Sắp kết thúc ‘tuần đen tối’ của chứng khoán Việt
Đại dịch Covid -19 và tác động tiêu cực của các chính sách mới của các quốc gia trên thế giới được xác định là nguyên nhân chính khiến cho TTCK thế giới và Việt Nam có đợt giảm mạnh và sâu như tuần thứ 2 của tháng 3. Theo đánh giá của UBCKNN, TTCK giảm điểm mạnh do trùng với “điểm rơi” của nhiều tin xấu hội tụ cùng lúc xuất hiện.
Chứng khoán đã có tuần đen tối cả trên thế giới và Việt Nam
Những tổn thương của doanh nghiệp trong đại dịch lần này là khó tránh khỏi, tuy nhiên, trong trung hạn, gói hỗ trợ tín dụng và tài khóa của Chính phủ chắc chắn sẽ phần nào hỗ trợ các doanh nghiệp sớm vực lại sức sản xuất kinh doanh.
Chiều nay 17/3, Bộ Tài chính vừa ký ban hành Thông tư số 14/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 127/2016/TT-BTC về việc giảm giá một số loại giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán, để hỗ trợ kịp thời nhất cho thị trường và nhà đầu tư.
Theo đó, Bộ tài chính điều chỉnh ngay 4 loại giá dịch vụ giao dịch chứng khoán phái sinh tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) bao gồm:giá dịch vụ đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh, giá dịch vụ đăng ký thành viên bù trừ, dịch vụ vay, cho vay chứng khoán qua hệ thống VSD…
Ngoài ra quy định mới cũng không thu giá dịch vụ đối với một số dịch vụ trên sở giao dịch chứng khoán như: đăng ký niêm yết lần đầu và thay đổi đăng ký niêm yết (đối với cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ nợ theo quy định tại Luật Quản lý nợ công, chứng quyền có đảm bảo); đăng ký chứng khoán…
Video đang HOT
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 18/3/2020 đến hết ngày 31/8/2020. Sau ngày 31/8/2020, mức giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 127/2016/TT-BTC.
Còn với TTCK Việt Nam, trong bối cảnh hiện nay, Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng cho biết, UBCKNN sẽ tiếp tục điều hành TTCK theo quan điểm: “Tôn trọng sự tự điều chỉnh theo quan hệ cung – cầu của thị trường, hạn chế tối đa các tác động, can thiệp về hành chính và kỹ thuật vào thị trường khi chưa thật sự cần thiết”.
“Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi mong rằng, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và nhà đầu tư tiếp tục vững tin vào nội lực của nền kinh tế, vào các giải pháp của Chính phủ và các bộ, ngành, cũng như sức bền của TTCK Việt Nam nhằm góp phần hỗ trợ thị trường lấy lại đà tăng trưởng, đặc biệt là tránh những phiên bán tháo không cần thiết” – Chủ tịch UBCKNN nói.
TTCK Việt Nam kết thúc phiên giao dịch buổi sáng ngày 18/3 trong sắc xanh. Thanh khoản của thị trường đã tăng khá mạnh trên 2 sàn niêm yết. Điều này chứng tỏ vẫn có dòng tiền mua vào bắt đáy các cổ phiếu có giá trị cơ bản tốt. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục xu hướng bán ròng, nhưng giá trị bán ròng trong phiên không quá lớn.
Trên TTCK Việt Nam, xu hướng rút ròng và bán ròng của NĐTNN cũng tương tự như TTCK trên thế giới. Tuy nhiên, so với mức độ rút ròng của NĐTNN tại các thị trường mới nổi ở châu á khoảng 27,2 tỷ USD (từ đầu năm tới ngày 17/03/2020) và khoảng 17,7 tỷ USD (từ đầu tháng 3 đến 17/03/2020) thì mức độ rút ròng 146 triệu USD tại TTCK Việt Nam chưa quá lo ngại.
XUÂN LAN (Tienphong.vn)
Cổ phiếu QCG tăng 82% sau 9 phiên tăng trần liên tiếp
Cổ phiếu QCG nối dài chuỗi tăng trần lên 9 phiên liên tiếp trong ngày thứ Ba (10/03).
Ảnh: Tienphong.vn
Khép lại phiên ngày 10/03, cổ phiếu QCG ghi nhận phiên tăng trần thứ 9 liên tiếp với thanh khoản tăng mạnh, khởi đầu từ mức 3.740 đồng/cp tại ngày 28/02. Tính trong 9 phiên qua, cổ phiếu này đã tăng vọt 82% lên mức 6.820 đồng/cp.
Đáng chú ý là cổ phiếu của công ty bất động sản này vẫn nối dài mạch tăng trần mặc dù chứng khoán Việt ghi nhận phiên giảm mạnh nhất 19 năm trong ngày thứ Hai (09/03).
Điều gì giúp cổ phiếu QCG tăng mạnh?
Vào ngày 06/02, cổ phiếu này đã được đưa ra khỏi diện cảnh báo nhờ đã khắc phục được nguyên nhân vi phạm về nghĩa vụ công bố thông tin.
Quan trọng hơn, Quốc Cường Gia Lai có thể được gỡ khó về pháp lý đối với 6 dự án bị ách tắc sau hội nghị giữa lãnh đạo thành phố và các doanh nghiệp bất động sản vào cuối tháng 2/2020. Trong đó, đáng chú ý nhất là dự án Phước Kiển với quy mô 91 hecta.
Xét về hoạt động kinh doanh năm 2019, doanh thu của Quốc Cường Gia Lai đạt hơn 850 tỷ đồng, tăng hơn 17% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng lại giảm từ hơn 96 tỷ đồng xuống còn hơn 80 tỷ đồng, tương đương giảm hơn 17%.
Trong một diễn biến gần đây nhất, Quốc Cường Gia Lai thông qua chủ trương thành lập Công ty con là CTCP Bất động sản Quốc Cường Thuận An và cử người đại diện của QCG góp vốn (51%).
Theo Nhipcaudautu.vn
Lo sợ Covid-19, chứng khoán Việt giảm mạnh nhất trong hơn 18 năm Hầu hết các công ty chứng khoán đều gửi khuyến nghị đến các nhà đầu tư của mình không nên hoảng loạn Sự lo lắng của giới đầu tư trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trong nước và thế giới, thị trường tài chính chứng khoán toàn cầu chao đảo khiến thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận...