Sao và những bi kịch cuối đời
Tiền tài, danh vọng bỗng chốc ra đi. Nửa cuối cuộc đời họ phải trải qua nghèo đói cơ cực, phải đi làm osin hay thậm chí là ăn mày để sống qua ngày.
Kim Vỹ Linh từ danh ca trở thành osin
Kim Vỹ Linh từ một ngôi sao ca nhạc Trung Quốc đã trở thành một người giúp việc với tiền công được trả chỉ khoảng 50.000 VNĐ/giờ.
Bà là ngôi sao ca nhạc nổi tiếng của Thượng Hải vào những năm 80. Năm 1987, Kim Vỹ Linh vượt qua nhiều gương mặt nổi tiếng khác để giành chiến thắng trong một cuộc thi âm nhạc lớn của Trung Quốc.
Theo quy định, với ngôi vị quán quân, Kim Vỹ Linh sẽ là đại diện của Trung Quốc để tham gia so tài ở nước ngoài. Tuy nhiên, trớ trêu thay, người được ra nước ngoài biểu diễn lại là Mao A Mẫn – người về nhì của cuộc thi nhưng lại là học trò của một nhạc sỹ nổi tiếc lúc bấy giờ.
Quá thất vọng với kết quả này cộng thêm với một số lý do cá nhân khác, Kim Vỹ Linh đã rời bỏ sân khấu ca nhạc. Bà đi tới nhiều nơi ở Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á để ca hát kiếm sống.
Khi ở Tô Châu, bà đã cưới một người đàn ông kém 15 tuổi và bắt đầu công việc kinh doanh. Khi công việc không thuận lợi, ly dị chồng, Kim Vỹ Linh về lại Thượng Hải với hai bàn tay trắng.
Ở đây, Kim Vỹ Linh bị chính người em trai ruột và em dâu hắt hủi và ngược đãi. Dù đã định tìm tới cái chết nhưng vì cô con gái 11 tuổi, bà cố gắng vượt qua nỗi đau.
Hiện tại, Kim Vỹ Linh đi làm giúp việc với tiền công khoảng 50.000 VNĐ/giờ. Bà cũng tham gia một số show truyện hình thực tế ở Trung Quốc như China’s Got Talent, The Voice of China, Super Diva, Chinese Dream Show.
Kim Vỹ Linh đang kiếm sống và nuôi con bằng nghề giúp việc
Kim Vỹ Linh cho biết: “Tôi không mơ tưởng nổi tiếng, chỉ mong muốn có một sân khấu – dù thật nhỏ thôi – để được cất tiếng ca. Tôi yêu ca hát, vì thế làm ơn hãy để tôi được hát”.
Kim Vỹ Linh hạnh phúc cất cao giọng hát khi tham gia các show truyền hình thực tế tại Trung Quốc
Lam Khiết Anh: Ngọc nữ thành kẻ ăn mày
Video đang HOT
Lam Khiết Anh được coi là một trong những ngọc nữ sáng giá nhất của điện ảnh Hong Kong. Cô sinh năm 1964 và tốt nghiệp khóa đào tạo diễn viên khóa 12 của đài TVB cùng thời với Lưu Gia Linh, Tăng Thiên Hoa…
Trong những năm 80 và đầu những năm 90, Lam Khiết Anh là một trong những ngôi sao làm mưa làm gió của đài TVB. Không biết bao nhiêu đại gia và nghệ sỹ từng theo đuổi cô.
Lam Khiết Anh từng là ngôi sao sáng giá của đài TVB và được biết bao người đàn ông săn đón
Tuy nhiên, vào năm 1988, khi đang ở trên đỉnh cao của sự nghiệp, Lam Khiết Anh bị mắc bệnh trầm cảm. Một số người cho rằng vì Lam Khiết Anh không thoát ra khỏi vai diễn người phụ nữ mất trí trong phim Đại thời đại, rồi cha mẹ qua đời, người yêu đòi chia tay là nguyên nhân khiến Lam Khiết Anh suy sụp.
Năm 2006, Lam Khiết Anh tuyên bố phá sản. Một số nguồn tin cho hay, cô đã phải làm gái đứng đường để kiếm sống.
Tới tháng 8/2008, Lam Khiết Anh có dấu hiệu của bệnh tâm thần. Cô được đưa vào viện điều trị nhưng không khỏi.
Hôm 30/3/2012, cánh phóng viên bắt gặp Lam Khiết Anh ngồi bệt trước một cửa hàng Hong Kong. Cô vừa hút thuốc vừa xin tiền người qua lại.
Hình ảnh Lam Khiết Anh hiện tại khiến nhiều người xót xa
Lamberto Maggiorani mất trong nghèo khó
Chưa có chút kinh nghiệm diễn xuất nhưng Lamberto Maggioran đã góp phần giúp bộ phim Kẻ cắp xe đạp trở thành một trong những tác phẩm điện ảnh vĩ đại nhất thế giới.
