Sao Việt để ngực trần: Không nhân văn – có mưu mô?
Có một điều đáng buồn là nhiều nghệ sĩ, người đẹp xứ ta cứ học đòi vô lối, đụng đến là cởi, ở bất kể nơi đâu, bất kỳ khi nào.
Ngọc Trinh mới đây đã tung ra một bộ ảnh Nude gây xôn xao dư luận
Họ nhân danh bảo vệ môi trường, bảo vệ biển, thậm chí là cởi sạch để… giảm cân! Những bộ ngực để trần chỉ là sự thật trần trụi, họ thừa hiểu cởi để gây sốc, để mưu cầu sự nổi tiếng mà thôi!
Hồi đầu năm nay, những người biểu tình thuộc nhóm nữ quyền Femen ở Ukraina đã tổ chức “ Ngày Quốc tế Ngực trần chống Hồi giáo” tại thủ đô Berlin, Kiev và Paris với các khẩu hiệu đầy trên ngực, bất chấp nhiệt độ gần điểm đóng băng ở đây. Các cuộc biểu tình khác cũng diễn ra đồng loạt tại tại Brussel, Italia, Brazil, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia Trung Đông khác nhằm phản đối chế độ hà khắc nữ quyền mới tái lập ở Tunisia.
Làn sóng biểu tình này ngày càng lan rộng sau khi cô gái 19 tuổi, tên là Amina Tyler đăng ảnh bộ ngực tròn trịa của mình lên mạng với dòng chú thích “Cơ thể này thuộc về tôi” bằng chữ Arập. Bộ ảnh này đã khiến thế giới lên cơn sốt. Ngay lập tức, người ta kết tội hành động ấy có thể gây ra một thứ bệnh dịch, rồi kêu gọi “ném đá đến chết Tyler” vì hành động bị kết tội khiêu dâm của cô. Ngay sau đó Amina đã bị gia đình đưa đến bệnh viện tâm thần để xoa dịu dư luận… Một thành viên của Femen kêu gọi trước nhà thờ Hồi giáo Berlin rằng: “Chúng tôi đang tự do. Chúng tôi đang khỏa thân. Đó là quyền của chúng tôi. Đó là cơ thể của chúng tôi. Đó là nguyên tắc của chúng tôi. Không ai có thể sử dụng tôn giáo để lạm dụng và áp bức phụ nữ. Chúng tôi sẽ chiến đấu chống lại những kẻ đó. Bộ ngực của chúng tôi sẽ cứng hơn ý chí sắt đá của họ”.
Các nghệ sĩ để ngực trần để hưởng ứng ngày phòng chống ung thư vú
Đấy là chuyện xứ người, còn ở xứ ta, cũng có những bầu ngực trần không hê phan cam. Hồi tháng 10 vừa qua, nhiều ngôi sao Việt cũng đã chụp ảnh để trần ngực nhằm hưởng ứng những hoạt động ý nghĩa trong Ngày hội Nơ hồng. Đây là một sự kiện hưởng ứng tháng nâng cao nhận thức về ung thư vú cho phụ nữ và cộng đồng. Sự kiện được tổ chức lần đầu tiên bởi mạng lưới ung thư vú Việt Nam, mạng lưới này do Thương Sobey một phụ nữ mắc ung thư vú giai đoạn 4 sáng lập. Trong bộ ảnh ngực trần của mình, một số ca sĩ, hoa hậu, nghệ sĩ nổi tiếng muốn gửi gắm đến chị em phụ nữ thông điệp nâng cao nhận thức về ung thư vú. Những bức ảnh này như một tiếng nói với khao khát cháy bỏng rằng, phụ nữ Việt Nam sẽ được phát hiện sớm căn bệnh, cũng như không bao giờ phải trải qua cuộc chiến không cân sức với căn bệnh này. Vì thế những bộ ngực để trần của NSƯT Chiều Xuân, Hoa hậu biển Nguyễn Thị Loan, ca sĩ Thái Thùy Linh là chấp nhận được, ngoài ra còn có chiếc nón lá che chắn… không hề phản cảm!
