Sao TikTok Ấn Độ hết đường kiếm ăn vì ứng dụng bị chính phủ cấm cửa
TikTok trở thành nền tảng giải trí ăn khách tại quốc gia Nam Á kể từ khi xuất hiện vào 3 năm trước. Nhưng tất cả đã chấm dứt khi chính phủ Ấn Độ cho TikTok vào danh sách đen.
Zing tổng hợp bài viết trên BBC & CNN, về câu chuyện hàng loạt cái tên nổi tiếng trên TikTok tại Ấn Độ rơi vào cảnh khó khăn khi chính phủ chính thức cấm ứng dụng này, trong khi đó phần lớn thu nhập của họ đến từ việc làm video đăng tải trên nền tảng này mỗi ngày
Hôm 29/6, Ấn Độ liệt TikTok, ứng dụng do công ty Trung Quốc phát triển vào danh sách cấm giữa lúc mối quan hệ của hai quốc gia đang trong giai đoạn căng thẳng. Kể từ đó, phần inbox của Geet, một ngôi sao TikTok tại quốc gia Nam Á này tràn ngập các tin nhắn do người theo dõi gửi đến, bày tỏ sự lo lắng.
Sinh ra tại Ấn Độ và lớn lên ở Settle (Mỹ), Geet có tấm bằng cử nhân ngành kỹ thuật và làm việc cho một hãng luật trước khi quay lại Delhi sống cùng cha mẹ. Hồi tháng 2 năm ngoái, cô tải TikTok về máy và từ đó xây dựng đến 3 kênh khác nhau.
Chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm TikTok vào hôm 29/6.
Mất nguồn thu
Hiện Geet có tới hơn 10 triệu lượt follow trên các kênh dạy học của mình. Kể từ năm ngoái, mỗi ngày trung bình Geet cho đăng tải 15 video, mỗi video kéo dài 20 giây.
Sử dụng điện thoại và máy quay chuyên nghiệp, một ngày Geet có thể quay tới 120 video ngắn để đảm bảo luôn có video đăng tải. Phần lớn thời gian còn lại, cô bận rộn với việc viết kịch bản và biên tập video.
“Tôi điếng người khi nghe thông tin mới. Làm video trên TikTok là công việc toàn thời gian của tôi”, cô nói. Người theo dõi của Geet cũng lo lắng không kém với hàng loạt câu hỏi “Tôi rất thích kênh của cô ấy, tôi biết theo dõi cô ấy theo cách nào bây giờ?”.
Với không ít người của giới trẻ Ấn Độ, TikTok là công cụ hái ra tiền cho cuộc sống của họ.
Trong 3 năm xuất hiện ở Ấn Độ, ứng dụng đến từ Trung Quốc đã thu hút hơn 200 triệu người sử dụng, chủ yếu là giới trẻ. Nhờ cung cấp nhiều video vui nhộn, TikTok trở thành công cụ giải trí của nhiều thanh niên.
“TikTok là nguồn giải trí hấp dẫn vô tận. Các nhóm người thiểu số được tự do thể hiện mình trên đó, từ phụ nữ cho đến những người khuyết tật, người đồng tính”, Amit Varmar, một nhà văn dạy học trên TikTok, nói.
Geet là một ví dụ như thế. Cô gái bị chấn thương cột sống, phải ngồi xe lăn từ năm 10 tuổi chưa từng nghĩ mình sẽ dựa vào một ứng dụng để kiếm tiền.
Như Geet, ứng dụng này đã giúp rất nhiều người có khoản thu nhập không nhỏ. “Nhiều bạn bè của tôi kiếm tiền chủ yếu qua đó. TikTok là nguồn thu chính của họ”, Geet nói.
Video đang HOT
Ashnoor Kaur, một ngôi sao trên TikTok tại Ấn Độ, thể hiện sự ủng hộ với quyết định của chính phủ.
Ngay tối hôm lệnh cấm của chính phủ được ban bố, cô phải livestream để trấn an người theo dõi.
“Đừng lo lắng quá nhiều. Hãy chờ đợi khoảng thời gian khó khăn này qua đi. Chúng ta hãy suy nghĩ theo hướng tích cực và chúng ta sẽ lại gặp lại nhau”, cô nói.
Nỗi lo ngại ở nhiều nơi
Những ngôi sao trên TikTok ở Ấn Độ đang kêu gọi người hâm mộ theo dõi họ trên các nền tảng truyền thông xã hội khác. Một số thậm chí còn đăng video tỉ mỉ hướng dẫn fan cách sử dụng các ứng dụng khác để tiện “theo chân” họ như trước.
Ngoài ra, nhiều người khác đăng tải video chia tay với hashtag #ByeTikTok, cho biết họ đồng ý với động thái của chính phủ và sẽ xóa tài khoản của họ khỏi ứng dụng.
