Sắp đến ngày hè, 6 quy tắc khi cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa mẹ cần nhớ
Khi nhiệt độ tăng cao, nhiều mẹ thường có xu hướng cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa. Tuy nhiên, việc dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, nếu nắm vững 6 quy tắc dưới đây, mẹ thoải mái cho con nằm điều hòa mà không sợ con ốm.
Trẻ sơ sinh khi mới sinh ra chưa thể tự điều chỉnh về thân nhiệt nên có thường rất nhạy cảm và dễ thay đổi khi nhiệt độ thay đổi. Do vậy, bố mẹ cần phải duy trì nhiệt độ phòng ngủ dành cho trẻ ở mức ổn định và hạn chế tối đa việc thay đổi nhiệt độ để cơ thể trẻ dễ thích nghi và phát triển ổn định, khỏe mạnh nhất.
6 quy tắc khi cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa
Khi dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh không đúng cách sẽ gây tác dụng phụ, nhất là là những bệnh về hô hấp. Để giúp con không bị ốm, mẹ nên lưu ý những quy tắc khi cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa sau:
Đảm bảo nhiệt độ từ 26-28 độ
Cha mẹ không nên để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp và độ ẩm quá khô, chênh với nhiệt độ thời tiết bên ngoài khoảng dưới 10 độ C là phù hợp nhất và độ ẩm khoảng từ 40%-60%. Cảm thấy không tự tin, bố mẹ có thể đặt trong phòng của bé một chiếc nhiệt – ẩm kế để giúp theo dõi nhiệt độ cũng như độ ẩm hàng ngày để theo dõi điều chỉnh cho phù hợp.
Đảm bảo nhiệt độ từ 26-28 độ cho trẻ khi nằm điều hòa. (Ảnh minh họa)
Thân nhiệt bình thường của mỗi trẻ sơ sinh khoảng từ 36,5-37,5 độ C và không có khả năng điều hòa nhiệt độ giống như người lớn hay trẻ lớn. Khi đã được mặc quần áo đầy đủ, bao tay, bao chân, đội mũ và đắp chăn, cơ thể của trẻ có thể chịu được tại nhiệt độ phòng khoảng từ 26-28 độ C.
Đối với trường hợp là người lớn, khi ở mức nhiệt độ này đã cảm thấy khá khó chịu nhưng với trẻ sơ sinh sẽ khá lạnh và cần phải mặc đủ ấm. Vì thế, đảm bảo đủ ấm, nhiệt độ điều hòa cho trẻ sơ sinh phải nằm trong khoảng từ 26-28 độ C, cha mẹ không nên tính toán nhiệt độ cho trẻ dựa trên nhiệt độ của mình.
Không được để điều hòa thốc vào thẳng khu vực bé ngủ
Video đang HOT
Trẻ sơ sinh có hệ hô hấp vô cùng nhạy cảm. Khi bị quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, mũi và đầu, quan trọng là thóp thở của trẻ, bé sẽ rất dễ mắc phải các bệnh về hô hấp như đau rát họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, bị dị ứng đường hô hấp.
Khi đặt điều hòa phải đặt trên cao, cửa gió của điều hòa không được thổi trực tiếp đến phía trẻ nằm và tốc độ quạt gió quá mạnh. Chỉ nên để tốc độ gió của quạt ở mức thấp nhất và bật chế độ quay, tuyệt đối không để quạt gió chạy thẳng đến một góc, trẻ sẽ rất khó chịu.
Quy tắc 3 phút
Các mẹ cần phải thực sự lưu ý khi bật/tắt điều hòa liên tục, cho bé đi ra/vào phòng điều hòa bởi sức đề kháng của trẻ là rất “non nớt”, bất kỳ sự chênh lệch và thay đổi về nhiệt độ nào giữa trong-ngoài phòng điều hòa đều làm trẻ bị ốm như cảm cúm, ho sốt, tệ hơn là ngất xỉu do không chịu được nhiệt độ thay đổi.
Nếu muốn trẻ ra khỏi phòng hoặc tắt điều hòa, mẹ cần phải mở cửa trước đó khoảng 3 phút và cho bé chơi ở khu vực gần cửa để bé quen với nhiệt độ bên ngoài rồi mới cho bé ra ngoài.
Không bật điều hòa cả ngày
Việc cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa không quá nguy hiểm nhưng cha mẹ cũng không nên để bé cùng với điều hòa cả ngày mà hãy để bé tiếp xúc với nguồn không khí tự nhiên. Thời gian bật điều hòa mỗi lần khoảng 2-3 giờ, tối đa là 4 giờ sử dụng rồi mẹ hãy tắt điều hòa và mở cửa để giúp không khí tự nhiên bên ngoài được lùa vào phòng.
Cứ khoảng 2-3 tiếng mẹ lại cho bé tiếp xúc với nhiệt độ thường khoảng 10-15 phút. Vào mỗi sáng, khi trời còn mát và không khí trong lành, cha mẹ hãy cho bé tiếp xúc với thiên nhiên giúp bé cơ hội tăng sức đề kháng, không bị ốm vặt.
Cha mẹ cũng không nên để bé cùng với điều hòa cả ngày. (Ảnh minh họa)
Nhỏ mũi và cho trẻ uống nước thường xuyên
Mẹ nên lưu ý rằng, nằm điều hòa tạo cảm giác mát mẻ nhưng cũng làm cho bé rất dễ bị khô da và khô mũi. Vì thế, mẹ hãy cho bé bú nhiều lần để tránh bị mất nước và nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên cho bé để bé không bị khô mũi, khó thở. Khi trẻ ngủ, mẹ cũng hãy đắp chăn ngang bụng trẻ giúp trẻ không bị cảm lạnh hay lạnh bụng.
Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên của trẻ
Khi nằm trong phòng điều hòa, mẹ phải lưu ý đến việc giữ ẩm những vùng quan trọng như rốn và gan bàn chân. Ngoài ra, mẹ cũng cần thường xuyên sờ lưng bé xem lưng bé có bị đổ mồ hôi không. Thân nhiệt của trẻ sơ sinh tương đối cao và cơ thể vẫn chưa điều tiết ổn định nên ban đêm là thời điểm cần phải lưu tâm hơn cả.
Lưu ý về cách dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh
Ngoài việc thực hiện đầy đủ 6 quy tắc trên, cha mẹ cần phải lưu ý về một số cách dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh sau:
- Khi bé nằm trong điều hòa, mẹ không nên chủ quan mà vẫn cần phải mặc áo dài, đội mũ và đeo bao tay, bao chân, đắp chăn đầy đủ cho bé.
- Trẻ sơ sinh khi đẻ non tháng hoặc mới ở tuần đầu nhiệt độ thích hợp là 32 độ C, còn trẻ sơ sinh đủ tháng là khoảng 30 độ C tùy theo độ tuổi của trẻ. Tuy nhiên, hợp lý nhất vẫn là quãng nhiệt độ khoảng từ 26 độ C đến tối đa 32 độ C.
Khi dùng điều hòa cũng cần phải thực sự lưu ý. (Ảnh minh họa)
- Khi bật điều hòa tại phòng trẻ, người lớn đi vào phải thấy hơi khó chịu và toát mồ hôi là vừa. Trong trường hợp, người lớn thấy mát mẻ, trẻ sẽ bị lạnh.
- Đặt điều hòa ở nhiệt quá cao và không bật thông gió là 2 sai lầm nghiêm trọng nhất.
- Những gia đình thường dùng quạt kết hợp điều hòa là do gia đình đó không đặt đúng điều hòa hoặc không có thông gió.
- Đặt chậu nước trong phòng khi dùng điều hòa là rất sai lầm. Ở nước ta, khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khi dùng điều hòa không được đặt chậu nước hay bất cứ thứ nào khác.
- Vệ sinh thật kỹ điều hòa sau khoảng thời gian dài không sử dụng.
Với 6 quy tắc khi cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa và những lưu ý về cách dùng điều hòa trên, hy vọng sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức để nuôi con khỏe mạnh, phát triển tốt nhất..
Vắc xin BCG có bảo vệ con người chống lại COVID-19?
Câu trả lời của WHO là chưa có một bằng chứng khoa học nào cho thấy vắc xin ngừa lao BCG (Bacille Calmette-Guérin) giúp con người chống lại nhiễm vi rút Covid-19.
WHO tiếp tục khuyến cáo tiêm vắc-xin BCG cho trẻ sơ sinh ở các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao.
WHO khẳng định không có một bằng chứng khoa học nào cho thấy vắc xin Bacille Calmette-Guérin (BCG) giúp bảo vệ con người chống lại nhiễm vi rút Covid-19.
Có bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu trên động vật và người cho thấy vắc xin BCG có tác dụng không đặc hiệu đối với hệ thống miễn dịch, nhưng tác dụng này không được mô tả rõ và sự liên quan lâm sàng của chúng cũng chưa được biết rõ.
Ngày 11/4/2020, để có thể khẳng định như trên, WHO đã tổ chức rà soát và đánh giá tất cả các cơ sở dữ liệu khoa học chính thống và kho lưu trữ các dữ liệu về thử nghiệm lâm sàng, sử dụng cả 3 ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc để tìm kiếm tất cả các dữ liệu khoa học cớ liên quan đến các thuật ngữ: Covid-19, coronavirus, SARS-CoV-2 và BCG.
Kết quả đã tìm ra ba tài liệu dưới dạng bản thảo được đăng trực tuyến trước khi được đánh giá ngang hàng (peer review). Trong các tài liệu này, các tác giả đã so sánh tỷ lệ mắc Covid-19 ở các quốc gia sử dụng vắc xin BCG với các quốc gia không sử dụng vắc xin này và thấy rằng các quốc gia thường sử dụng vắc xin BCG ở trẻ sơ sinh thì có ít trường hợp được báo cáo về nhiễm Covid-19.
WHO cho rằng các nghiên cứu sinh thái như vậy có xu hướng sai lệch đáng kể do nhiều yếu tố gây nhiễu, bao gồm sự khác biệt về nhân khẩu học, khác biệt về gánh nặng bệnh tật, khác biệt về tỷ lệ làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm virus Covid-19 và giai đoạn của đại dịch Covid-19 ở mỗi quốc gia rất khác nhau. Tuy nhiên, WHO vẫn cho triển khai hai thử nghiệm lâm sàng để giải quyết câu hỏi này và sẽ đánh giá bằng chứng khoa học khi có đủ dữ liệu nghiên cứu. Trong trường hợp kết quả nghiên cứu cho thấy không có bằng chứng ủng hộ, WHO không khuyến cáo tiêm vắc xin BCG để phòng ngừa Covid-19.
Tuy nhiên, WHO tiếp tục khuyến cáo tiêm vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh ở các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao.
Điều trị thành công đôi bàn chân khoèo cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp Ponseti Bàn chân khoèo là một dị tật bẩm sinh thường gặp nhất trong các loại dị tật ở hệ vận động. Nếu trẻ không được điều trị thì lớn lên sẽ dẫn đến tàn tật, khó khăn trong lao động, sinh hoạt và mặc cảm nặng nề. Cả hai chân bị cong, vẹo bẩm sinh Ngày 29/4, bệnh viện Sản Nhi Nghệ An...