Sắp hết tiền, Vietnam Airlines xin ‘giải cứu’
Dịch COVID-19 đã “càn quét” nguồn tiền của các hãng hàng không trên thế giới. Tại Việt Nam, các hãng hàng không, trong đó có Vietnam Airlines đang phải đối mặt khó khăn, cạn kiệt dòng tiền. Có giải cứu hay không và bằng cách nào đó là bài toán lớn mà cả Chính phủ, doanh nghiệp đều cần tính toán.
Máy bay “đắp chiếu” nhiều tháng tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài do dịch COVID-19, và mới chỉ bay nội địa trở lại gần đây.
Lâm cơn bĩ cực
Những ngày sống trong dịch COVID -19 vừa qua, hầu hết các hãng hàng không lớn trên thế giới đều lâm cơn bĩ cực và hãng hàng không lớn như Vietnam Airlines cũng chung số phận.
Chia sẻ, ông Trần Thanh Hiền, Trưởng ban Tài chính – Kế toán Vietnam Airlines (VNA) cho biết, hầu như các hãng hàng không trên thế giới đều không còn tiền trên tài khoản. Dịch COVID-19 đã “đốt” 41% tài chính, tương đương 157 tỷ USD giá trị vốn hóa của 116 hãng hàng không niêm yết trên toàn thế giới. Trong đó, phần tiền vé khách đã mua phải hoàn lại vì hủy chuyến bay cũng “rất kinh khủng”. Riêng với VNA, phần tiền vé phải hoàn trong tháng 2-3/2020 lên tới khoảng 4.000 tỷ đồng. “Đây là việc mất máu rất đột ngột”, ông Hiền nói.
Ads by optAd360
Do dịch bệnh, VNA dự kiến sản lượng khai thác năm nay sẽ giảm khoảng 48% so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu giảm 50.000 tỷ đồng; lỗ gần 20.000 tỷ đồng/năm (sau cắt giảm chi phí còn lỗ khoảng 15.000-16.000 tỷ đồng). Trong đó, riêng chi phí cố định hằng tháng của VNA lên tới 2.100 tỷ đồng/tháng, chủ yếu là thuê tàu bay (1.300 tỷ đồng/tháng) và chi phí khấu hao, bảo dưỡng sửa chữa tàu bay, nhân công.
Với các hãng VNA đang nắm nhiều cổ phần, như Jetstar Pacific dự kiến sản lượng và doanh thu cũng giảm tương ứng 64% so với cùng kỳ năm trước, lỗ 1.200 tỷ đồng; Hãng hàng không K6 (Cambodia Angkor Air) dự kiến giảm sản lượng và doanh thu khoảng 27%, lỗ 14,5 triệu USD. Các công ty thành viên khác của VNA cũng giảm lợi nhuận hơn 1.700 tỷ đồng, dự kiến VNA sẽ mất số tiền cổ tức tương đương 636 tỷ đồng. “VNA lỗ nặng nhưng vẫn trụ được, vì trước dịch, hãng có tiềm lực tài chính mạnh, khi có tích cóp hơn 4.000 tỷ đồng tiền mặt”, ông Hiền nói thêm.
Ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng ban Kế hoạch Phát triển VNA chia sẻ thêm, việc phục hồi của hãng sẽ mất nhiều thời gian, khi toàn cầu vẫn còn trên 50% máy bay nằm đất. Với VNA, dù đã khôi phục toàn bộ mạng đường bay nội địa, thậm chí mở thêm 13 đường bay trong nước mới, với hệ số ghế được lấp đầy mỗi chuyến bay lên tới 85%. Tuy nhiên, doanh thu chưa thể bù đắp được chi phí, do hãng áp dụng nhiều hình thức khuyến mại, giảm giá vé, cùng đó là chi phí cố định khoảng 2.100 tỷ đồng/tháng, dù bay hay không bay vẫn trả. “Nhờ có hoạt động bay nội địa, mỗi tháng hãng có thêm nguồn thu 500-600 tỷ đồng bù chi phí cố định”, ông Trung nói.
Không chỉ VNA và Jetstar Pacific, các hãng hàng không khác như Vietjet Air, Bamboo Airways cũng đối mặt không ít khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, khi kết thúc quý I/2020 vừa qua, mỗi hãng công bố số lỗ lần lượt là 989 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng.
Video đang HOT
Chờ bơm vốn
Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), toàn ngành hàng không thế giới giảm doanh thu 419 tỷ USD do dịch COVID-19; dự kiến cả năm nay các hãng lỗ 84 tỷ USD. Dự kiến năm 2021, ngành này vẫn lỗ 16 tỷ USD và phải tới giữa 2022 hàng không mới thực sự phục hồi về quy mô như năm 2019. Một tính toán cũng cho biết: Các hãng hàng không cần 250 tỷ USD hỗ trợ từ chính phủ. Hiện tại, một số quốc gia như Pháp, Hà Lan, Singapore… đã tung các gói hỗ trợ hãng hàng không, chính phủ bảo lãnh cho vay và trực tiếp cho vay. Dù vậy, vẫn có một số hãng đã tuyên bố phá sản, hoặc đang làm thủ tục phá sản.
