“Sao phải ngại ăn cá mực ở Vũng Áng”
Khi PV hỏi Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, sao ông dám ăn hải sản tại khu vực được coi là tâm điểm của hiện tượng cá chết bất thường, vị Bộ trưởng này cho rằng: “ Cá mực bơi lội tung tăng dưới biển thế kia thì sao phải ngại”.
Sau chuyến công tác ở Quảng Bình, trưa ngày 1.5, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông – ông Trương Minh Tuấn đã có mặt ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) và ghé nhà hàng Thanh Nhàn ở cảng Vũng Áng ăn trưa cùng lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh với các món hải sản tươi sống của ngư dân vùng biển này.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn (ngoài cùng bên phải) cùng ông Phan Tấn Linh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (ngoài cùng bên trái) có mặt tại nhà hàng Thanh Nhàn, Vũng Áng – Hà Tĩnh.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn thăm hỏi chủ nhà hàng Thanh Nhàn cùng các chủ nhà hàng kinh doanh hải sản tại Vũng Áng.
Trước đó, tối 30.4, ông Trương Minh Tuấn trong chuyến làm việc tại Quảng Bình cung đã đến đón tàu cá xa bờ cập cảng Nhật Lệ (TP Đồng Hới) đê mua cá tại tàu và đề nghị ngư dân chế biến món cá ngừ hấp sả rồi mời mọi người cùng ăn ngay tại cảng cá. Giải thích về việc này, ông Tuấn cho hay để chứng minh cá do ngư dân đánh bắt về đảm bảo an toàn, mọi người có thể dùng cho bữa ăn như trước kia.
3: Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn ăn trưa cùng lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh với các món hải sản tươi sống.
Theo_Dân việt
Video đang HOT
Cảnh giác âm mưu kích động bạo loạn tại Vũng Áng
Sự việc diễn ra ở Vũng Áng không chỉ nhóm lên ngọn lửa yêu nước, lòng tự tôn dân tộc mà còn làm bùng phát cơn giận dữ của hàng triệu người dân Việt Nam trải dài khắp mảnh đất hình chữ S. Không thể chấp nhận bất kỳ doanh nghiệp nào đầu tư trên đất Việt Nam lại có thể ngang nhiên xả nước thải chứa hóa chất cực mạnh xuống biển, rồi còn buông lời thách thức: "Không thể được cả 2, phải chọn hoặc nhà máy, hoặc cá tôm" như thế.
Hàng triệu người Việt Nam đang hòa chung nhịp đập, đồng lòng hướng về miền Trung, nơi vô số cá chết trắng cả bờ biển, nơi mỗi ngày lại có thêm người nằm viện do ngộ độc thực phẩm, nơi người dân còn nghèo lắm, đói lắm nhưng không dám ra biển đánh cá, không dám ăn hải sản vì ... sợ. Thương ngư dân và bà con nghèo bao nhiêu, chúng ta lại càng sục sôi trước hành động phá hoại môi trường vô tội vạ của Formosa, càng căm phẫn trước câu phát ngôn đầy thách thức và xem thường người dân của ông Giám đốc Đối ngoại Formosa bấy nhiêu.
Là những công dân yêu nước, mỗi người chúng ta hãy tiếp tục đấu tranh, yêu cầu Formosa hoặc phải thay đổi dây chuyền thân thiện hơn với môi trường hoặc rút khỏi Việt Nam; yêu cầu Formosa xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi đổ ra biển; chịu trách nhiệm xử lý những hệ quả môi trường đã gây ra cho Việt Nam; đền bù thiệt hại cho ngư dân, thương lái và những người nhập viện vì ngộ độc... cũng như yêu cầu ông Giám đốc Đối ngoại Hưng Nghiệp Formosa phải "từ chức" vì câu nói ngang ngược vừa qua. Thế nhưng...Hãy sáng suốt và bình tĩnh! Tránh nghe lời dụ dỗ, kích động biểu tình dẫn đến hậu quả đáng tiếc như vụ Hải Dương 981.
Đừng để những hình ảnh xấu xí như vụ bạo động 2014 lặp lại lần nữa.
Đất nước Việt Nam vẫn còn nghèo lắm. Chúng ta cần dùng lý lẽ, áp lực dư luận và luật pháp Việt Nam, thậm chí đưa sự việc ra Tòa án quốc tế để yêu cầu Formosa đền bù thiệt hại môi trường cho chúng ta. Đừng để bất kỳ đồng TIỀN THUẾ thấm đẫm "mồ hôi nước mắt" nào của người dân Việt Nam phải bỏ ra để "đền bù thiệt hại" cho các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Formosa.
Hãy yêu nước bằng "trái tim nóng" và "cái đầu lạnh"! Nếu hành động không khôn khéo, Việt Nam có thể gánh chịu những THIỆT HẠI KÉP: vừa thiệt hại về môi trường thiên nhiên, đời sống ngư dân lâm vào đường cùng; vừa buộc phải đền bù cho chính Formosa vì những hành động không hay trong lúc nóng giận. Khi đó, ông Giám đốc Đối ngoại của Formosa kia sẽ lại có dịp cười hả hê, được dịp đưa ra những phát ngôn coi thường, thách thức người Việt Nam.
