Sao Hoa ngữ vướng ồn ào khi làm từ thiện
Lý Liên Kiệt bị tố ăn chặn tiền từ thiện, Dương Mịch bị khán giả tẩy chay vì không ủng hộ như đã hứa.
Giới nghệ sĩ Việt những ngày qua được khen ngợi khi hướng về miền Trung lũ lụt thông qua loạt hoạt động quyên tiền, ủng hộ, cứu trợ… Tuy nhiên, nhiều sao gặp thị phi như: H’Hen Niê bị nói “keo kiệt” khi góp 50 triệu đồng, Thủy Tiên bị chất vấn, yêu cầu giải trình các khoản đã chi và công khai danh sách đóng góp sau khi kêu gọi được hơn 100 tỷ đồng…
Ở Trung Quốc, nhiều ngôi sao cũng rơi vào tình trạng tương tự. Một số người bị nghi ăn chặn tiền từ thiện, trong đó ồn ào nhất liên quan đến Lý Liên Kiệt. Ngoài diễn xuất, tài tử điều hành quỹ từ thiện One Foundation – nhằm giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn và vùng bị thiên tai. Năm 2008, Tứ Xuyên xảy ra thảm họa động đất, Lý Liên Kiệt kêu gọi được số tiền hơn 400 triệu nhân dân tệ (hơn 1,3 nghìn tỷ đồng). Tuy nhiên, sau sáu năm, quỹ chỉ sử dụng 40 triệu nhân dân tệ (hơn 139 tỷ đồng) cho người dân Tứ Xuyên, số tiền còn lại chưa có giải trình cụ thể, theo Sina. Hàng trăm nghìn khán giả khi đó đặt câu hỏi “360 triệu nhân dân tệ (hơn 1,2 nghìn tỷ đồng) còn lại đang ở đâu?” và yêu cầu công khai việc chi tiêu của quỹ.
Lý Liên Kiệt tham dự sự kiện từ thiện của Hội chữ thập đỏ Việt Nam tại Hà Nội năm 2011. Ảnh: Ngọc Trần.
Trước làn sóng dư luận, Lý Liên Kiệt phủ nhận việc biển thủ tiền và nói ông làm từ thiện theo quy trình: khẩn cấp, duy trì và tái thiết cuộc sống sau thiên tai. Tài tử nói trên Tân Hoa Xã: “Tốn kém nhất là giai đoạn tái thiết cuộc sống và để làm được điều đó cần mất ba năm, 5 năm thậm chí 10 năm. Mọi người đừng nghĩ từ thiện là phát tiền tại chỗ”.
Thành Long cũng vướng ồn ào bòn rút tiền từ thiện. Năm 2011, báo cáo của Quỹ nhi đồng Trung Hoa ghi rõ dùng 19,03 triệu nhân dân tệ (hơn 66 tỷ đồng) để hỗ trợ trẻ em là nạn nhân nạn buôn bán người. Tuy nhiên, theo Beijing News, số tiền được sử dụng đúng mục đích là 990 nghìn nhân dân tệ (3,1 tỷ đồng), 18 triệu nhân dân tệ (hơn 62 tỷ đồng) còn lại chuyển cho quỹ từ thiện của Thành Long (Jackie Chan Charitable Foundation) mà không nêu rõ lý do. Quỹ của Thành Long được cho là nhận 10% số tiền này, gọi là phí quản lý.
Trên Weibo, khán giả cho rằng hai tổ chức cấu kết nhằm chia chác tiền từ thiện. Thành Long phủ nhận: “Chúng tôi cam kết không chuyển tiền từ thiện đến bất cứ một quỹ, tổ chức nào khác, không yêu cầu chi phí quản lý và tuyệt đối không lợi dụng tiền cứu trợ để làm lợi cho mình”. Quỹ Nhi đồng Trung Hoa sau đó ra thông cáo cho biết việc chuyển tiền là phù hợp với ý định của nhà tài trợ. Số tiền quyên được sử dụng chung cho một số dự án từ thiện của Thành Long.
