Sao Nga không nghe phương Tây kích cầu để tăng trưởng?
Lúc này chính phủ Nga dùng các gói tài chính kích cầu sẽ kích thích vay tiêu dùng, từ đó sẽ phá hỏng chương trình cải cách hưu trí…
Ngày 13/9, phát biểu tại diễn đàn về hoạt động ngân hàng tổ chức ở Sochi, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina cho hay Nga không chọn bơm tiền vào nền kinh tế – một hình thức kích cầu để thúc đẩy tăng trưởng.
Thậm chí người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga còn cho rằng hình thức kích cầu này không những không kích thích tăng trưởng, mà ngược lại còn cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế Nga, theo Sputnik.
Quan điểm của người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Nga bị chỉ trích là không xem trọng mục tiêu tăng trưởng kinh tế, và cũng đồng nghĩa là không quan tâm tới cuộc sống của người dân.
Bơm tiền kích cầu sẽ khiến kinh tế Nga suy giảm khả năng ứng lực
Kinh tế nước Nga đang đang giảm đà tăng trưởng và đầu tháng 9/2019, Ngân hàng Trung ương Nga đã phải điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2019, 2020 và 2021.
Trước thực tế đó, nhiều chuyên gia và các định chế tài chính phương Tây đã khuyên chính phủ Nga nên bơm tiền vào nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng và đây là cách tốt nhất với nước Nga hiện nay.
Tuy nhiên, theo Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina thì “bơm tiền sẽ không giúp nền kinh tế tăng trưởng”, và “Ngân hàng Trung ương Nga có nhiều cách để kích thích tăng trưởng kinh tế”.
Thực ra, khi nền kinh tế giảm đà tăng trưởng hay có dấu hiệu suy thoái, chính phủ các quốc gia thường chọn bơm tiền vào nền kinh tế, thông qua các gói tài chính kích cầu và thường mang lại kết quả.
Vậy tại sao kinh tế Nga đang giảm đà tăng trưởng, mà chính phủ Nga lại không chọn phương thức kích cầu quen thuộc, bỏ qua lời khuyên “vàng ngọc” của giới chuyên gia và các định chế tài chính phương Tây? Điều gì khiến Moscow có phản ứng lạ này?
Giới phân tích cho rằng chính phủ Nga không bơm tiền vào nền kinh tế để kích thích tăng trưởng là quyết định hợp lý, nó đảm bảo an toàn cho nền kinh tế và chất lượng sống của người dân Nga, như Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga khẳng định.
Thứ nhất, bơm tiền vào nền kinh tế để kích cầu trong bối cảnh hiện nay của kinh tế Nga thực chất chỉ là kích thích tăng trưởng dựa trên nợ vay. Đây là điều mà chính phủ Nga dười thời Putin luôn tránh.
Video đang HOT
Từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Putin luôn không theo đuổi mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá và giải pháp tăng trưởng dựa trên gia tăng nợ vay luôn bị chính phủ Nga dưới thời Putin để sang bên lề.
Không những vậy, chính quyền Tổng thống Putin còn tìm cách hoàn tất sớm nhất việc trả nợ thừa kế từ Liên Xô và những khoản nợ mà chính quyền Yeltsin vay của Mỹ và các định chế tài chính do Mỹ phương Tây cẩm trịch, trong thời Cải cách.
Tăng trưởng dựa trên gia tăng nợ vay luôn là mạo hiểm và bấp bênh
Chính nợ quốc gia thấp đã giúp nước Nga vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009 một cách tuyệt vời nhất, vượt ngoài dự đoán của giới chuyên gia tài chính phương Tây, theo Tạp chí Euromoney.
Hiện nay, kinh tế Nga bắt đầu đà phục hồi nhưng vẫn bị cấm vận, cùng với đó là tác động tiêu cực của xung đột thương mại toàn cầu và nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, do đó tăng trưởng dưa trên gia tăng nợ vay là quá mạo hiểm.
Bởi gia tăng nợ vay lúc này luôn khiến cho khả năng “ứng chịu” của nền kinh tế Nga giảm sút, và khi đó mọi rung lắc từ bên trong luôn cộng hưởng với những tác động tiêu cực từ bên ngoài, có thể khiến kinh tế Nga chao đảo “mọi lúc, mọi nơi”.
