Sắp giải thể liên doanh vốn ngàn tỷ của PVS
Sự lao dốc của giá dầu ảnh hưởng đến hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của các nhà thầu và tác động mạnh đến hoạt động của liên doanh ngàn tỷ do Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Viê%3t Nam (PTSC, mã PVS) và đối tác Hà Lan góp vốn.
Tàu Bình Minh 02 của liên doanh PTSC-CGGV
Số liệu cập nhật đến năm 2017 cũng cho thấy liên doanh này đã giữ hệ số nợ/vốn chủ sở hữu khá mạo hiểm, một phần cũng do thua lỗ liên tục ăn mòn vốn.
Theo thông tin mới đây từ Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC, mã PVS), Công ty TNHH Khảo sát Địa vật lý PTSC-CGGV, công ty liên doanh PVS và Công ty CGGVeritas Services Holding B.V (Hà Lan) với tỷ lệ lần lượt 51% và 49%, đang tiến hành thủ tục giải thể. Thông báo này được gửi đến PVS hôm 4/11/2019.
Trên báo cáo tài chính của PVS, giá trị khoản đầu tư vào liên doanh này là gần 598 tỷ đồng nhưng đã được trích lập dự phòng toàn bộ từ cuối năm 2018. Hoạt động thua lỗ của liên doanh buộc PVS phải trích lập dự phòng từ năm 2015 và tăng vọt số tiền trích lập vào năm 2016.
Thời hoàng kim của giá dầu, PTSC-CGGV cùng nhiều công ty con và công ty liên kết đã chia cổ tức, lợi nhuận về PVS. Tuy nhiên, sự lao dốc của giá dầu từ năm 2014 không chỉ khiến kết quả kinh doanh các doanh nghiệp dấu khí sụt giảm, mà còn là nguyên nhân khiến liên doanh giữa PVS và đối tác Hà Lan không duy trì được hoạt động.
Liên doanh này thành lập năm 2011 và có vốn điều lệ 1.172 tỷ đồng với mục đích cung cấp các dịch vụ thu nhận dữ liệu địa chấn hai chiều (2D) và ba chiều (3D) ngoài khơi trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Việc cung cấp dịch vụ khảo sát địa chấn 3D cho các khách hàng ở Việt Nam được kỳ vọng giúp PVS mở rộng thị trường, mang lại doanh thu và lợi nhuận ổn định, giảm nguồn ngoại tệ phải thanh toán cho nhà thầu nước ngoài…Hai tài sản của Công ty TNHH Khảo sát địa vật lý PTSC-CGGV là Tàu địa chấn 3D Amadeus và Tàu địa chấn 2D Bình Minh 02. Trong đó, Bình Minh 02 là tàu địa chấn 2D được hoán cải từ tàu cá mang tên Pavlovsk hệ Atlantic 333 được mua lại từ nhà thầu Nordic của Nga năm 2003.
Video đang HOT
Thực tế, đến năm 2014, tổng khối lượng tuyến thu nổ địa chấn 2D đã thực hiện của tàu Bình Minh 02 là 12.753 km, gấp gần bốn lần chiều dài bờ biển Việt Nam. Ngoài mang về lợi nhuận, PTSC CGGV đã góp phần giúp PVN và PVS chủ động trong các hoạt động thăm dò dầu khí ở những vùng biển nước sâu xa bờ, đào tạo nhiều kỹ sư địa chấn người Việt Nam.
Tuy nhiên, giá dầu thô suy giảm từ năm 2014 và duy trì mức rất thấp trong thời gian dài. Các nhà thầu vì đó đã tạm dừng và giãn hoạt động thăm dò khai thác dầu khí. Kết quả kinh doanh thua lỗ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PTSC, đặc biệt là dịch vụ khảo sát công trình ngầm. Quyết định giải thể ít nhiều chịu ảnh hưởng từ “cơn địa chấn” lan tỏa từ sự sụt giảm giá dầu 5 năm qua.
