Sắp có huyết thanh có thể chữa được mọi loại nọc rắn
Một loại huyết thanh trị nọc rắn thường chỉ có tác dụng với duy nhất một loại rắn. Nhưng mới đây, các nhà khoa học Anh đã có những phát hiện mới, mở ra hy vọng bào chế loại huyết thanh có thể chữa mọi loại nọc rắn.
Shutterstock
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Nhiệt đới Liverpool (Anh) tuyên bố họ đang tiến gần hơn đến việc tạo một loại huyết thanh có thể chữa được nọc độc của mọi loài rắn.
Loại huyết thanh này được tạo ra từ nọc độc của rắn lục hoa cân, một trong những loài rắn độc nhất thế giới. Rắn lục hoa cân sống nhiều ở khu vực phía nam châu Á, theo Daily Mail.
Các thí nghiệm trên máu động vật và cơ thể chuột cho thấy huyết thanh này có thể giải được nọc độc của rắn lục Boomslang, loài rắn có màu xanh lục và nâu, đồng thời có họ hàng xa với của rắn lục hoa cân.
“Những phát hiện này là vô cùng thú vị và chúng tôi hy vọng có thể tạo ra huyết thanh chữa nọc rắn theo một cách mới”, tác giả chính của nghiên cứu tiến sĩ Stuart Ainsworth cho biết.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu kỳ vọng một ngày không xa, các bác sĩ có thể chữa được mọi vết cắn từ rắn độc mà không cần bận tâm loài nào đã tấn công bệnh nhân. Các số liệu cho thấy mỗi năm cả thế giới có khoảng 125.000 chết vì bị rắn độc cắn, theo Daily Mail.
Nọc rắn thường là chất lỏng có màu trắng hoặc vàng, được sản xuất nhờ một tuyến tồn tại phía sau mắt rắn. Khi rắn cắn, chất độc này được bơm trực tiếp xuống răng nanh. Răng nanh hoạt động như một kim tiêm, giúp tiêm nọc nhanh chóng vào cơ thể nạn nhân.
Những loài rắn nguy hiểm nhất có thể kế đến gồm rắn hổ mang, rắn phì châu Phi, rắn Viper, rắn chuông và rắn mamba đen. Thông thường, huyết thanh chỉ có thể chữa được nọc độc của một loại rắn cụ thể và nọc độc của loài được dùng để bào chế huyết thanh đó, các chuyên gia cho biết.
Thay vì nghiên cứu các loại nọc rắn dựa theo vùng địa lý, các nhà khoa học đã tập trung vào triệu chứng do nọc rắn gây ra. Chúng được chia làm 4 nhóm gồm nhóm nọc độc gây đông máu, nhóm gây xuất huyết, nhóm tấn công hệ thần kinh và nhóm gây độc tế bào, tức phá hủy tế bào và các mô.
Các nhà khoa học Anh phát hiện một số loại huyết thanh có thể chống đông máu do nhiều loại độc rắn khác nhau gây ra. Sắp tới, họ sẽ nghiên cứu sâu hơn để tìm ra loại huyết thanh có thể chữa trị các nhóm còn lại, theo Daily Mail.
Theo thanhnien.vn
Ấn Độ: Gọi chuyên gia đến bắt hổ mang chúa, không ngờ mất mạng người
Một người đàn ông 45 tuổi chết vì nọc độc rắn hổ mang trong khi ông ta đang cố bắt con rắn tại một công trường xây dựng ở Ấn Độ.
Hổ mang chúa là một trong những loài rắn độc nhất thế giới.
Theo India Times, người đàn ông tên Maharajan tự nhận mình là chuyên gia bắt rắn và thường để lại số điện thoại cho người dân liên hệ.
Vậy nên khi một con rắn hổ mang xuất hiện trong công trường xây dựng thì người ta đã gọi người đàn ông 45 tuổi đến giải cứu.
Tuy nhiên, trong khi cố gắng bắt con rắn, Maharajan bị nó cắn hai lần và qua đời khi đang trên đường đến bệnh viện. Nguồn tin từ chính quyền địa phương khẳng định Maharajan không có giấy tờ chứng nhận hành nghề cũng như chưa từng được đào tạo về chuyên môn.
Rajesh Kumar, nhân viên chuyên giải cứu động vật hoang dã nói: "Ông ấy cho người dân địa phương số điện thoại liên lạc. Vậy nên họ đã gọi ông ấy đến vào hôm 1.4 vừa qua".
Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến cho chuyên gia bắt rắn bỏ mạng. Ảnh minh họa.
"Maharajan bị rắn cắn vào cả hai tay khi cố gắng nhét nó vào trong một cái hộp. Người đàn ông sau đó cảm thấy khó thở và được đưa đến bệnh viện nhưng không kịp", Rajesh nói thêm.
Cảnh sát Ấn Độ cũng xác nhận rằng Maharajan chết vì nọc độc hổ mang chúa. "Có nhiều người tự nhận mình là chuyên gia bắt rắn mà không được huấn luyện bài bản. Đây là kết cục mà họ phải đối mặt. Chúng tôi kêu gọi người dân hãy gọi cảnh sát, cứu hỏa hay những người có kinh nghiệm và được huấn luyện kỹ lưỡng", Rajesh nói.
Rajesh Kumar nói con rắn cắn chết người đàn ông 45 tuổi cũng bị thương. Hiện nó đã được đưa đến gặp bác sĩ để điều trị trước khi được thả về tự nhiên.
Rahmath Ataaz, nhà tâm thần học ở trường Al Ameen cho biết: "Cách tốt nhất để bắn rắn là dùng công cụ chuyên dụng và đặc biệt không dùng tay không. Rắn là loài sinh vật rất khó lường và chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến người bắt rắn phải trả giá".
Vụ việc xảy ra chỉ vài tuần sau khi một huấn luyện viên Ấn Độ bị trăn siết cổ đến bất tỉnh và qua đời tại bệnh viện. Người đàn ông 40 tuổi này đặt con trăn quanh cổ khi diễn trò trước công chúng.
Theo Danviet
Sốc với hổ mang chúa khổng lồ chưa từng thấy ở Indonesia Con rắn hổ mang dài khoảng 5 mét, to lớn vượt bậc trên tay người đàn ông Indonesia khiến cư dân mạng cảm thấy sốc. Hổ mang chúa khổng lồ, to lớn vượt bậc. Theo Daily Star, hổ mang chúa bị một nông dân Indonesia bắt được trên đảo Borneo. Người đàn ông này nói anh ta tình cờ bắt được con rắn...