‘Sao phải áp giá sàn cho vé máy bay?’
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, áp giá trần và sàn cho vé máy bay là hình thức quản lý kinh tế cứng nhắc, phi kinh tế thị trường và triệt tiêu sự cạnh tranh giữa các hãng bay.
Áp giá sàn cho vé máy bay là đề xuất đã nhận nhiều sự phản đối vào đầu năm 2017. Tại thời điểm đó, các hãng bay đã đề xuất vé máy bay phải có giá sàn là Vietnam Airlines và Pacific Airlines (khi đó là Jetstar Pacific Airlines), hai hãng bay thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Một lần nữa, Vietnam Airlines lại đưa ra đề xuất gây tranh cãi trên. Trong buổi làm việc đầu tháng 4 với Cục Hàng không, đúng 4 năm sau lần đầu muốn áp giá vé sàn cho dịch vụ vận tải hàng không, Vietnam Airlines lại một lần nữa muốn đề xuất của mình được nhà chức trách cân nhắc.
Để củng cố cho đề xuất của mình, Vietnam Airlines đề cập tới việc nhiều quốc gia như Trung Quốc, Đức, Indonesia, Áo, Mỹ và Ấn Đồ đã hoặc đang nghiên cứu, áp dụng các chính sách sàn giá vé máy bay. Tuy nhiên phần lớn các quốc gia này đã bãi bỏ hoặc chưa áp dụng chính sách áp sàn giá vé máy bay.
Phi kinh tế thị trường
Chia sẻ với báo chí, Vietnam Airlines khẳng định cơ sở tăng giá trần và áp giá sàn là bài toán để hãng hàng không vượt qua khó khăn trong giai đoạn Covid-19, giảm bớt cạnh tranh, giẫm đạp lên nhau để tự làm yếu mình. Không chỉ cạnh tranh nội địa, khi thị trường phục hồi, hàng không quốc tế “nhảy vào” thì nội lực của hàng không Việt Nam yếu đi.
Đề xuất áp sàn giá vé máy bay từng vấp phải nhiều phản đối vào năm 2017 vì tính phi logic, phi kinh tế thị trường và gây bất lợi cho người tiêu dùng. Ảnh: Khánh Huyền .
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng việc áp dụng giá sàn và giá trần đã là cách quản lý kinh tế lạc hậu, không tuân thủ các nguyên tắc của kinh tế thị trường.
Video đang HOT
Chia sẻ nhận định về áp giá sàn vé máy bay, TS Lương Hoài Nam – chuyên gia hàng không – cho rằng trách nhiệm của Nhà nước là đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh chứ không phải là quyết định giá bán của các doanh nghiệp. Quan điểm này đã được các nước châu Âu tiếp nhận từ thập kỷ 90 và sau đó cũng đã lan sang các nước châu Á.
“Cho đến nay, hiếm có nước nào quản lý giá vé máy bay nội địa bằng giá trần như ở Việt Nam, giá sàn thì lại càng hiếm hơn. Tôi cho rằng cách quản lý giá vé máy bay ở nước ta nên thay đổi theo hướng hội nhập quốc tế, thị trường hóa, giảm tối đa sự can thiệp của các cơ quan nhà nước”, TS Nam nhấn mạnh.
Đồng quan điểm với TS Nam là chuyên gia kinh tế PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR). TS Thành đặt câu hỏi: “ Sao lại phải áp giá sàn cho vé máy bay? Điều này tức là đồng nghĩa không cho phép hành khách được đi với một mức giá rẻ nào đó?”.
Ông cũng nhận định chính sách quản lý giá dịch vụ vận tải hàng không theo hình thức áp trần và sàn giá vé không phải vì lợi ích người tiêu dùng, vì logic hay vì một lợi ích chung.
Một chuyên gia khác cũng không đồng tình với đề xuất áp sàn giá vé máy bay là TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM).
TS Doanh cho rằng các hãng hàng không giá rẻ cũng như các hãng hàng không khác đã cạnh tranh một cách lành mạnh và phát triển rất nhanh. Theo đó, hãy để cho họ cạnh tranh, cơ quan quản lý chỉ nên giám sát chất lượng một cách tốt nhất.
Triệt tiêu sự cạnh tranh
“Hãy để cho các hãng hàng không cạnh tranh với nhau. Từ đó, các hãng sẽ áp dụng công nghệ và quản lý một cách hợp lý nhất, cạnh tranh thực chất trong việc cải tiến chất lượng, lúc bấy giờ người tiêu dùng sẽ được lợi so với việc áp giá sàn”, TS Doanh nói.
“Trong trường hợp nếu áp giá sàn thì nhiều doanh nghiệp sẽ chây ì, lợi dụng vào đó mà không chịu đổi mới. Tôi cho rằng cần phải tôn trọng nguyên tắc cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường”, TS Doanh khẳng định.
Các chuyên gia cho rằng việc áp sàn giá vé máy bay chỉ có lợi cho một số hãng bay nhất định, trong khi gây ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng cũng như toàn ngành hàng không, du lịch. Ảnh: Hoàng Hà.
Sau đề xuất của Vietnam Airlines tại buổi làm việc với Cục Hàng không đầu tháng 4, nhiều chuyên gia nhận định việc áp sàn giá vé máy bay sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của người tiêu dùng cũng như tác động tiêu cực đến quá trình kích cầu du lịch sau dịch Covid-19 khi vé giá rẻ không còn, triệt tiêu nhu cầu đi du lịch của người dân.
