Sắp có giá FIT mới cho điện mặt trời
Nhiêu doanh nghiêp đang đang ngong chơ mưc gia FIT hô trơ mơi, cung vơi phương an chia vung, đâu gia… ra sao.
Tuân lê năng lương tái tạo 2019. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
Hiên nay, gia mua ban điên FIT (giá bán điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo) cu cho điên măt trơi đa hêt han vao 30/6/2019 vưa qua. Trong khi gia FIT mơi vân chưa co, nhiêu doanh nghiêp đang đang ngong chơ mưc gia FIT hô trơ mơi, cung vơi phương an chia vung, đâu gia… ra sao.
Trao đôi tai Tuân lê năng lương 2019 diên ra ngay hôm nay 17/9, ông Đô Đưc Quân, Pho Cuc trương Cuc Điên lưc Năng lương tai tao – Bô Công Thương cho răng, gia FIT chỉ áp dụng một số năm trong một khoảng thời gian nhất định để khuyến khích phát triển năng lương tai tao. Giá FIT 1 của điện mặt trời được áp dụng là 9,35 cent/kWh và kéo dài đến 31/6/2019.
Dư kiên trong tuân nay hoăc tuân tơi, mưc gia FIT mơi (FIT 2) ap dung cho điên măt trơi đươc Chính phủ hop đê quyêt đinh, dư kiên se co thơi han đến 31/12/2021
Liên quan đên viêc đâu thâu, ông Quân đưa ra cac phương an: thứ nhất là đấu thầu theo trạm biến áp; theo đo xác định nguồn bao nhiêu, có thể đấu nối trạm biến áp trong vòng bán kính bao nhiêu, thì chọn nhà đầu từ phát triển điện mặt trời; từ đó tìm nhà đầu tư có năng lực và có giá bán điện tốt.
Thứ hai la xây dưng cac trang trại mặt trời – công viên mặt trời (solar park); trong đo, nhà nước cần phải thực hiện giải phóng mặt bằng, rồi cho các nhà đầu tư đấu giá. Bô Công Thương dư kiên tháng 11 trình Chính phủ lấy ý kiến cac cơ quan để áp dụng thí điểm năm 2020.
“Vơi ly do chia vung, sau khi có tư vấn quốc tế nghiên cứu vùng miền, Bô Công Thương co đê xuât chia 4 vùng với mức giá khác nhau để dàn nguồn, tranh tâp trung vao môt khu vưc co bưc xa cao, khuyến khích tiêu thụ năng lượng tại chỗ nhằm giảm công suất truyền tải trên hệ thống”, ông Quân cho biêt thêm.
Theo ông Lê Hai Đăng, Trương ban Chiên lươc (Tâp đoan Điên lưc Viêt Nam), để đảm bảo cung cấp điện giai đoạn đến 2025, EVN đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương tiếp tục khuyến khích phát triển các dự án điện năng lương tai tao theo cơ chế giá FIT để có thể đưa vào vận hành thêm khoang 12.700MW điện mặt trời và gân 7.2000MW điện gió trong giai đoạn đến năm 2023 (ưu tiên phát triển các dự án đã có quy hoạch và không bị ràng buộc lưới điện truyền tải.
Video đang HOT
Đối với các điện mặt trời mái nhà, ông Đăng kiên nghi, duy trì cơ chế giá điện 9,35Uscent/kWh như hiện nay để khuyến khích đầu tư tối thiểu thêm 2.000MW. Đặc biệt, sớm hoàn thiện và ban hành các qui định, cơ chế chính sách để thực hiện phát triển các dự án điện mặt trời, điện gió theo hình thức đấu thầu nhằm tăng cường tính minh bạch và giảm giá mua điện từ các dự án.
Theo bao cao tư EVN, trong 8 thang qua, phân năng lương tai tao đa phat lên lươi 2,8 ty kWh, đat hơn 106% dư kiên ca năm 2019. Nhơ yêu tô thuân lơi, điên măt trơi đa hô trơ tich cưc cho hê thông.