Còn tại Việt Nam, với VNA, ông Trần Thanh Hiền cho biết, từ tháng 2/2020 tới nay, VNA đã cắt giảm chi phí không cần thiết, giảm lương… nhờ đó tiết kiệm chi phí khoảng 4.500 tỷ đồng; các đối tác cho thuê máy bay giảm hơn 1.000 tỷ đồng tiền thuê tàu bay năm 2020-2021. “Nếu không có bơm vốn của Chính phủ, thì tháng 8/2020 hãng sẽ hết tiền” ông Hiền nhấn mạnh.
Hãng hàng không này cũng đã kiến nghị Chính phủ (vai trò chủ sở hữu phần vốn nhà nước) hỗ trợ cho vay tối thiểu 4.000 tỷ đồng, trong 3 năm, với lãi suất ưu đãi. Và kiến nghị Chính phủ cho phép phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn, cổ đông nhà nước có thể giao 1 đơn vị mua phần cổ phần này (như SCIC). Quy mô phát hành cổ phiếu được cân đối với phương án vay, đảm bảo tổng số vốn bổ sung cho VNA khoảng 12.000 tỷ đồng. Về trung dài hạn, VNA kiến nghị Chính phủ bảo lãnh cho hãng phát hành trái phiếu 10 năm, quy mô 10.000 tỷ đồng để thực hiện dự án đầu tư đội máy bay giai đoạn 2021-2025. “VNA không xin tiền từ ngân sách nhà nước, mà chỉ xin hỗ trợ vay và sẽ trả”, ông Hiền nói thêm.
Trong một diễn biến khác, Tập đoàn Qantas (Úc) đã thống nhất với VNA chuyển giao 30% cổ phần đang sở hữu tại hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific cho VNA. VNA đang đàm phán với Qantas và báo cáo Chính phủ Việt Nam về việc tiếp nhận chuyển giao vốn từ Qantas sang VNA. Về dài hạn, VNA dự kiến sẽ tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược mới cho Jetstar Pacific. Dù đã qua nhiều lần tái cơ cấu, nhưng Jetstar Pacific Airlines vẫn lỗ lũy kế hơn 4.000 tỷ đồng. Năm 2018-2019, sau nhiều năm thua lỗ, hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam bắt đầu có lãi, nhưng dịch COVID-19 đẩy hãng vào thế khó khăn hơn.
Về mở lại các đường bay quốc tế, ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng ban Kế hoạch phát triển Vietnam Airlines cho biết, hãng đã sẵn sàng mở lại các đường bay quốc tế trên cơ sở cho phép của Chính phủ Việt Nam và các nước. Hãng đang khai thác thường lệ đường bay chở khách từ Hà Nội/TPHCM đi Seoul (Hàn Quốc) với tần suất 5 chuyến/tuần, dự kiến sẽ tăng lên 14 chuyến/tuần vào tháng 7/2020 để chở khách Việt Nam sang Hàn Quốc. Vietnam Airlines cũng đã sẵn sàng khai thác các thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN ngaykhi được phép.
SCIC muốn đầu tư vào Vietnam Airlines: Tránh đầu tư giải cứu
Trước hết phải xác định rất rõ ràng mục tiêu SCIC đầu tư vào VNA là vì mục đích gì, chắc chắn không thể vì mục đích giải cứu doanh nghiệp này.
Chưa thấy hợp lý
Lãnh đạo của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa đề xuất được tham gia tái cơ cấu hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines (VNA) sau dịch Covid-19, với mục tiêu trở thành cổ đông của doanh nghiệp này. Quy mô đầu tư dù không được tiết lộ cụ thể nhưng lãnh đạo SCIC cũng cho biết có thể sẽ lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Đề xuất trên đưa ra sau khi VNA có văn bản xin Chính phủ hỗ trợ cơ chế vay vốn lên tới 12.000 tỷ đồng với lãi suất 0%, trong thời gian 3 năm. Cả hai đề xuất trên đều gây băn khoăn.
SCIC muốn đầu tư vào VNA. Ảnh: NLĐ
Với đề xuất của SCIC, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không trường Đại học Bách khoa TP.HCM cho rằng không hợp lý.
Vị chuyên gia phân tích, SCIC là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, hay nói cách khác cũng chính là quản lý và sử dụng tiền của nhà nước, điều này đặt ra câu hỏi: SCIC muốn đầu tư vào VNA với mục đích gì trong khi VNA là doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng nhà nước vẫn đang nắm giữ tới hơn 86% vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp này?
"SCIC muốn rót thêm tiền, tăng vốn điều lệ tại VNA để thu lãi cao hơn? Nếu xét về bản chất, VNA vẫn là doanh nghiệp nhà nước với tỉ lệ vốn chủ sở hữu chiếm áp đảo, việc SCIC đầu tư thêm vào đây là không cần thiết.
VNA đã là doanh nghiệp cổ phần, việc huy động vốn hãy huy động từ nguồn xã hội hóa", PGS Nguyễn Thiện Tống nêu quan điểm.