Nhưng trong hàng loạt các vụ người đẹp để ngực trần trong giới showbiz hàng năm thì hầu hết đều là sự trần trụi phản cảm. Không phải là họ không có thông điệp gì với với bức ảnh khoe bầu ngực ấy, thậm chí còn có những tuyên ngôn to tát như cởi đồ để bảo vệ rừng, bảo vệ biển… hay đơn giản và trần tục hơn là để giảm cân, hay như người đẹp có phát ngôn kinh điển “không tiền cạp đất mà ăn” thì cô có bộ ngực đẹp, tuy không khủng nhưng cũng muốn khoe, thế thôi!
Nói đến những bầu ngực trần, những ảnh khỏa thân và những tuyên ngôn to tát thì không thể không nhắc đến những chân dài như Ngọc Quyên bảo vệ trái đất, Mai Hải Anh bảo vệ biển đảo, Diệp Lâm Anh bảo vệ động vật, Quỳnh Như chống biến đổi khí hậu… Một số người đẹp xứ ta đã cho thấy sự trưởng thành và đầy nhân ái của mình qua những bộ ảnh sốc và những phát ngôn đao to búa lớn ấy! Song, thay vì hành động “dũng cảm” đó sẽ được cộng đồng ngợi ca thì trái lại các nàng bị công chúng “ném đá” cho tơi bời. Cởi quần áo để bảo vệ môi trường (?). Với ý nghĩ đó, có lẽ những người đẹp này vẫn không thể hình dung sai đúng thế nào. Bởi trên thế giới chẳng phải đã có nhiều nghệ sĩ khỏa thân vì những mục đích cao cả đó sao? Tại sao họ được hoan nghênh còn các cô thì không?!
Video đang HOT
Người đẹp Việt khỏa thân chỉ thấy sự trần trụi
Sự thật là trên thế giới có rất nhiều trường hợp người đẹp khỏa thân vì những mục đích, ý nghĩa với môi trường. Như các thành viên của Hội Bảo vệ động vật đã thực hiện biểu tình, trong đó xuất hiện 1 nhóm những cô gái trong trạng thái bán nude để kêu gọi mọi người không sử dụng quần áo làm từ da động vật. Sự kiện này đã diễn ra tại Canada. Một người mẫu nổi tiếng ở Philippines đã khỏa thân cho chiến dịch của tổ chức chống bạc đãi súc vật (PETA) tại Bangkok, Thái Lan. Cô này nude nhưng được che chắn bằng 250kg ớt đỏ. 700 người đã tình nguyện không mặc gì tại những vườn nho ở vùng Burgundy, Pháp để mong muốn gửi đến thông điệp rằng sự nóng lên của khí hậu toàn cầu không chỉ ảnh hưởng tới các khu rừng nhiệt đới mà còn tác động trực tiếp tới những vườn nho tại Pháp…
Khỏa thân của họ khác xa các người đẹp ta như thế nào? Đầu tiên, việc làm của họ luôn gắn với một chương trình tuyên truyền cụ thể của một tổ chức xã hội nào đó chứ không phải là một ý tưởng khơi khơi. Thứ hai, việc làm của họ xuất phát từ ý thức cộng đồng, từ tình yêu thực sự đối với thiên nhiên và đặc biệt họ thực sự trân trọng vẻ đẹp của mình khi gửi gắm ý tưởng đó vào đôi tay của những nghệ sĩ nhiếp ảnh thực thụ, có thể biến những bức ảnh thành tác phẩm nghệ thuật, đáng để nhân loại chiêm ngưỡng và nghĩ suy. Nhưng khi du nhập vào Việt Nam thì các cô người mẫu đã làm ảnh khỏa thân biến tướng. Cứ cho là các cô gái không cởi quần áo chụp ảnh vì mục đích tìm kiếm sự nổi tiếng, cô thực sự muốn hành động vì môi trường đi chăng nữa, thì ý tưởng của họ cũng chỉ là một sự học đòi vô lối. Bởi cái thân thể trần truồng của các cô người mẫu xứ ta chẳng có vẻ gì cần phải bảo vệ, đó là một thân thể trơn tuột mọi giá trị cảm xúc với những bộ phận được làm giả vụng về!
