Sao lại có những con người như thế?
Trong khi nhiều cặp vợ chồng phải vất vả “ vái tứ phương” để điều trị hiếm muộn, có những người làm mẹ lại nhẫn tâm vứt bỏ đứa con, máu mủ ruột thịt của mình.
Theo kết quả của các nghiên cứu tiến hành gần đây, tỷ lệ vô sinh tại Việt Nam đã gia tăng đáng báo động, chiếm khoảng 7,7%. Điều đó có nghĩa là gần 1 triệu cặp vợ chồng ở Việt Nam đang gặp phải các vấn đề về vô sinh và hiếm muộn.
Hầu hết các cặp vợ chồng trong số đó đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp, tìm đến nhiều bác sĩ sản khoa, thậm chí phải điều trị ở xứ người. Vậy mà khát khao được làm mẹ, làm cha chính đáng ấy đôi khi bị dập tắt bởi sự nghiệt ngã của số phận.
Trong khi các cặp vợ chồng này luôn mong mỏi một điều tưởng chừng như rất đỗi bình thường nhưng là phi thường với cuộc sống của họ, lại có những người làm mẹ nỡ lòng vứt bỏ đứa con, máu mủ ruột thịt của mình.
Bé gái 7 tháng tuổi bị bỏ rơi hiện được gia đình ông Cam chăm sóc. Ảnh do gia đình cung cấp.
Có người kiên quyết chối bỏ sinh mệnh nhỏ bé đang lớn dần trong bụng bằng các kỹ thuật phá thai kinh hoàng. Có người buộc phải sinh con do ám ảnh tâm lý hoặc phá thai thất bại nhưng cuối cùng vẫn không đủ bản lĩnh và quyết định “đem con bỏ chợ”. Người khai địa chỉ giả khi nhập viện rồi bỏ trốn để “ép” bệnh viện phải nuôi. Người lén lút mang con đến cửa chùa, đầu phố, nhà dân… Người hốt hoảng vùi con nơi bụi tre, thùng rác…
Video đang HOT
Họ thường lấy lý do “lầm lỡ và “đường cùng” làm lá chắn cho quyết định dứt bỏ con ruột. Song tất cả chúng ta đều hiểu rằng không có lý do nào có thể biện minh cho hành động nhẫn tâm đó.
Mới đây, hình ảnh một bé gái khoảng 7 tháng tuổi bị bỏ rơi trong thùng xốp đặt bên lề đường đã gây xúc động mạnh với độc giả. Thông tin mới nhất PV báo Người đưa tin nhận được, vào ngày 22/10, tình trạng sức khỏe của cháu bé đã ổn định hơn. Cho đến thời điểm hiện tại, tung tích thân nhân của cháu bé vẫn là một ẩn số.
Trái lại, nhiều “người dưng nước lã” – các cặp vợ chồng từ khắp nơi trên cả nước – đã tìm đến gia đình ông Lê Văn Cam (phường Điện Ngọc, thị xã Điện Biên, tỉnh Quảng Nam), người trực tiếp chăm sóc bé để xin nhận nuôi.
Nghịch lý này càng khẳng định rằng sự bất công luôn tồn tại trong xã hội hiện tại, khi người muốn thì không có còn người có lại không muốn. Và tất cả những ai đang chứng kiến nghịch lý xảy ra hàng ngày cũng chỉ biết thở dài: “ Sao lại có những con người như thế?”
Ngân Hà
Theo_Người Đưa Tin
Tình dục là hành vi của con người, sao "né" nói đến sức khỏe tình dục?
Trong hầu hết các văn bản hiện nay đều né nhắc đến "sức khỏe tình dục", trong khi tình dục là một hoạt động bình thường của con người, ảnh hưởng đến chất lượng dân số
Pháp lệnh Dân số năm 2003 được Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua và có hiệu lực vào tháng 5/2003. Tuy nhiên, sau hơn 12 năm thực hiện, pháp lệnh đã bộc lộ những hạn chế, trong đó nhiều quy định của pháp lệnh dân số còn nặng tính nguyên tắc, chung chung, thiếu cụ thể, không có chế tài xử lý và tính khả thi không cao, thiếu quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của các cặp vợ chồng, cá nhân, gia đình trong việc thực hiện các mục tiêu dân số....
Dự thảo Luật Dân số lần đầu tiên được Bộ Y tế đề xuất nhằm giải quyết những hạn chế, tồn tại và đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn công tác dân số góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập, tạo cơ sở hành lang pháp lý cho việc thực hiện và quản lý dân số.