Thứ hai, nước Nga đang thực hiện cải cách hưu trí, thu nhập của người lao động Nga mới đang chuẩn bị có sự thay đổi theo chính sách mới, lúc này dùng các gói tài chính kích cầu thì thực ra chỉ là kích thích vay tiền để mua sắm mà thôi.
Chính phủ Nga thời Putin luôn đặt tiêu chí chất lượng tăng trưởng gắn liền với sự an toàn cho cuộc sống của người lao động. Người lao động phải sống bằng thu nhập và khoản tích luỹ, chứ không sống bằng nợ vay rồi để cho thế hệ sau phải trả nợ.
Chính phủ Nga thực hiện cải cách hưu trí là hường tới nâng cao thu nhập hiện tại cho người lao động, đồng thời gia tăng khoản tích luỹ cho bản thân cũng như cho các thế hệ mai sau. Nếu khuyến khích vay tiêu dùng là phá vỡ chương trình cải cách hưu trí.
Vì Mỹ và các nước phương Tây tăng trưởng dựa trên gia tăng nợ vay, còn các định chế tài chính do Mỹ-phương Tây cầm trịch hỗ trợ chính sách này nên việc bơm tiền vào nền kinh tế để kích cầu là hợp lý.
Song nếu họ khuyên Nga dùng phương cách của họ thì thực ra họ đang dẫn Nga tới “cửa tử”. Do vậy, lời khuyên của giới chuyên gia và các định chế tài chính phương Tây chỉ tạo ra phản ứng bất lợi từ trong nước Nga với chính phủ Nga.
“Chúng tôi phải nghe những lời buộc tội rằng Ngân hàng Trung ương không có mục tiêu tăng trưởng kinh tế, rằng Ngân hàng Trung ương không nghĩ về tăng trưởng kinh tế”, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina cho hay.
Chính quyền Putin quyết không để nợ cho đời sau
Cũng xin nhắc lại là khi chính phủ Nga thời Putin thực hiện cải cách hưu trí thì chính phủ Mỹ thời Obama và Trump lại tìm cách gia tăng nợ công và thực hiện chính sách khuyến khích cho vay tiêu cùng không hạn chế.
Xét về bản chất, việc tăng tuổi hưu ở Nga và tăng nợ công ở Mỹ không có gì khác biệt. Đó là lợi ích người dân được hưởng từ chính sách phân phối lại thu nhập xã hội của nhà nước, song do thực hiện trái ngược nhau nên hiệu ứng cũng khác nhau.
Trong trường hợp người lao động ở Nga không kịp hưởng lương hưu thì đó chính là tài sản để lại cho đời sau, còn nếu người lao động ở Mỹ ra đi mà không kịp trả nợ thì đó cũng là di sản để lại cho đời sau, chỉ có điều nó mang giá trị âm.
Tổng thống Putin chọn tăng tuổi lao động mà không gia tăng nợ công, nay lại từ chối bơm tiền vào nền kinh tế, thực ra là không muốn để lại những khoản nợ kếch xù cho đời sau. Đó là những lựa chọn mang tính nhân đạo của cựu điệp viên KGB.
Như vậy, việc chính phủ Nga không nghe lời khuyên của giới chuyên gia và các định chế tài chính phương Tây về việc bơm tiền vào nền kinh tế để kích thích tăng trưởng, là tránh để mũi tên độc đâm vào cơ thể, rồi đến lúc không thể tự giải cứu được.
Ngọc Việt
Theo baodatviet
Kỷ lục mới dự trữ vàng, ngoại hối của Nga
Lần đầu tiên sau 8 năm, Nga vượt qua Saudi Arabia, trở thành quốc gia dự trữ lớn vàng và ngoại hối thứ tư thế giới.
Bloomberg mới đây đã xếp hạng Nga là quốc gia có mức dự trữ vàng và ngoại hối lớn thứ 4 thế giới, vượt Saudi Arabia và chỉ đứng sau Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy Sĩ.
Nga dự trữ vàng và ngoại hối lớn thứ 4 thế giới.