Còn những cô gái trong chương trình “Người giấu mặt” đã không hề… giấu mặt mà cởi áo với mục đích để giảm trọng lượng khi “vượt qua thử thách” về giảm cân. Vậy thông điệp từ việc để ngực trầncủa những cô gái trẻ trong chương trình này là gì? Thông điệp của các cô gái, cũng như của kênh truyền hình dành cho giới trẻ phát sóng những hình ảnh đó, nếu có thì đại khái sẽ là: Muốn giành chiến thắng thì phải bất chấp kể cả việc phải cởi đồ trước hàng triệu người! Thật không thể tưởng tượng nếu những hình ảnh, đoạn clip công khai đó lọt vào mắt trẻ con và sẽ khó có thể giải thích cho chúng hiểu các nhân vật kia cởi để làm gì?!
Một bộ ngực hoàn toàn có thể để trần nếu nó dùng vào những mục đích cao đẹp, ý nghĩa. Nhưng cũng có những bộ ngực chưa trần đã thấy ở đó sự phản cảm. Và sự nhân văn hay trần trụi không phải phụ thuộc vào bộ ngực đẹp hay xấu mà là ý nghĩa của nó mang lại cho cộng đồng thế nào hay chỉ cho khát khao nổi tiếng bằng mọi giá của chính bản thân các người đẹp!
Theo Xahoi
Cậu sinh viên bán trái cây dạo để theo đuổi việc học
Ba mẹ chia tay nhau từ khi Trần Minh Dương còn rất nhỏ, cậu sống với ông bà nội. Để theo đuổi 4 năm đại học, Dương đi làm thêm đủ nghề để nuôi việc học, với niềm tin "ở đâu có ý chí, nơi đó có con đường".
Sau khi bài viết được đăng trên báo điện tử Dân trí, đông đảo độc giả gửi bình luận ngỏ ý muốn động viên em Trần Minh Dương ( sinh viên năm 3, đang học khoa Lịch sử Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh). Chúng tôi xin đăng số điện thoại của em Dương để độc giả có thể chia sẻ với em: 0927 814 967
Ven con đường gần chợ Tân Long (thị xã Dĩ An, Bình Dương) chiều nào cũng có một chàng thanh niên trẻ bán trái cây, cách đó không xa là một chị bán khoai lang, bầu bí. Không có tiền thuê chỗ ngồi trong chợ nên họ đành ngồi bán ở lề đường, trong lòng phấp phỏng vì có thể bị đội an ninh trật tự tịch thu hàng bất cứ lúc nào.
Cùng cảnh "vừa bán vừa chạy" nên họ rất cảm thông với nhau. Ngày nào ế quá, cậu em lấy vài trái bí về nấu canh, đổi lại, bà chị nhận mấy trái mãng cầu (na) về cho con gái ở nhà. Trời mưa, bà chị cho cậu em mượn tấm áo. Tối muộn, cậu em lại giúp bà chị dọn dẹp hàng.
Chàng trai bán trái cây bên vệ đường ấy là Trần Minh Dương, sinh viên năm 3, đang học khoa Lịch sử Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trần Minh Dương (hàng đầu, bên trái) trên giảng đường.
Ngoài giờ học, Minh Dương bán trái cây để kiếm tiền nuôi việc học.
Được biết, ba mẹ Dương chia tay nhau từ khi em còn nhỏ. Bên ngoại nuôi nấng Dương đến khi em được 3 tuổi rồi trả em về bên nội ở Bến Tre. Ông bà nội chăm lo cho em học từ mẫu giáo đến khi tốt nghiệp THPT.
Ba em lập gia đình mới còn mẹ cũng đi bước nữa, họ đều vất vả chăm lo cho gia đình riêng. Dương tâm sự: "Em biết là ba mẹ cũng thương em lắm nhưng họ không có điều kiện lo lắng cho em. Em chỉ mong ba mẹ khỏe mạnh là em thấy vui rồi".