Trong cac thang đâu năm 2019, nguôn măt trơi đa bô sung tôt cho cung câp điên. Công suât tôi đa ghi nhân 3.519MW, san lương phat 25 – 26 triêu kWh, tương đương 1 nha may điên than 1.200MW như Vinh Tân 1, 2, Duyên Hai 1…/.
Theo Đưc Dung/BNEWS/TTXVN
Cần minh bạch giá bán lẻ điện sinh hoạt
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, một số bộ ngành liên quan đang phối hợp kiểm tra việc điều chỉnh giá bán điện, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN).
Bộ Công thương cũng vừa lập 3 đoàn kiểm tra về quy định giá bán điện và việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Theo TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP Hồ Chí Minh, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin học, nguồn cội dẫn tới sự bức xúc của nhiều người thật ra bắt nguồn từ việc giá thành sản xuất, phân phối điện không được minh bạch, kèm theo đó là một số bất hợp lý khác. Còn chuyện tăng giá bán lẻ điện thêm 8,36% vừa rồi chỉ giống như "giọt nước làm tràn ly"...
Theo TS Nguyễn Bách Phúc, từ lâu, dư luận đã chia thành 2 luồng ý kiến. Luồng thứ nhất cho rằng EVN tính giá điện cao, cần phải giảm giá điện. Luồng còn lại cho rằng EVN tính giá điện thấp, cần phải tiếp tục tính đúng, tính đủ.
Trong giới khoa học và chuyên gia kinh tế, cũng đã có nhiều ý kiến đề nghị EVN cần minh bạch giá điện, nghĩa là phải công khai phương pháp tính giá điện của mình.
TS Nguyễn Bách Phúc cho biết giá điện bình quân theo quy định hiện nay là 1.864 đồng/KWh, chỉ tương đương với 9 cents, trong khi giá điện trung bình ở nước ngoài là 20 cents. Điều này có nghĩa, giá bán lẻ điện trong nước chưa bằng một nửa giá điện các nước khác mà lẽ ra giá điện Việt Nam phải đắt hơn thế giới.
Với giá bán lẻ điện sinh hoạt 6 bậc, chỉ những hộ khó khăn dùng ít điện mới được hưởng lợi.
Lý do, thiết bị, vật tư chủ chốt của ngành điện như turbin, máy phát, thiết bị tự động hóa... đều phải nhập khẩu, đắt hơn nhiều so với ở nước ngoài. Giá vật tư, thiết bị cao hơn, dẫn đến giá điện trong nước buộc phải cao hơn.
Trình độ quản lý trong nước đối với ngành điện còn thấp hơn so với nước ngoài cũng là nguyên nhân khiến giá điện trong nước phải cao hơn.
Cùng lúc, tổn hao kỹ thuật và thất thoát quản lý của hệ thống điện năng trong nước đều cao hơn mức tổn hao và thất thoát của nước ngoài cũng là lý do khiến giá điện trong nước không thể rẻ hơn so với nước ngoài. Đây là điều bất hợp lý khiến giới chuyên gia, nhà khoa học từ lâu đã muốn EVN phải minh bạch giá thành, từ đầu vào cho sản xuất đến khâu truyền tải, phân phối điện.
Về giá bán lẻ điện sinh hoạt theo bậc thang, TS Nguyễn Bách Phúc cho rằng, không có nước nào áp dụng giá điện bậc thang theo như cách tính của EVN.
Bởi mục đích của bậc thang giá điện là người nghèo dùng ít, ở mức dưới 100 kWh/tháng nhưng được bù nhiều, trả tiền điện ít theo giá bậc thang đang thấp hơn giá bán điện bình quân. Còn người khá giả dùng điện nhiều nhưng được bù ít, trả tiền điện nhiều theo giá bậc thang tăng cao.