Kho dự trữ tăng trưởng đều đặn sẽ giúp Nga gia tăng ảnh hưởng của mình trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), ổn định tiền tệ quốc gia, đồng rúp, ngay cả trong trường hợp giá dầu giảm mạnh, tạp chí Anh đánh giá.
Dự trữ ngoại tệ, kim loại quý và các chứng khoán khác của Nga đã tăng 45% trong 4 năm qua. Dữ liệu do Ngân hàng Trung ướng Nga công bố cho thấy, con số này là khoảng 520 tỷ USD, tính đến cuối tháng 7.
Trong vài năm qua, Nga đã liên tục dự trữ vàng, trở thành người mua kim loại vàng lớn nhất thế giới trong quý đầu tiên của năm 2019, đồng thời giảm mạnh việc nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ nhằm giảm tác động từ các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ.
Tranh chấp thương mại chưa được giải quyết giữa Trung Quốc và Mỹ đã khiến giới đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn, thúc đẩy giá vàng tăng chóng mặt. Giá vàng hồi ngày 16/8 đã bật tăng trở lại mốc 1.530 USD/oz từ mốc 1.280 USD/oz hồi đầu tháng 6 đã đẩy dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nga tăng lên 527,1 tỷ USD.
Giá của kim loại quý dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về một cuộc khủng hoảng toàn cầu sắp xảy ra: cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, Brexit, khủng hoảng chính trị ở Venezuela, các cuộc biểu tình tại Hồng Kông (Trung Quốc), căng thẳng leo thang ở Iran, tình hình mới giữa Ấn Độ và Pakistan trên khu vực tranh chấp Kashmir...
Thêm nữa, hiện tượng thị trường trái phiếu kỳ lạ tại Mỹ vào giữa tuần trước: lãi suất trái phiếu 10 năm của Kho bạc Mỹ ở dưới mức lãi suất kỳ hạn 2 năm cũng gây tâm lý bất an. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư gửi tiền vào Kho bạc Mỹ càng lâu càng bất lợi.
Sự đảo ngược lãi suất này càng khiến giới đầu tư tin vào tình trạng suy thoái kinh tế sẽ sớm xảy ra tại Mỹ. Hiện tượng lãi suất này đã từng được quan sát thấy vào tháng 12/2005, 2 năm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính dẫn tới suy thoái kinh tế sau đó.
Nga cũng như nhiều nhà đầu tư khác sẽ không sẵn sàng chấp nhận một rủi ro như vậy. Cách đơn giản nhất là chuyển tiền từ trái phiếu sang vàng, thúc đẩy nhu cầu về kim loại quý và đẩy giá lên cao.
Các nhà phân tích tại Ngân hàng Julius Baer có trụ sở tại Thụy Sĩ tin rằng trong 3 tháng tới, vàng sẽ tăng giá lên tới 1.575 USD mỗi ounce.
Đáng nói, Nga đã nhận ra các dấu hiệu kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái từ sớm và giảm nhanh chóng số trái phiếu Kho bạc Mỹ mà họ nắm giữ, đồng thời thực hiện chiến lược tăng dự trữ vàng đã duy trì từ khi Tổng thống Vladimir Putin lên cầm quyền.
Tổng trữ lượng vàng của Nga cho đến nay đã đảm bảo cho nước này vượt Saudi Arabia, đứng vị trí thứ 4 thế giới.
Bloomberg trích dẫn Elina Ribakova - Phó Viện trưởng Viện Tài chính Quốc tế ở Washington đánh giá, với giá trị kho dự trữ ngày càng tăng lên, OPEC sẽ không còn khả năng bỏ ngoài tai các ý kiến của Nga. Nga đã trở nên đặc biệt quan trọng trong vai trò là một nhà xuất khẩu dầu mỏ có nền kinh tế ổn định.
Huy Vũ
Theo baodatviet.vn
Tài chính Moscow ngạo nghễ trước lệnh trừng phạt Mỹ Moscow khẳng định những biện pháp trừng phạt bổ sung của Mỹ hoàn toàn không gây tổn hại đến hệ thống tài chính nước này. Thông tin từ TASS, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov hôm 3/8 cho biết cấu trúc kinh tế vĩ mô linh hoạt và chính sách ngân sách cân bằng cho phép nền kinh tế Nga thích ứng nhanh...