Sắp đấu giá khu đất rộng hơn 74.000 m2 xây khách sạn ở Thủ Thiêm
Nhà đầu tư tham gia đấu giá khu đất rộng hơn 74.000 m2 quy hoạch xây khách sạn 5 sao ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm phải đáp ứng điều kiện về khả năng huy động vốn, không vi phạm về pháp luật đất đai và nếu trúng đấu giá phải trực tiếp triển khai, không được chuyển nhượng dự án.
UBND TP.HCM vừa chấp thuận đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường, giao cơ quan này phối hợp cùng các sở ngành liên quan tổ chức bán đấu giá khu đất rộng hơn 74.000 m2 thuộc Khu chức năng số 7, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2.
Đây là khu đất đã hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng được quy hoạch xây dựng khách sạn nghỉ dưỡng đô thị đạt chuẩn 5 sao, quy mô 450 phòng, tầng cao tối đa 10 tầng. Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 100.000 m2. Chi phí đầu tư tạm tính khoảng 1.500 tỷ đồng, giá trị tiền sử dụng đất tạm tính khoảng 1.200 tỷ đồng.
Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, nhà đầu tư tham gia đấu giá phải đảm bảo các điều kiện như có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20ha, không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20ha trở lên.
TP.HCM sắp bán đấu giá khu đất hơn 74.000 m2 quy hoạch xây khách sạn 5 sao ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Ngoài có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức cá nhân khác, nhà đầu tư phải không vi phạm về quy định pháp luật đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án… Khi tổ chức tham gia trúng đấu giá phải trực tiếp triển khai dự án, không được chuyển nhượng dự án cho đối tác khác.
Video đang HOT
Trước đó, đầu năm 2018 UBND TP.HCM giao Ban quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng số 1, vị trí có 9 khu “đất vàng” đã được đánh dấu để thực hiện bán đấu giá 9 khu đất này.
9 khu đất nói trên có tổng diện tích 7,8ha, chưa có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông nhưng đã hoàn tất khâu giải phóng mặt bằng. Trong đó, 6 khu đất được quy hoạch là khu dân cư đa chức năng, 3 khu còn lại quy hoạch khu thương mại đa chức năng.
Theo Phương Anh Linh
Infonet
Diện mạo hai bờ sông Sài Gòn tương lai nhìn từ loạt siêu dự án tỷ đô
Dọc 2 bên sông Sài Gòn là hàng loạt siêu dự án lớn với vốn đầu tư hàng tỷ USD, trong đó có những dự án được mong chờ là biểu tượng của TPHCM trong tương lai.
Những năm gần đây được xem là năm lên ngôi của bất động sản cao cấp ven sông khi hai bờ sông Sài Gòn rầm rộ mọc lên các dự án quy mô lớn. Nếu ở bờ Đông sông Sài Gòn, các dự án thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm nhanh chóng thay thế các mảng dừa nước, lau sậy hoang sơ thì ở bờ Tây sông đang hình thành nhiều dự án đình đám của những ông lớn BĐS...
Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM, có hai đồ án quy hoạch chính sẽ định hình nên diện mạo khu vực trung tâm TPHCM nằm dọc theo sông Sài Gòn. Đó là, đồ án quy hoạch xây dựng đô thị mới Thủ Thiêm (bờ Đông) và đồ án quy hoạch khu trung tâm hiện hữu mở rộng 930ha - bao gồm một phần quận Bình Thạnh, một phần quận 4 và toàn bộ quận 1, quận 3 (bờ Tây).
Đồ án quy hoạch khu trung tâm hiện hữu mở rộng của TP.HCM rộng 930ha được công bố giữa năm 2013 xác định, dải bờ Tây sông Sài Gòn, đoạn từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận rộng 275ha là khu vực phát triển mới đa năng. Chạy dọc suốt bờ sông sẽ hình thành dải công viên văn hóa, giải trí và công viên công cộng.
Hiện nay diện mạo hai bờ sông Sài Gòn đang được thay đổi nhanh một cách không ngờ. Theo quy hoạch, bên cạnh khu dân cư cao cấp, hai bên bờ sông Sài Gòn còn có khu thương mại, văn phòng làm việc, khách sạn 5 sao, các tổ hợp giải trí hiện đại... với mật độ xây dựng chung của khu đô thị khoảng 35%, số tầng được xây dựng tối đa là 55 tầng (tương đương chiều cao 220m); tổ chức không gian kiến trúc theo hướng thấp dần về phía bờ sông Sài Gòn.