Điều này phù hợp với mục tiêu hỗ trợ đối tượng thu nhập thấp, nhưng lại đi ngược với quy luật kinh doanh chung là khách hàng dùng nhiều điện nhưng không được hưởng ưu đãi, trả tiền điện với giá thấp. Ít nhất là cũng được tính theo giá điện giờ bình thường, giờ thấp điểm như EVN đang áp dụng với các ngành sản xuất kinh doanh.
Chẳng hạn, giá điện cho các ngành sản xuất giờ thấp điểm chỉ từ 970 - 1.100 đồng kWh; giờ bình thường giá điện từ 1.536 - 1.685 đồng/kWh, tùy cấp điện áp.
Mỗi ngày, khối sản xuất kinh doanh chỉ phải trả 2 tiếng tiền điện trong khung giờ cao điểm buổi sáng, còn giờ cao điểm buổi chiều từ 17h đến 20h30 hầu hết DN đã nghỉ làm việc. Ngay cả với nhóm các ngành nghề sử dụng điện cho kinh doanh, giờ thấp điểm cũng chỉ phải trả từ 1.361 - 1.622 đồng/kWh, tùy cấp điện áp.
Nguyên nhân dẫn đến hóa đơn tiền điện của các hộ gia đình dùng vài trăm số điện mỗi tháng tăng cao trong khi giá điện chỉ tăng bình quân hơn 8% là do giá điện đã tăng đồng loạt ở cả 6 bậc. Từ đó, những hộ gia đình sử dụng từ 400 kWh/tháng trở lên sẽ phải gánh đủ cả mức tăng giá điện lũy tiến của 6 bậc này.
Trong đó, chênh lệch giá điện cao nhất thuộc về bậc 3 sang bậc 4 với mức chênh gần 26%; mức chênh từ bậc 2 sang bậc 3 là hơn 16% và mức chênh từ bậc 4 sang bậc 5 là hơn 11,7%.
So với giá bán điện bình quân theo quy định là 1.864 đồng/kWh, thì giá bán lẻ điện sinh hoạt ở các bậc 4, 5 và 6 có mức chênh rất lớn, lần lượt từ 772 đồng đến 970 đồng và 1063 đồng/kWh.
Với xu thế đun nấu bằng điện và sử dụng nhiều thiết bị làm mát (như máy lạnh tủ lạnh và những thiết bị điện phục vụ sinh hoạt khác) của người dân đô thị hiện nay, mức trên dưới 300 kWh điện/tháng là khá phổ biến.
Thông tin được đại diện Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) công bố cho thấy, trong khoảng 25 triệu khách hàng sử dụng điện sinh hoạt của EVN, số hộ sử dụng ở mức dưới 100kWh/tháng chỉ chiếm hơn 35%, còn lại là số hộ dùng trên 300 kWh và trên 400 kWh/tháng cùng với hàng triệu hộ dùng điện cho sản xuất, kinh doanh.
Như vậy với giá điện bậc thang 6 bậc EVN được phép áp dụng những năm vừa qua, 65% số hộ dùng điện sinh hoạt đang phải trả tiền điện với giá cao để EVN lấy một phần bù đắp cho số hộ sử dụng từ 100 kWh/tháng và dùng phần lớn để bù đắp cho việc bán điện cho DN với giá rẻ.
Thông tin của đại diện EVN đã xác nhận điều này: Việc tăng giá bán lẻ điện lần này sẽ giúp EVN thu thêm được hơn 20.000 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được dùng để thanh toán một loạt các chi phí đầu vào tăng thêm hàng năm như chi phí cho giá than, chi phí chênh lệch tỷ giá khí và thanh toán chênh lệch tỉ giá cho các nhà đầu tư ngoài EVN...
Bảo Sơn
Theo CAND
Bộ Công Thương ra quy định mới về khung giá bán buôn điện năm 2019 Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2617/QĐ-BCT ngày 22/8/2019, quy định về khung giá bán buôn điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho các tổng công ty điện lực năm 2019. Theo quyết định này, khung giá bán buôn điện của EVN cho Tổng công ty Điện lực miền Bắc tối đa là 1.348 đồng/kWh và tối...