Do đã trích lập dự phòng từ các năm trước, lợi nhuận năm 2019 của PVS sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc giải thể của liên doanh. Khoản trích lập vào PTSC-CGGV chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản dự phòng đầu tư tài chính gần 1.020 tỷ đồng của PVS. Ngoài PTSC CGGV, PVS cũng đã trích lập dự phòng 100% đối với khoản đầu tư vào CTCP Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (gần 172 tỷ đồng) và trên 80% đối với phần vốn góp tại Công ty Khách sạn Dầu khí PTSC (19 tỷ đồng) và Công ty Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi (228 tỷ đồng).
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vừa trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, cả ba doanh nghiệp PVS đã trích lập dự phòng 100% đều nằm trong danh sách có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao. CTCP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi có hệ số nợ/vốn là 22,4 lần. Hệ số này tại Công ty TNHH MTV Khách sạn Dầu khí PTSC và Công ty TNHH Khảo sát địa Vật lý PTSC CGGV lần lượt là 4,8 lần và 3,2 lần.
Dù trích ra số tiền lớn để trích lập dự phòng, lợi nhuận sau thuế để lại trên báo cáo hợp nhất của PVS và các công ty con đến 30/9 đạt hơn 3.990 tỷ đồng nhờ tích lũy từ giai đoạn hoàng kim của giá dầu. Tổng tài sản đến cuối quý IIIđạt 26.030 tỷ đồng, trong đó đến 10.600 tỷ đồng là tiền, tương đương tiền và tiền gửi kỳ hạn ngắn. Hai dự án lớn PVS đang đầu tư dở dang là dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 (hơn 300 tỷ đồng) và dự án Bio Ethanol (gần 70 tỷ đồng).
Trong 9 tháng đầu năm 2018, PVS thu lãi ròng 637 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ. So với kế hoạch 560 tỷ đồng đề ra, doanh nghiệp này đã vượt kế hoạch tới 13,75%.
Theo Thanh Thủy /baodautu.vn
Khối ngoại giao dịch mạnh bluechip, tiếp tục mua ròng trong phiên 19/6
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì trạng thái giao dịch mua bán khá cân bằng và tiếp tục mua ròng nhẹ gần 30 tỷ đồng trong phiên 19/6. Trong đó, danh mục chứng khoán được giao dịch chủ yếu tập trung vào nhóm cổ phiếu bluechip.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 19,72 triệu đơn vị, giá trị 771,05 tỷ đồng, giảm nhẹ 5,4% về khối lượng nhưng tăng 9,32% về giá trị so với phiên trước đó.
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 17,01 triệu đơn vị, giá trị 738,79 tỷ đồng, giảm 13,6% về khối lượng nhưng tăng 7,25% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 2,72 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng tương ứng 32,26 tỷ đồng, tăng mạnh 133,27% về lượng và 95,75% về giá trị so với phiên trước.
Phiên hôm nay, nhà đầu tư mua ròng mạnh nhất là HPG với khối lượng 1,29 triệu cổ phiếu, giá trị 30,53 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2 là chứng chỉ quỹ E1VFVN30 với khối lượng 1,13 triệu đơn vị, giá trị hơn 16 tỷ đồng. Tiếp theo có VIC được mua ròng gần 9,9 tỷ đồng; SSI với gần 8 tỷ đồng, KDH với 7,3 tỷ đồng...
Trái lại, bị bán ròng mạnh nhất là VNM với gần 14,7 tỷ đồng, tương ứng 119.180 đơn vị. Tiếp theo là VHM với 13,36 tỷ đồng, HDB với 13,03 tỷ đồng, VCB với 11,75 tỷ đồng....
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào 274.540 đơn vị, giá trị 3,22 tỷ đồng, tăng 45,8% về khối lượng nhưng giảm nhẹ 5,57% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 518.220 đơn vị, giá trị 5,3 tỷ đồng, tăng nhẹ 9,68% về khối lượng và 1,34% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 243.680 đơn vị, giá trị 2,08 tỷ đồng, giảm 14,26% về lượng nhưng tăng 14,29% về giá trị so với phiên hôm qua.