Ông bà nội lớn tuổi không làm gì ra tiền nhưng thương Dương nhiều lắm, mỗi ngày đều chăm lo và hỏi han việc học hành của cháu, thấy cháu học khuya thì mua mì gói cho cháu ăn. Tình thương của ông bà nội chính là động lực giúp Dương theo đuổi việc học cho đến ngày hôm nay.
Đạt Giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm lớp 12 môn Lịch sử nên Minh Dương quyết định theo đuổi khoa Sử.
Lên thành phố trọ học, Minh Dương phải tự lực cánh sinh. Hai năm đầu, em lăn lộn với nhiều công việc: dạy kèm, phụ việc ở hàng quán, làm công nhân nhà máy bột giặt... Những buổi làm đêm, vừa tan ca thì trời sáng, Dương đến giảng đường mà không kịp chợp mắt. Nhiều lúc quá mệt, em thiếp đi trong lớp...
Hiện tại, Dương ở trọ tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương để vừa đi học vừa đi làm. Dương may mắn gặp được chủ nhà trọ tốt bụng. Thương chàng sinh viên hiền lành, chăm chỉ, họ đề nghị Dương dạy kèm cho cậu con trai để giảm bớt tiền thuê phòng.
Còn ban ngày, ngoài giờ học trên lớp, công việc chính của Dương là bán trái cây dạo bên lề đường. Thế nhưng: "Dạo này bán ế lắm vì có nhiều người cạnh tranh với em. Bình thường em học ở Thủ Đức nhưng giờ bước vào năm thứ 3, có nhiều buổi phải đến cơ sở chính ở quận 1 thì phải nghỉ bán. Vì vậy nên cũng mất khách" - Dương giải thích.
Những hôm học sáng, Minh Dương thức dậy lúc 3 rưỡi sáng đi lấy hàng để chiều bán. Những ngày học chiều thì Dương bán buổi sáng, rồi tối tranh thủ bán tiếp.
Trong bóng tối nhập nhoạng, Minh Dương giúp chị Hòa (bán khoai) dọn hàng. Phần hàng của em thì gọn nhẹ hơn, vì qua nhiều lần bị tịch thu, vốn liếng chỉ còn đủ mua một thùng 13kg mãng cầu mà thôi. Bán hết số mãng cầu ấy, em có được 40.000 - 60.000 đ tiền lời.
Chị Hòa kể: "Hôm nào nó không kịp lấy mãng cầu thì bán tạm mấy trái dừa tươi. Bán từ chiều tới tối được 7 trái, tức là kiếm được 7.000 đồng thôi. Đó là chưa kể còn tốn tiền đổ xăng".
Một buổi mưu sinh của cậu sinh viên Trần Minh Dương.
Minh Dương chia sẻ: "Nhiều lúc em muốn dừng bước, nhưng có gì đó ngăn em lại. Em biết mình sẽ không thể làm gì với trình độ thấp nên em vẫn cố gắng. Em tin là Ở đâu có ý chí nơi đó có con đường. Em phải theo việc học cho tới cùng, dù có gặp phải bao nhiêu khó khăn đi chăng nữa".
Bạn Võ Nguyễn Vũ Lam, lớp trưởng của Dương cho biết: "Minh Dương là một trong những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong lớp em, phải đi làm để nuôi việc học. Trong lớp có 5 - 6 sinh viên gặp khó khăn như vậy, có bạn phải bảo lưu kết quả, chừng nào có điều kiện mới quay lại học tiếp. Minh Dương rất có ý chí phấn đấu, mong rằng bạn ấy sẽ không bỏ học nửa chừng".
Hồng Nhung
Theo Dantri
"Nhân văn" hay... "nhẫn tâm", thưa bác Vượng EVN? Nói trắng ra, EVN đã móc túi tiền của gần 90 triệu đồng bào cả nước để làm cái việc gọi là "nhân văn" như lời bác Chủ tịch Vượng... (Minh họa: Ngọc Diệp) "Tôi cho rằng đây là một việc làm nhân văn...". Đó là lời giải thích của ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN trên báo...