Đây không phải là lần đầu tiên TikTok gặp rắc rối với chính phủ Ấn Độ. Ứng dụng này đã bị chặn một thời gian ngắn ở Ấn Độ vào năm ngoái sau khi tòa án phán quyết trẻ em dễ tiếp xúc với những kẻ “săn mồi” tình dục, khiêu dâm và đe doạ trực tuyến trên đó. Ứng dụng được khôi phục một tuần sau đó, sau khi công ty kháng cáo thành công quyết định của tòa án.
Bộ Công nghệ thông tin Ấn Độ cho rằng TikTok đang “gây tổn hại cho chủ quyền và toàn vẹn, quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự công của Ấn Độ”.
Cùng 58 ứng dụng khác, TikTok đã bị nước này cấm cửa. Một số báo cáo cho rằng những ứng dụng trong danh sách đã ăn cắp, sau đó lén lút truyền dữ liệu người dùng đến máy chủ bên ngoài đất nước.
TikTok tất nhiên bác bỏ cáo buộc trên. Công ty chủ quản ByteDance cũng cam kết hợp tác với nhà chức trách về vấn đề bảo mật thông tin người dùng, đồng thời tuân thủ luật pháp nước này.
Dù phía TikTok đảm bảo vấn đề đã được sửa chữa, rõ ràng niềm tin của người dùng bị lung lay, đặc biệt khi vụ việc xảy ra trong thời điểm các cảnh báo về vấn đề an ninh mạng được nâng cao.
Vui tới bến, cư xử thô tục trên mạng, giới trẻ khó tìm việc làm
Những cuộc vui "tới bến" thời sinh viên hay những phát ngôn mang tính bạo lực, thô tục trên Internet của giới trẻ gây ảnh hưởng tới cơ hội nghề nghiệp tương lai.
Claira Janover, một sinh viên năm 4 đến từ Đại học Harvard (Mỹ), nổi tiếng với việc sử dụng TikTok để nói lên suy nghĩ của bản thân. Cô sở hữu hơn 153.000 người theo dõi với 5,7 triệu lượt thích trên nền tảng này.
Nữ sinh 22 tuổi này thường xuyên lên án những vấn đề xã hội nổi cộm như phân biệt giới tính, đặc quyền người da trắng... Gần đây, Claira cũng góp tiếng nói ủng hộ phong trào Black Lives Matter đang diễn ra trên khắp nước Mỹ.
Claira Janover, một nữ sinh ĐH Harvard. Ảnh: @cjanover.
Tuy nhiên, sau phát ngôn quá khích trong video gần đây, đùa rằng "sẽ đâm chết bất kỳ ai ủng hộ phong trào All Lives Matter", một phong trào chống lại Black Lives Matter, cô gái này lập tức bị sa thải khỏi chương trình thực tập ở tập đoàn kiểm toán Deloitte danh giá.
Điều này đồng nghĩa với việc mất đi một cơ hội nghề nghiệp tốt và có thể ảnh hưởng đến quá trình xin việc sau khi tốt nghiệp của Claira.
"Chuyến thực tập này vô cùng có ý nghĩa đối với tôi. Tôi đã học hành và làm việc chăm chỉ để có được nó. Vậy mà giờ đây tôi lại bị sa thải", cô khóc.
Chưa dừng lại ở đó, làn sóng tẩy chay nữ sinh này với hashtag #ClairaJanover đang phủ sóng trên Twitter. Nhiều người dùng còn tag tài khoản của ĐH Harvard, FBI và Sở cảnh sát Cambridge (bang Massachusetts), cáo buộc Claira là một "mầm mống khủng bố nội địa".
Tồi tệ hơn, nữ sinh Harvard cho biết bạn bè và gia đình cô liên tục nhận được những lời đe dọa hãm hiếp và làm hại.
Justine Sacco, cựu giám đốc truyền thông cao cấp của tập đoàn IAC, từng dính vào bê bối truyền thông năm 2013. Ảnh: Justin Sacco.
Claira không phải là trường hợp hiếm hoi bị đuổi việc vì phát ngôn gây tranh cãi trên Internet. Pascal Besselink, một luật sư ở Hà Lan, cho biết cứ 1 trên 10 vụ sa thải đột ngột có liên quan đến hành vi của người lao động trên mạng xã hội.
Justine Sacco từng là giám đốc truyền thông cấp cao của IAC, tập đoàn sở hữu Tinder và trang tin tức The Daily Beast. Năm 2013, cô bị đuổi việc vì đăng tải một dòng trạng thái trên Twitter trước khi cất cánh tới Nam Phi.
"Tôi tới châu Phi đây. Hy vọng tôi sẽ không nhiễm AIDS. Đùa đó, lo gì, tôi là người da trắng mà", cô viết.
Trong lúc cô ngồi trên máy bay, dòng tweet nhanh chóng lan rộng và nhận được phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng. Sau khi trở về, Justine lập tức bị tập đoàn sa thải.
Cuộc vui vô hại nhưng làm lụi bại nghề nghiệp
Ngày nay, mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong đời sống học đường. Nhờ có các nền tảng như Facebook, Instagram... các sinh viên có thể giao tiếp, kết nối, chia sẻ hình ảnh và tham gia nhiều sự kiện một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, không phải mọi thứ được đăng tải trên Internet đều "vừa mắt" những nhà tuyển dụng việc làm.