Đặt vấn đề thứ hai, vị chuyên gia phân tích tiếp trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế, xã hội. Ngân sách nhà nước thu ít hơn chi. Trong bối cảnh này, nếu lại tiếp tục chi thêm tiền để tăng vốn cho VNA là không cần thiết. Thay vào đó, SCIC nên đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề quan trọng khác của nền kinh tế nhằm tăng cường vai trò chủ đạo, góp phần tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.
Mặt khác, vị chuyên gia cũng nói ngay sự ảnh hưởng của VNA so với các hãng hàng không khác là không quá trầm trọng. Bởi, doanh nghiệp này vẫn là doanh nghiệp nhà nước, dù có bị ảnh hưởng nhưng khả năng phục hồi cũng rất nhanh. Do đó, việc đổ thêm vốn vào VNA cần phải cân nhắc rất thận trọng, và phải theo cơ chế thị trường.
Không đầu tư kiểu giải cứu
Từ góc nhìn khác, TS Đinh Thế Hiển lại cho rằng, việc tham gia góp vốn của SCIC sẽ giúp giải tỏa được mối lo về vốn cho VNA. Tiếp theo, là giải tỏa mối lo về nguy cơ sẽ bị các đối tác đầu tư nước ngoài thâu tóm, chi phối.
Như vậy, việc một đối tác tài chính nhà nước tham gia vào một công ty nhà nước cổ phần hóa để cùng phát triển, thu lợi là hướng đi tích cực, không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, vấn đề vị chuyên gia yêu cầu phải làm rõ chính là mục tiêu của SCIC khi đầu tư vào đây và mối quan hệ trong việc SCIC có được xem như một quỹ tài chính khi tham gia đầu tư vào VNA hay không? Trong trường hợp này, vai trò của SCIC khi tham gia vào ban lãnh đạo hội đồng quản trị của VNA sẽ như thế nào, nhất là khi phối hợp với các cơ quan chủ quản của VNA là các Bộ GTVT ra sao?
"Hiệu quả chỉ đạt được khi thế mạnh của Bộ GTVT trong điều hành giao thông và kinh nghiệm quản lý chặt chẽ trong sử dụng vốn, không gây thất thoát của SCIC được phát huy. Làm được như vậy thì VNA mới phát triển tốt hơn được", TS Đinh Thế Hiển phân tích.
VNA xin vay 12.000 tỷ lãi suất 0%: Cơ sở nào?
Về mục tiêu của việc đầu tư, TS Đinh Thế Hiển cho rằng, phải xác định rất rõ việc đầu tư của SCIC là nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của đồng vốn không phải là để giải cứu cơn khát vốn của doanh nghiệp này.
Như vậy, dù VNA đang là doanh nghiệp kinh doanh có lãi song yêu cầu sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước vẫn là yêu cầu hàng đầu luôn được đặt ra.
"Nhớ lại ngày 11/9/2003, thời điểm hai tòa tháp của Mỹ bị máy bay lao vào đã gây ra những hoang mang, lo ngại về một tương lai sẽ bị sụp đổ của ngành hàng không thế giới.
Tuy nhiên, nhận định trên đã sai vì nhu cầu đi lại bằng hàng không vẫn là nhu cầu số 1. Dịch bệnh Covid-19 cũng vậy, cũng không phải là yếu tố có thể làm suy giảm ngành hàng không về lâu dài, vì thế, SCIC đầu tư vào VNA sẽ mang lại nhiều triển vọng.
Nhưng như đã nói, vấn đề là Bộ GTVT phải làm tốt công tác quản lý về mặt giao thông và SCIC phải quản lý tốt về mặt tài chính, bảo đảm tiền đầu tư phải có hiệu quả, chứ không phải là mang tính giải cứu.
Nếu vậy, SCIC cần phải thực hiện nghiên cứu rất kỹ càng phương án đưa vốn vào cũng như các phương án phát triển của VNA trong tương lai. Bên cạnh đó, để bảo đảm tính khả thi của các phương án phát triển, SCIC cũng có thể mời thêm một đối tác nước ngoài cùng tham gia. Sự đánh giá của đối tác này về phương án kinh doanh của VNA là một cơ sở tham chiếu cho thấy phương án đầu tư của SCIC có phù hợp hay không. Nếu chưa có được phương án phát triển cụ thể đã vội vàng đưa tiền thì nguy cơ mất vốn, thất thoát là rất lớn.
Cùng với đó, cơ chế quy trách nhiệm cũng phải được thực hiện rất rõ ràng, tránh tình trạng đầu tư tiền nhà nước, gây mất vốn xong không biết trách nhiệm thuộc về ai", vị chuyên gia nói.
'Siêu tổng công ty' SCIC muốn 'rót' nhiều nghìn tỷ đồng vào Vietnam Airlines Lãnh đạo SCIC cho biết tổng công ty kỳ vọng được đầu tư, hỗ trợ tái cấu trúc Vietnam Airlines. Thông tin này được Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết khi trao đổi với báo chí sáng qua (11/6). Cụ thể, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng...