Sấp ngửa về quê đợt nghỉ lễ 30/4 vì bố chồng đột quỵ, nào ngờ sự thật đắng lòng
Đọc xong tôi chỉ biết thở dài, nước mắt giàn giụa nhớ ra là mình vội về nhà nội mà chưa kịp gọi điện cho bố mẹ ở quê.
Vợ chồng tôi mỗi đứa mỗi quê, tôi ở Hải Dương còn chồng tôi ở Thanh Hóa, yêu nhau và xây dựng sự nghiệp ở Hà Nội. Gia đình đôi bên đều yêu thương con cháu, chắt chiu dành dụm cho chúng tôi thêm vào mua một mảnh đất nhỏ ở bên Cổ Nhuế.
Cuộc sống vốn thuận hòa, yên ấm với với hai nhóc con 3 tuổi và 6 tuổi. Công việc của chúng tôi cũng khá ổn định, lương mỗi đứa hơn 10 triệu, đủ sinh sống và nuôi nấng 2 đứa con ở ngoại thành, thi thoảng quà cáp về quê. Do vô tình lâm vào cảnh một chốn bốn quê nên lúc đầu chúng tôi khá bối rối.
Đòi về ngoại dịp nghỉ lễ là tôi đã chính thức châm ngòi nổ cho một cuộc chiến. Ảnh minh họa
Mấy năm đầu, tôi thường xuyên chịu lép vế vì tư tưởng nhất bên nội, nhì bên ngoại. Ngày Tết cũng về nội, dịp 30/4, 1/5 về nội, 2/9 cũng về nội nốt. Thời gian về ngoại dường như chỉ phát sinh khi nhà ngoại có giỗ chạp vào cuối tuần. Chồng tôi tìm đủ mọi lý do để thoái thác vai trò làm người “rể thảo”.
Sau này, cuộc sống ngày một hiện đại hơn, tôi cũng muốn đấu tranh để không chịu cảnh nhất bên trọng nhất bên khinh như trước. Và như thế, tôi đã chính thức châm ngòi nổ cho 1 cuộc chiến không mấy cân sức giữa tôi và gia đình chồng.
Video đang HOT
Tôi tuyên bố với chồng là cứ luân phiên mà sắp xếp lịch, đợt nghỉ lễ này về nội thì đợt nghỉ lễ khác sẽ về ngoại. Chồng tôi lúc đầu kịch liệt phản đối. Mẹ chồng tôi biết chuyện cũng nổi cơn thịnh nộ bảo tôi “tạo phản”. Tôi không quan tâm, thể hiện quyết tâm bằng việc cứ đúng lịch mà làm, nếu đến lịch về ngoại mà chồng tôi về nội là tôi ở nhà, mặc anh ta về một mình với lỉnh kỉnh đồ đạc, con cái. Biết là không “thuần phục” được tôi nên gia đình chồng và chồng tôi đành cay đắng chấp nhận.
Đợt nghĩ lễ 3 ngày giỗ Tổ Hùng Vương vừa qua, nhà chúng tôi về bên nội, nên dịp nghỉ 30/4, 1/5 này hiển nhiên là chúng tôi về ngoại. Biết lịch được nghỉ 5 ngày, chồng tôi đặt vấn đề là ở ngoại 3 ngày, về nội 2 ngày. Tôi không chịu vì hai tuyến đường ngược nhau hoàn toàn, đi lại nhiều trong mấy ngày sẽ chỉ khổ con cái. Không thuyết phục được tôi, chồng tôi đành ậm ừ cho xong chuyện nhưng thực lòng vẫn rất băn khoăn ấm ức.
Gần đến ngày nghỉ, tôi chuẩn bị mua ít quà về cho ông bà ngoại, tiện thể mua giúp người nhà trên ngoại ít đồ mà họ nhờ, dặn dò trẻ con về nhà ngoại thì ăn nói chào hỏi, vui chơi ra sao cho ngoan. Tất cả đã sẵn sàng, chỉ cần đến ngày là khoác ba lô lên và đi thôi.
Thật chẳng ngờ, mẹ chồng gọi điện lên báo bố chồng tôi ngất nhập viện cấp cứu, không rõ tình hình ra sao. Vậy là chúng tôi sấp ngửa chuyển hướng từ ngoại về nội. Bao nhiêu kế hoạch vui chơi dồn hết sang 1 bên để tập trung trước mắt cho nghĩa vụ của một người dâu hiền. Chúng tôi xách đồ lên xe phi về Thanh Hóa ngay tối thứ 6.
Về đến nơi thấy bố tôi đang nằm nghỉ trong nhà. Nghe mẹ chồng kể lại là ông bị ngất vì tăng huyết áp, bị suy nhược cơ thể, bị chèn ép dây thần kinh… nhiều thứ bệnh lắm nhưng “mừng nhất là cuối cùng ông đã khỏe lại, không bị làm sao” – mẹ chồng tôi nói với giọng mừng rỡ. Khi tôi hỏi thăm bố, bố cũng khá vui vẻ, thi thoảng tôi thấy nét ái ngại trên khuôn mặt ông.
Sáng hôm sau, tôi dậy sớm đi chợ định mua cái chân giò về hầm cháo cho ông ăn, thì bất ngờ gặp đứa cháu họ nhà chồng. Đứa này tính tình tuyệch toạc, lại không ưa thói đành hanh của mẹ chồng tôi. Gặp tôi, nó ghé sát tai tôi thì thầm: “Này, ông vẫn khỏe như vâm phải không”. Tôi hồn nhiên: “Ừ, mừng quá là ông khỏe lại rồi”.
Nó lắc đầu quầy quậy rồi mặt tỏ ra nguy hiểm: “Này, nói cho cô biết một chuyện quan trọng nhé, bí mật đấy nhé, ông không làm sao đâu, hôm qua đi chơi bóng chuyền hơi mệt thế là về bà bắt đi lên viện tiếp nước đấy. Là chồng cháu chở ông đi mà, ông còn cứ cằn nhằn là cái mụ già chả làm sao cứ bắt người ta lên viện”.
Tôi nghe mà điếng cả lòng. Lẽ nào vì cái lịch về quê mà chúng tôi tự thỏa thuận đã gây ra những hệ lụy như vậy. Tôi không nghĩ là bố mẹ chồng tôi lại chỉ vì chuyện con cái phân chia thời gian về nội về ngoại mà lại làm ra những chuyện này để lừa gạt tôi.
Bất ngờ trong điện thoại rung lên tin nhắn, là ông anh họ trên quê ngoại Hải Dương nhắn: “Sao các em bảo về ngoại mà không thấy về thế, mẹ em bị gẫy tay 1 tuần nay mà ông bà không cho anh báo bọn em, sợ bọn em lo lắng lại nghỉ việc, ông bà bảo đằng nào tuần tới cũng về nhà dịp nghỉ lễ, thế mà chả thấy về, làm ông bà cứ ngóng”.
Đọc xong tôi chỉ biết thở dài, nước mắt giàn giụa nhớ ra là mình vội về nhà nội mà chưa kịp gọi điện cho bố mẹ ở quê.
Lê Anh
Theo dantri.com.vn
TP.HCM: Sức mua dự báo tăng 70% trong kỳ nghỉ lễ
Các nhà bán lẻ tại TP.HCM dự báo sức mua trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 sẽ tăng mạnh tới 70% so với ngày thường.
Người tiêu dùng chọn mua thực phẩm trong siêu thị tại TP.HCM
Do lo ngại nắng nóng tại TP.HCM trong những ngày này, nhiều người dân và du khách có xu hướng tìm đến các trung tâm thương mại để vừa vui chơi, giải trí, vừa mua sắm trong dịp nghỉ lễ. Nắm bắt được tâm lý này, các nhà bán lẻ đã chủ động chuẩn bị nguồn cung hàng hóa dồi dào, đồng loạt tung chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu. Đa số các mặt hàng thực phẩm tươi sống giảm giá từ 10 - 20%; đồ dùng nhà bếp giảm 20 - 45%; có các chương trình mua 1 tặng 1; mua sản phẩm thứ hai cùng loại được giảm giá còn 50%...
Chợ truyền thống tại TP.HCM
Riêng mạng lưới chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM, nhiều tiểu thương cho biết đã chuẩn bị nguồn hàng đủ để phục vụ kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, khi nhiều thương nhân, nhà phân phối ngưng hoạt động. Do nguồn cung hàng hóa dồi dào, nên giá cả đảm bảo ổn định so với ngày thường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Theo Trung tâm Tin tức VTV24
Tai nạn giao thông đường bộ khiến 31 người thương vong trong ngày nghỉ lễ đầu tiên Trong ngày nghỉ lễ đầu tiên, toàn quốc đã có 31 người thương vong do tai nạn giao thông đường bộ, số người và số vụ tăng hơn so với năm ngoái. Theo Báo cáo nhanh của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, trong ngày 27/4, ngày nghỉ lễ đầu tiên (dịp lễ 30/4), toàn quốc xảy ra 19 vụ tai...