Trước khi đóng phim Kẻ cắp xe đạp Lamberto Maggioran chỉ là công nhân ở một nhà máy luyện kim ở ngoại ô thành phố Rome (Ý)
Kẻ cắp xe đạp (The Bicycle Thief) ra đời năm 1978, lấy bối cảnh ở nước Ý sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 – kinh tế khủng hoảng, người dân phải xếp hàng dài chờ việc làm.
Nhân vật chính trong phim – Antonio Ricci (do Lamberto Maggioran thủ vai) may mắn nhận được công việc dán áp phích quảng cáo với điều kiện là anh phải có xe đạp. Anh đã quyết định bán hết những chiếc chăn cũ mới trong nhà để có đủ tiền mua xe.
Không may không lâu sau đó, Antonio Ricci bị mất xe và hai cha con anh đã phải đi khắp thành phố mong tìm lại chiếc xe đã mất. Đi mãi mà bóng dáng chiếc xe vẫn không thấy đâu, quá thất vọng, Antonio Ricci đã quyết định lấy cắp một chiếc xe đạp của người khác. Đám đông trông thấy và hùa nhau đuổi đánh Antonio Ricci không thương tiếc.
Kẻ cắp xe đạp là một bộ phim mang ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc. Bộ phim đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi của công chúng, giới chuyên môn và lập nên một kỳ tích ở Hollywood.
Diễn xuất của Lamberto Maggiorani đã góp phần không nhỏ trong việc biến bộ phim trở thành một tác phẩm kinh điển của nền điện ảnh thế giới
Trước năm 1949, giải Oscar vẫn chỉ được trao cho những bộ phim nói tiếng Anh và chưa có giải dành cho phim nước ngoài. Nhưng sự nổi bật của Kẻ cắp xe đạp thời kỳ đó đã khiến Viện Hàn lâm điện ảnh Mỹ phá lệ và tặng cho nó tấm bằng khen danh dự.
Từ những năm sau, giải Oscar đã bổ sung thêm hạng mục giải dành cho Phim nước ngoài hay nhất. Kẻ cắp xe đạp được xem là bộ phim nước ngoài đầu tiên đoạt giải Oscar.
Để tìm kiếm diễn viên chính cho bộ phim này, đạo diễn De Sica đã lang thang khắp các đường phố Roma. Một hôm, ông tình cờ gặp Lamberto Maggiorani – một người đàn ông 39 tuổi, dáng cao gầy và có khuôn mặt hiền lành – đang cùng vợ con rong chơi trên chiếc xe đạp. Đạo diễn De Sica đã mời và Maggiorani cũng đã ngay lập tức nhận lời tham gia bộ phim.
Sau khi bộ phim được quay xong, Maggiorani quay trở về với công việc trước đây trong một nhà máy luyện kim ở ngoại ô thành phố Roma. Không lâu sau đó, Maggiorani bị sa thải và rơi vào cảnh nghèo túng như chính nhân vật Ricci.
Khi thất nghiệp, Maggiorani nhận được một vài lời mời đóng vai phụ nhưng không để lại nhiều ấn tượng.
Năm 1983, sau một cơn bạo bệnh kéo dài, Lamberto Maggiorani đã trút hơi thở cuối cùng tại Roma, thọ 73 tuổi, chấm dứt cuộc đời bi kịch của một diễn viên tài danh.
Theo 24h
Từ danh ca Thượng Hải thành oshin
Từ một ngôi sao, Kim Vỹ Linh phải đi làm giúp việc với số tiền công tương đương 50 nghìn đồng cho mỗi giờ. Nhưng bà không từ bỏ giấc mơ ca hát.
Câu chuyện về nữ ca sĩ Kim Vỹ Linh trên Cztv khiến nhiều độc giả Trung Quốc ngậm ngùi xúc động. Năm 2012, bà lần lượt xuất hiện trên một số show truyền hình như China's Got Talent, The Voice of China, Super Diva, Chinese Dream Show. Giọng hát của Kim Vỹ Linh một lần nữa lay động người nghe đồng thời câu chuyện đời của bà, lý do bà vắng bóng trên sân khấu ca nhạc được làm rõ.
Kim Vỹ Linh là ca sĩ được cả Thượng Hải biết đến những năm 1980. Thời đó, đi mua đồ, bà không bao giờ phải xếp hàng. Năm 1987, Vỹ Linh vượt qua rất nhiều gương mặt nổi tiếng hiện nay của làng nhạc Hoa ngữ để giành chiến thắng trong một cuộc thi âm nhạc lớn. Theo quy định, quán quân của cuộc thi này sẽ đại diện Trung Quốc tham gia so tài ở nước ngoài.
Kim Vỹ Linh vẫn giữ được phong thái của một ca sĩ lớn. Ảnh: Ifeng.
