyện - Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang - cho biết sau buổi làm việc với các nhà xe Sở GTVT sẽ xem xét từng phần trong đơn kiến nghị của các nhà xe để báo cáo UBND tỉnh có hướng giải quyết.
Nguyễn Hồng
Theo Dantri
Cảng Quy Nhơn tê liệt vì công nhân xếp dỡ đòi quyền lợi về lương, thưởng Chiều 29.8, công nhân của Xí nghiệp xếp dỡ thuộc Công ty cổ phần cảng Quy Nhơn (Bình Định) tiếp tục đình công khiến các hoạt động của Cảng Quy Nhơn bị tê liệt. Sáng 29.8, xe tải chờ vào Cảng Quy Nhơn bốc xếp hàng hóa xếp thành hàng dài trên đường Đống Đa, TP Quy Nhơn Theo các công nhân, việc...