Còn chúng ta? Không chỉ môi trường biển không còn, ngư dân cũng trắng tay, không được đền bù thiệt hại, mà tiền thuế của dân phải chi ra để bồi thường cho chính "hung thủ" phá hoại Việt Nam; lớn hơn nữa là uy tín, vị thế Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhìn lại những cuộc biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc năm 2012, khi căng thẳng tranh chấp đảo Senkaku/ Điếu Ngư trên biển Hoa Đông leo thang kỷ lục. Chính sự quá khích và giận dữ không có điểm dừng của một nhóm người Trung Quốc đã tàn phá cơ hội công ăn việc làm của họ, phá hủy tài sản là mồ hôi công sức của chính người Trung Quốc làm ra dưới sự giúp đỡ của Nhật Bản và thương hiệu Nhật Bản.
Các cuộc biểu tình đã phá hủy của các sản phẩm của Nhật Bản (thậm chí do người Trung Quốc sở hữu) và các doanh nghiệp (cũng do Trung Quốc sở hữu và điều hành).
Xế hộp bị đập phá không thương tiếc chỉ vì chúng xuất xứ hoặc mang thương hiệu Nhật Bản, nhưng là tài sản của chính dân Trung Quốc
Nhà xưởng, cửa hàng của hãng Toyota và Nissan Nhật Bản tại Trung Quốc bị dân biểu tình Trung Quốc đốt phá.
Sau sự kiện này, Toyo Tire & Rubber - nhà cung cấp lốp của Toyota đã thu hẹp sản xuất tại Trung Quốc. CEO của công ty, ông Kenji Nakakura cho biết: "Cuộc biểu tình ảnh hưởng đến quyết định đầu tư mạnh hơn vào Trung Quốc của chúng tôi. Nếu phải mở rộng sản xuất, Toyo Tire sẽ cân nhắc các nước khác, ví dụ như Malaysia".
Không chỉ Nhật Bản, các nhà đầu tư phương Tây và nhiều nước khác đã tháo chạy khỏi Trung Quốc, chuyển hướng sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Hàng loạt tập đoàn quốc tế như Samsung, Nokia, Nike, Tập đoàn Microsoft, Panasonic, LG, Intel đã rời bỏ Trung Quốc và đầu tư hàng tỷ đôla vào Việt Nam, kỳ vọng đưa Việt Nam thành "công xưởng thế giới mới", thay thế cho Trung Quốc.
Quay lại Việt Nam, theo ghi nhận của lực lượng công an, tại khu vực Vũng Áng và rải rác khắp đất nước đã xuất hiện nhiều đối tượng nhận tiền tài trợ của các tổ chức phản động nước ngoài để kích động, xúi giục bạo động dưới danh nghĩa yêu nước, nhưng thật ra nhân sự kiện Vũng Áng để chống phá Việt Nam.
Hãy dùng lý lẽ buộc Formosa đền bù thiệt hại môi trường cho chúng ta. Đừng để bất kỳ đồng TIỀN THUẾ thấm đẫm "mồ hôi nước mắt" nào của người dân Việt Nam phải bỏ ra để "đền bù thiệt hại" cho Formosa, như năm 2014.
Thế nên đừng nghe theo những lời kích động và xúi giục như vụ HD 981. Hãy dùng luật pháp Việt Nam và Quốc tế buộc Fomosa chịu trách nhiệm, như trường hợp từng xảy ra tại Campuchia năm 1998.
CAMPUCHIA ĐÃ BUỘC FORMOSA BỒI THƯỜNG THẾ NÀO?
Năm 1998, tập đoàn Formosa đã đưa khoảng 5.000 tấn chất thải, bao gồm thủy ngân, tới thị trấn ven biển Sihanoukville đã dấy lên làn sóng phản đối dữ dội của người dân Campuchia.
Chính phủ Campuchia sau đó đã vào cuộc để điều tra và xử phạt một công ty nước này đã ký hợp đồng nhập khẩu số rác thải độc hại trên. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng buộc tội Formosa mua chuộc các nhà chức trách địa phương bằng số tiền "bôi trơn" 3 triệu USD.
Trước sức ép từ người dân và các quan chức Campuchia, hai tuần sau khi vụ việc bị phanh phui, Formosa đã phải lên tiếng xin lỗi vì đã "gây mất trật tự" cho người dân Campuchia, đồng thời tiến hành bồi thường và vận chuyển số rác thải này quay trở về Đài Loan.
Lan Anh
Theo Trandaiquang
Loại bỏ nguyên nhân tràn dầu, sóng thần gây cá chết hàng loạt Nghi vấn sự cố tràn dầu hay động đất sóng thần là nguyên nhân gây cá chết hàng loạt ở miền Trung được Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST) loại bỏ. Từ ngày 19 đến 24/4 tổ công tác thuộc VAST đã đo đạc các thông số, lấy 200 mẫu nước và trầm tích biển, 200 mẫu cá...