Trong đó, cổ phiếu PVS vẫn được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị hơn 1,1 tỷ đồng, tương đương khối lượng 48.820 đơn vị.
Đứng ở vị trí thứ 2 là SHB được mua ròng gần 350 triệu đồng.
Ngược lại, khối này chỉ bán ròng 22 mã, tromg đó TNG dẫn đầu với giá trị bán ròng đạt hơn 840 triệu đồng, tương đương khối lượng 44.300 đơn vị.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào 767.120 đơn vị, giá trị 39,79 tỷ đồng, giảm 35,36% về khối lượng và 43,32% về giá trị so với phiên trước đó.
Ngược lại, khối này bán ra 1,33 triệu đơn vị, giá trị 42,31 tỷ đồng, giảm 17,19% về khối lượng và 36,41% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 563.950 đơn vị, tăng hơn 34% so với phiên trước đó. Tổng giá trị bán ròng tương ứng 2,52 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó mua ròng 3,66 tỷ đồng.
Hôm nay, khối ngoại mua ròng 23 mã, trong đó, ACV dẫn đầu với khối lượng 97.160 đơn vị, giá trị 8,23 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2, CTR được mua ròng 74.100 đơn vị, giá trị 2,08 tỷ đồng.
Trái lại, khối ngoại chỉ bán ròng 12 mã, trong đó HND dẫn đầu khi bị bán ròng 436.100 đơn vị, giá trị 5,24 tỷ đồng. Tiếp theo có VEA với 4,31 tỷ đồng; BSR với 3,59 tỷ đồng, QNS với 1,73 tỷ đồng...
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 19/6, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 1,92 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng tương ứng 27,66 tỷ đồng, tăng mạnh gấp hơn 4 lần về lượng và tăng 50,98% về giá trị so với phiên hôm qua (mua ròng 18,32 tỷ đồng).
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Khối ngoại bất ngờ gom mạnh cổ phiếu lạ, mua ròng hơn 70 tỷ đồng trong phiên 5/6 Sau phiên giao dịch sôi động và mua ròng mạnh ngày hôm qua, nhà đầu tư nước ngoài đã giảm nhiệt trong phiên 5/6. Đáng chú ý, bên cạnh việc tiếp tục mua chứng chỉ quỹ E1VFVN30, khối ngoại bất ngờ gom mạnh cổ phiếu lạ KMR. Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 17,66 triệu đơn vị, giá trị 302,64 tỷ đồng,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

BTV Thu Hà: Những miếng sữa đầu tiên mình cho chồng uống sau khi mổ não là sữa giả!
Netizen
18:36:04 15/04/2025
4 giây bóc trần nhan sắc và vóc dáng của vợ mẫu tây Bùi Tiến Dũng, không cần lên đồ vẫn chiếm trọn "spotlight"
Sao thể thao
18:28:37 15/04/2025
Sao nữ Vbiz nghi "toang" với bạn trai đạo diễn, lộ loạt hint hẹn hò với trai trẻ
Sao việt
18:10:11 15/04/2025
Tỷ phú Elon Musk trực tiếp kêu gọi ông Trump hủy bỏ mức thuế mới?
Thế giới
18:07:30 15/04/2025
Lý do thanh niên quê Hà Nội 'bắt cá hai tay' đánh gục bạn gái ở quán cà phê
Pháp luật
18:02:48 15/04/2025
SpaceX sẽ phải lập công ty tại Việt Nam để cung cấp dich vụ Internet vệ tinh
Thế giới số
18:02:40 15/04/2025
Ô tô 16 chỗ tông tử vong cụ già bán vé số ở TPHCM
Tin nổi bật
17:40:09 15/04/2025
3 mẫu vòng đeo tay thông minh giá dưới 1 triệu đồng tại Việt Nam
Đồ 2-tek
17:34:07 15/04/2025
2 gái Thái cướp spotlight của Jennie: 1 người là mỹ nhân lai cực hot khiến showbiz phát cuồng
Sao châu á
17:21:57 15/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối có món ăn "quốc dân", nhìn đã thèm chảy nước miếng
Ẩm thực
17:07:59 15/04/2025