Tuy nhiên, người được đi nước ngoài biểu diễn lại không phải Kim Vỹ Linh mà là Mao A Mẫn - người về nhì cuộc thi nhưng là học trò của một nhạc sĩ nổi tiếng.
Kim Vỹ Linh cảm thấy bất công và cho rằng Mao A Mẫn cướp vị trí của bà. Từ đó, Vỹ Linh chán ghét và hoài nghi làng giải trí. Cùng với một số lý do cá nhân khác, bà rời bỏ sân khấu ca nhạc Thượng Hải.
Rời Thượng Hải, Kim Vỹ Linh bắt đầu cuộc sống nay đây mai đó. Bà đi đến nhiều địa phương của Trung Quốc, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á ca hát kiếm tiền. Lúc ở Tô Châu, Vỹ Linh gặp và cưới người đàn ông kém bà 15 tuổi và quyết định ở lại Tô Châu kinh doanh.
Kim Vỹ Linh trong vai trò người giúp việc. Ảnh chụp màn hình.
Mọi việc không thuận buồm xuôi gió. Làm ăn thua lỗ, bất hòa với chồng, Kim Vỹ Linh ly dị rồi trở về Thượng Hải với hai bàn tay trắng. Ở đây, bà bị chính người thân hắt hủi. "Em trai nói rằng tôi như ngày nay là do bản thân tự chuốc lấy, nó trách tôi ngày xưa nổi tiếng sao không lấy một người có tiền. Em dâu thì bảo tôi về Thượng Hải để cướp nhà", Kim Vỹ Linh chia sẻ.
Không những vậy, Vỹ Linh còn bị em trai ngược đãi. Cậu này đánh đập chị ruột. Mỗi ngày đối với Kim Vỹ Linh dài như cả năm, bà rơi vào tình trạng trầm uất đến nỗi hai lần tìm đến cái chết. "Nhưng đứa con gái 11 tuổi đã níu tôi lại", Kim Vỹ Linh nói.
Có cô con gái là nghị lực sống, Kim Vỹ Linh cố vực dậy. Bà đi làm người giúp việc với số tiền công 15 nhân dân tệ (khoảng 50 nghìn đồng) một tiếng.
Áp lực kiếm tiền không dập tắt mơ ước tìm lại bản thân của Kim Vỹ Linh, bà bắt đầu gửi đơn tham gia các cuộc thi ca hát ở Trung Quốc. Năm 2010, Vỹ Linh dự cuộc thi China's Got Talent mùa đầu tiên nhưng bị cho là "không phù hợp với sân khấunày".
Đến The Voice Of China, Kim Vỹ Linh cũng không nhận được đánh giá cao của bốn vị giám khảo. "Lẽ ra tôi có thể hát tốt hơn, ban đầu tôi chọn bài phù hợp với bản thân nhưng đạo diễn yêu cầu tôi hát bài khác", ca sĩ tiết lộ.
Đến chương trình Super Diva, Kim Vỹ Linh nhận được tán thưởng của giám khảo, Ban tổ chức có ý định tổ chức một liveshow nhỏ, gợi lại ký ức của người Thượng Hải về ca sĩ nức danh một thời.
Đến ngày 2/11, xuất hiện trong chương trình Chinese Dream Show phát trên đài Chiết Giang, giọng hát và câu chuyện đời của Kim Vỹ Linh khiến nhiều người rơi nước mắt. Vỹ Linh cho biết, ước mơ của bà là làm một album dành tặng con gái.
Kim Vỹ Linh trong chương trình Chinese Dream Show của đài Chiết Giang.
"Tôi muốn tìm lại sân khấu của mình nhưng đâu đâu cũng là trở ngại. Tại sao mọi người lại chê tôi quá tuổi. Tuổi tác không liên quan đến chuyện ca hát. Tại sao tuổi tác lại gây trở ngại cho con đường tìm lại bản thân của tôi?", Kim Vỹ Linh ngậm ngùi. Hiện bà ở tuổi 55.
Điều quý giá nhất đối với Kim Vỹ Linh là cô con gái và ca hát là động lực cho ca sĩ nổi tiếng một thời sống tiếp. "Tôi không mơ tưởng nổi tiếng, chỉ mong muốn có một sân khấu - dù thật nhỏ thôi - để được cất tiếng ca. Tôi yêu ca hát, vì thế làm ơn hãy để tôi được hát", ca sĩ Thượng Hải khẩn cầu trước báo giới.
Theo VNE
Mỹ nhân một thời xuất hiện già nua trên phố Nhìn bộ dạng già nua, tiều tụy của Lam Khiết Anh, nhiều khán giả không khỏi xót xa cho nữ diễn viên tài hoa và xinh đẹp một thời của điện ảnh Hồng Kông. Lam Khiết Anh là ngôi sao nổi đình nổi đám trên màn ảnh xứ Cảng thơm những năm 1980 và 1990. Sở hữu vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết,...