Những bữa tiệc thời sinh viên có thể gây ảnh hưởng tới cơ hội xin việc của các bạn trẻ mới ra trường. Ảnh: Reuters.
"Giờ đây, các công ty thường tìm kiếm thông tin online về ứng viên trước khi cho họ vào vòng phỏng vấn", Blair Decembrele, một chuyên gia nghề nghiệp tại LinkedIn cho biết.
Theo Blair, khoảng nhà tuyển dụng ở Mỹ loại bỏ ứng cử viên khỏi danh sách nhân sự do những bức ảnh hoặc video không phù hợp được đăng tải trên Internet.
Các bài đăng trên mạng xã hội cung cấp cho nhà tuyển dụng một cái nhìn về con người của ứng viên bên ngoài giấy tờ lý lịch. "Nó có thể gây ảnh hưởng tốt hoặc xấu cho cơ hội nghề nghiệp của bạn", cô nói thêm.
Trước khi trở thành giám đốc của công ty marketing Face To Face, Vicki Morris từng chịu trách nhiệm tuyển nhân sự cho một tập đoàn khác. Một lần, cô tìm được một ứng cử viên rất sáng giá dựa trên CV xin việc gửi tới.
"Hơn nữa, cô ấy sở hữu lượng lớn người theo dõi trên Internet. Tôi thấy rằng điều đó rất có lợi cho vị trí công việc này", Vicki kể lại.
Những bức ảnh tiệc tùng đăng tải trên trang cá nhân sẽ là điểm trừ đối với nhà tuyển dụng. Ảnh: Rehab.
Vài ngày trước khi cuộc phỏng vấn diễn ra, nữ giám đốc quyết định ngó qua tài khoản mạng xã hội của ứng viên. Cô bất ngờ tìm thấy một số bức ảnh khỏa thân của cô gái kia được đăng tải công khai, đi kèm với caption thô tục.
Ngay lập tức, Vicki loại tên ứng viên tiềm năng này khỏi danh sách chờ phỏng vấn với lý do "hình ảnh cá nhân không phù hợp để đại diện cho doanh nghiệp".
"Công ty sẽ gặp thiệt hại lớn nếu gương mặt đại diện cho một thương hiệu lại chụp ảnh khỏa thân và đăng tải công khai như vậy", cô cho biết.
Đôi khi, những cuộc vui vô hại thời sinh viên lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới triển vọng sự nghiệp trong tương lai. Đối với nhà tuyển dụng, vài bữa nhậu nhẹt có thể dẫn tới chứng nghiện rượu, hoặc việc hút thuốc lá, dù là điện tử hay không, đều trở thành nguy cơ sử dụng ma túy bất hợp pháp.
"Kể cả khi bạn đủ tuổi rồi, một bức ảnh chụp bạn đang uống rượu sẽ không tạo ấn tượng tốt đẹp gì đâu. Hãy tránh đăng tải những nội dung này nhé", Blair nói.
Học cách kiểm soát thông tin
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với chuyện ngừng sử dụng mạng xã hội. Điều đó tạo cảm giác bạn có vẻ như đang che giấu điều gì đó. Theo Blair, các bạn trẻ cần đặt ranh giới giữa đời sống cá nhân và công việc.
Các bạn trẻ cần đặt ranh giới giữa cuộc sống thường nhật và công việc. Ảnh: Northeastern University.
Ví dụ, ứng viên có thể công khai các bài đăng Twitter của mình, trong khi cài đặt quyền riêng tư nghiêm ngặt ở tài khoản Facebook như chế độ chia sẻ trong vòng bạn bè, chia sẻ cá nhân...
"Hãy đặt các nhà tuyển dụng vào vị trí phụ huynh. Nếu một nội dung mà bạn không muốn để bố mẹ nhìn thấy, thì tốt nhất đừng đăng tải vì nhà tuyển dụng cũng sẽ không thích đâu", Kristen Ribero, trưởng phòng marketing tại mạng lưới tìm kiếm việc làm cho sinh viên mới ra trường Handshake, chia sẻ.
Bị sa thải hoặc tước cơ hội làm việc vì đời sống cá nhân trên Internet tưởng chừng như bất công. Tuy nhiên, Kristen cho biết nhà tuyển dụng luôn tâm niệm rằng các nhân viên chính là bộ mặt của công ty. Họ không muốn hình ảnh công ty đi xuống chỉ vì một vài cá nhân.
Clip: Chính phủ kêu gọi ở nhà, hàng trăm người Ấn Độ vẫn ùn ùn kéo xuống đường cổ vũ y bác sĩ chống dịch Covid-19 Ấn Độ vừa trải qua 14 giờ "giới nghiêm toàn dân" với các cảnh tượng trái ngược nhau: nhiều nơi vắng lặng, một số chỗ lại tập trung đông đúc người dân xuống đường ca hát và hô vang khẩu hiệu. Ngày 19/3, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi người dân thực hiện lệnh "Janata Curfew" (Giờ giới nghiêm toàn dân)...