GS Nguyễn Thị Hoài Đức
Quan tâm đến dự thảo Luật Dân số, GS Nguyễn Thị Hoài Đức, Viện sức khỏe sinh sản gia đình cho rằng, bà đã nghiên cứ rất kỹ dự thảo Luật Dân số và thấy rằng văn phong của dự thảo không đúng với văn phong của một văn bản luật pháp, văn phong khoa học.
Tại sao trong văn bản lại phải né chữ "tình dục"?
GS Hoài Đức cho rằng, văn bản chỉ nói đến sức khỏe sinh sản nhưng không bao giờ nhắc đến "sức khỏe tình dục". Không chỉ trong dự thảo Luật dân số "ngại" nhắc đến cụm từ này mà trong tất cả các văn bản, trong văn kiện và ở mọi nơi, người ta gần như không bao giờ nhắc đến cụm từ này.
"Tình dục là gì? Tại sao bộ phận tiêu hóa thì phải ăn rất nhiều thứ, bộ phận hô hấp phải sống, phải hít thở, bộ phận tiết niệu phải bài tiết.... Tại sao bộ phận sinh dục lại không làm chức năng tình dục? Đó là một chức năng, một hành vi của bản năng con người được thực hiện từ đời nguyên thủy. Từ khi có loài người, có giống đực, giống cái đã có tình dục, thế thì tại sao chúng ta lại phải né tránh chữ "tình dục"?"- GS Hoài Đức nói.
Theo GS Hoài Đức, trong dự thảo Luật Dân số nhất thiết phải nói đến vấn đề sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản cho tất cả mọi người từ tuổi dậy thì trở lên. Phải quy định một cách rõ ràng, có trách nhiệm vì đây là một hoạt động bình thường của tất cả mọi người. Chính sức khỏe tình dục ảnh hưởng đến chất lượng dân số bởi liên quan đến đó là HIV, là bệnh lan tuyền qua đường tình dục, là khuyết tật và nhiều vấn đề khác...
Mọi người có quyền được tiếp cận kiến thức về tình dục an toàn
GS Hoài Đức cũng trăn trở về tình trạng phá thai hiện nay, nhất là tình trạng nạo phá thai ở trẻ vị thành niên tăng lên từng ngày. "Có nhiều trẻ mới học lớp 6-7 đã đi phá thai. Phá thai ngoài giá thú cũng rất nhiều. Những trường hợp này họ đều không muốn chuyện này, nhưng họ thiếu hiểu biết. Ở các nước, trẻ em 15 tuổi trở lên luôn có bao cao su trong túi, trẻ em gái 15 tuổi biết dùng thuốc tránh thai khẩn cấp khi quan hệ tình dục".
Theo GS Hoài Đức, nguyên nhân là do công tác tuyên truyền để mọi người hiểu được về vấn đề này. Một đứa trẻ mới lớn không bao giờ muốn có thai khi quan hệ tình dục, nhưng trẻ chưa được tiếp cận thông tin làm thế nào để tình dục an toàn, tránh việc có thai ngoài ý muốn. Nhiều gia đình phá thai ngoài ý muốn cũng vì họ chưa tiếp cận được với các dịch vụ, biện pháp tránh thai, ai cung cấp cho họ những kiến thức đó. "Lẽ ra họ phải có quyền được hưởng những thông tin đó sau tuổi dậy thì chứ không phải chỉ các cặp vợ chồng mới được có quyền đó như trong dự thảo. Phải giáo dục, tuyên truyền cho mọi người dân hiểu được các biện pháp tránh thai và biết sử dụng các biện pháp tránh thai đúng cách và an toàn".
GS Hoài Đức cho rằng, trong lĩnh vực dân số, chất lượng dân số là quan trọng nhất, trong đó phải bình đẳng giữa nam và nữ. Mà đạt được vấn đề này, phụ nữ và trẻ em gái có yếu tố quyết định nhiều nhất. "Sức khỏe của phụ nữ và trẻ em gái chính là yếu tố quyết định chất lượng dân số của nước ta cũng như trên thế giới. Vì thế, đừng bao giờ bỏ quên chất lượng sinh sản, sức khỏe tình dục trong công tác dân số"./.
Minh Hòa- Thanh Hà
Theo_VOV
Vụ hỗn chiến kinh hoàng: Nạn nhân thứ 2 đã tử vong Đến 9h sáng nay 12/7, nạn nhân thứ 2 trong vụ hỗn chiến giữa hai nhóm thanh niên trên địa bàn giáp ranh các quận 6, 8, Bình Tân (TPHCM) đã tử vong tại bệnh viện. Hiện các đơn vị nghiệp vụ công an TPHCM vẫn đang phối hợp với công an các quận 6, 8, Bình Tân điều tra truy xét những...