Theo quan sát, nếu tính từ cầu Sài Gòn (phía quận Bình Thạnh) kéo dài dọc 2 bờ sông Sài Gòn đến cầu Tân Thuận (quận 4), hiện có đến 50 tòa cao ốc đã và đang thi công. Bên cạnh những đại đô thị đã đi vào sử dụng như Vinhomes Central Park, khu đô thị Sala...hàng loạt dự án lớn đang chuẩn bị triển khai có thể kể đến như Dự án Khu công viên Bến Bạch Đằng, Khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội quy mô 31,5ha, khu cảng Ba Son...
Đặc biệt, một trong những siêu đô thị lớn bậc nhất dọc hai bờ sông Sài Gòn phải kể đến Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công viên Mũi Đèn Đỏ và khu nhà ở đô thị (có tên thương mại là Saigon Peninsula). Vị trí nằm tại phường Phú Nhuận, Quận 7, TP.HCM, giáp với rạch Bà Bướm và sông Sài Gòn trên đường Đào Trí, khu vực này còn được gọi là khu Mũi Đèn Đỏ. Toàn bộ diện tích lập quy hoạch dự án khoảng 117ha, trong đó có khu công viên hỗn hợp đa chức năng khoảng 82ha và khu đô thị nhà ở khoảng 35ha gồm khu nghỉ dưỡng, trung tâm tài chính, khách sạn, vui chơi giải trí đẳng cấp nhất Sài Gòn. Tổng mức đầu tư ước khoảng 6 tỷ USD.
Theo quy hoạch, khu công viên đô thị này gồm có chức năng căn hộ cao cấp, biệt thự nghỉ dưỡng, cao ốc văn phòng hạng A, khách sạn 5 sao, cảng tàu khách quốc tế... Hiện tại, theo quan sát, chủ đầu tư đang triển khai xây dựng hạ tầng nội khu và nhà điều hành dự án, đặc biệt là hệ thống đê kè bao quanh toàn bộ khu đất rộng lớn này.
Ngoài những dự án lớn đã và đang chuẩn bị được xây dựng, hai bờ sông Sài Gòn đang trỗi dậy với những dự án quy mô lớn đang được cấp tập đầu tư xây dựng. Có thể kể đến như Khu căn hộ Saigon Pearl gồm 10 cao ốc, dự án Water Bay 12 tòa hay một dự án 8 tòa được xây dựng theo xu hướng Resort 4.0...Đặc biệt hiện nay phía Nam Sài Gòn khu vực dọc theo hai bên bờ sông Sài Gòn quận 7 đang phát triển vô cùng sôi động với hàng loạt dự án của những chủ đầu tư lớn trên thị trường.
Có thể thấy, khi hàng loạt dự án khủng dọc hai bờ sông Sài Gòn được hoàn thiện và đưa vào sử dụng sẽ mang lại diện mạo hoàn toàn mới cho TPHCM với những siêu đô thị tầm cỡ quốc tế, trung tâm tài chính lớn. Khi đó, trung tâm Sài Gòn sẽ không còn chỉ tập trung tại quận 1 nữa mà sẽ trải dài dọc theo hai bờ sông Sài Gòn giống như xu hướng phát triển của những thành phố có sông nổi tiếng thế giới như thủ đô Seoul (Hàn Quốc) phát triển dọc đôi bờ sông Hàn, London (Anh) với sông Thames hay Paris với dòng sông Venice ở Pháp.
Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang nhận xét: "Ngoài giá trị quan trọng về vị trí, yếu tố view sông, hồ, kênh rạch đang là một tiêu chí đứng hàng thứ 2 tạo nên giá trị bất động sản. Những dự án có tầm nhìn ra sông làm giá trị bất động sản tăng thêm 10-20%, điều này thực sự kích thích các chủ đầu tư".
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định, xu thế hiện nay của thị trường địa ốc TP.HCM là tích hợp nhiều tiện ích và thân thiện môi trường, trong đó các dự án nằm ven sông sẽ mang lại một giá trị không chỉ ở thẩm mỹ, mà còn ở cả về phong thủy cho khách hàng sinh sống.
Nam Anh
Theo Nhịp sống kinh tế
Một loạt chỉ đạo mới của UBND TP.HCM liên quan KĐT mới Thủ Thiêm UBND TPHCM vừa giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định dự án đầu tư xây dựng Quảng trường trung tâm và Công viên bờ sông trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức Hợp đồng BT. Song song đó, UBND TPHCM giao Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì,...