Theo khảo sát mà Zing thực hiện tháng 4/2017, trả lời câu hỏi “Bạn nghĩ thế nào về đề xuất áp giá sàn với vé máy bay”, 83,14% độc giả tham gia khảo sát đã lựa chọn phản đối, chỉ 10,25% độc giả lựa chọn đồng ý và 6,59% độc giả lựa chọn không quan tâm.
Thời điểm đó, Bộ GTVT cũng đã bác bỏ đề xuất này của Vietnam Airlines và Pacific Airlines. Bốn năm sau, Vietnam Airlines vẫn kiên trì với đề xuất áp giá sàn vé máy bay khi đưa ra 2 phương án áp giá vé sàn để Cục Hàng không và Bộ GTVT tham khảo.
Theo phương án 1, giá vé sàn mà Vietnam Airlines đề xuất là 560.000-595.000 đồng cho các đường bay dưới 500 km, 787.500 đồng với đường bay 500 km đến dưới 850 km, 1.011.500 đồng với đường bay từ 850 km đến dưới 1.000 km, 1.190.000 đồng với đường bay từ 1.000 km đến dưới 1.280 km và 1.400.000 đồng với đường bay trên 1.280 km.
Theo phương án 2, giá vé sàn mà Vietnam Airlines đề xuất là 414.000 đồng cho các đường bay dưới 500 km, 570.000 đồng với đường bay 500 km đến dưới 850 km, 755.000 đồng với đường bay từ 850 km đến dưới 1.000 km, 804.000 đồng với đường bay từ 1.000 km đến dưới 1.280 km và 917.000 đồng với đường bay trên 1.280 km.
Lấy ví dụ với đường bay trục vàng TP.HCM – Hà Nội, giá vé khứ hồi rẻ nhất mà hành khách có thể mua theo phương án 1 là 2.380.000 đồng chưa kể thuế phí dao động theo từng hãng bay. Theo phương án 2, con số này sẽ là 1.608.000 đồng chưa kể thuế phí. Trên thực tế trong giai đoạn thấp điểm, vé khứ hồi TP.HCM – Hà Nội rẻ nhất ở mức chưa tới 1.000.000 đồng đã bao gồm thuế phí.
Xuất nhập khẩu hàng hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2021
Qúy I/2021, hoạt động xuất nhập khẩu ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, cho thấy nền kinh tế đã và đang tận dụng hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do đã được ký kết.
Với thời buổi kinh tế hội nhập như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển mỗi nước không thể thu mình mà cần phải mở cửa giao lưu buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới. Trước sự biến đổi đó, ngành xuất nhập khẩu đã và đang nắm giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế.
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, quý I/2021, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 4,48% so với cùng kỳ, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia kinh tế đánh giá cao những nỗ lực trong điều hành của Chính phủ, tuy nhiên để đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay vẫn là một thách thức. Đồng thời nhận định, để tăng trưởng kinh tế trong 3 quý còn lại cần tiếp tục dựa vào khu vực xuất nhập khẩu.
Cụ thể, hoạt động xuất nhập khẩu ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, cho thấy nền kinh tế đã và đang tận dụng hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do đã được ký kết. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt hơn 152 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ năm 2020 và tiếp tục xuất siêu trên 2 tỷ USD...
Ngành xuất nhập khẩu đã và đang nắm giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Ảnh minh họa.
Nhận định về tăng trưởng kinh tế trong 3 quý tới cần dựa vào khu vực xuất khẩu, PGS.TS. Phạm Thế Anh (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách) nêu quan điểm: "Tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu sống phụ thuộc vào xuất khẩu, năm nay các chính sách tài khóa tiền tệ của Việt Nam sẽ đóng vai trò ít quan trọng hơn so với năm ngoái. Cũng trong năm vừa qua, Việt Nam ký hàng loạt Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả trong năm 2021, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam đa phần cũng hướng đến xuất khẩu, đây là thế mạnh của nước ta. Vì vậy tôi cho rằng, xuất khẩu sẽ đóng góp chính và tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay".
Bên cạnh đó, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Phan Văn Chinh chia sẻ, để tận dụng các cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, thời gian tới cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp: Trước tiên, tập trung rà soát pháp luật trong quá trình thực thi các FTA để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các nội dung đã cam kết, bảo đảm tính nhất quán của hệ thống luật pháp;
Nghiên cứu kỹ lưỡng từng mặt hàng tại thị trường cụ thể, từ đó định hướng doanh nghiệp về các ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường này, thông tin về nhu cầu nhập khẩu của các nước và định hướng hoạt động xúc tiến thương mại;
Xây dựng các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, kết hợp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cho các ngành hàng, doanh nghiệp, phù hợp cam kết quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
Sử dụng hiệu quả các công cụ phù hợp cam kết quốc tế, nhất là phòng vệ thương mại và phòng, chống gian lận xuất xứ. Triển khai các chương trình, đề án lớn về phòng vệ thương mại, phòng, chống gian lận xuất xứ nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy sản xuất trong nước, duy trì việc làm cho người lao động.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Trong dài hạn, để bảo đảm được tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu, yếu tố then chốt nhất vẫn là tiếp tục tái cơ cấu sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm đi liền với cắt giảm chi phí vận hành để đưa ra thị trường các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ.
Vietnam Airlines khôi phục hàng loạt đường bay tới Phú Quốc Ngày 5-4, Vietnam Airlines cho biết, trước tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tại Việt Nam, hãng đã xây dựng kế hoạch khôi phục đường bay tới những điểm đến an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, góp phần kết nối giao thông, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Vietnam Airlines khôi phục hàng loạt...