Thành Long trao quà cho trẻ em nghèo năm 2018. Ảnh: Chinatimes.
Video đang HOT
Đầu năm, khi Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán, Hàn Hồng kêu gọi quyên góp và công khai khoản tiền hơn 300 triệu nhân dân tệ (hơn một nghìn tỷ đồng) trên mạng xã hội. Hồi tháng 4, blogger Tư Mã Tam Kỵ tố ca sĩ ăn chặn hơn một nửa, khiến Hàn Hồng bị cơ quan chức năng điều tra. Một tháng sau, cô được minh oan. Lý Á Bằng từng rơi vào tình trạng tương tự khi bị tố cáo bòn rút từ quỹ Yên Nhiên Thiên Sứ gần 100 triệu nhân dân tệ (hơn 347 tỷ đồng) năm 2014. Quỹ này do anh và Vương Phi thành lập, nhằm giúp đỡ trẻ mắc dị tật hở hàm ếch. Sau 18 tháng điều tra, diễn viên và tổ chức từ thiện được minh oan.
Nhiều ngôi sao bị chỉ trích nói không làm, hoặc quyên góp số tiền nhỏ. Năm 2015, nhân sự kiện ra mắt phim Tôi là nhân chứng, Dương Mịch – đóng vai chính là một cô gái mù – hứa ủng hộ 50 máy đánh chữ, 100 gậy dành cho trẻ khiếm thị của một trung tâm. Hơn ba năm sau, cô bị Lý Manh – người đại diện của một tổ chức từ thiện – tố cáo không giữ lời. Phía Dương Mịch phủ nhận và cho biết đã chuyển tiền nhưng bị người trung gian ăn chặn, song cô không đưa ra được bằng chứng. Sự việc khiến Dương Mịch bị công chúng tẩy chay, phải xin lỗi và đóng góp như lời hứa.
Hồ Ca, Dương Tử… bị người hâm mộ chỉ trích khi không có tên trong danh sách ủng hộ Vũ Hán chống Covid-19 đầu năm nay. Hồ Ca sau đó phải thông báo đã quyên góp 100 máy tiêu độc trị giá 283 nghìn USD (hơn 6,5 tỷ đồng) cho bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán nhưng không công khai. Dương Tử cũng cho biết đã tặng số tiền 71.000 USD (1,6 tỷ đồng) qua tài khoản của ca sĩ Hàn Hồng. Trong khi đó, vợ chồng Huỳnh Hiểu Minh – Angelababy, Tôn Lệ – Đặng Siêu… bị chế giễu keo kiệt vì ủng hộ số tiền ít hơn các ngôi sao khác.
Vợ chồng Huỳnh Hiểu Minh – Angelababy bị chỉ trích keo kiệt khi quyên góp 200 nghìn nhân dân tệ (663 triệu đồng) chống dịch hồi đầu năm. Ảnh: Sina.
Tại Hàn Quốc, các ngôi sao như Huyn Bin, Song Hye Kyo, Song Joong Ki, Jeon Ji Hyun, Son Ye Jin… thường đóng góp từ thiện thông qua các tổ chức và công bố chi tiết khoản tiền. Theo Osen, làng giải trí Hàn quá khắc nghiệt nên các ngôi sao cẩn trọng hơn ngay cả trong hoạt động công ích. Ít người chịu đứng ra thành lập quỹ từ thiện, kêu gọi quyên góp vì sợ điều tiếng. Họ cũng công bố rõ số tiền từ thiện để công chúng biết, giúp các tổ chức minh bạch trong kiểm toán, tránh tình trạng bị tố ăn chặn tiền quyên góp.
Khách sạn, nhà hàng phục vụ miễn phí các đoàn cứu trợ miền Trung
Cùng chung tâm trí hướng về miền Trung "ruột thịt", nhiều khách sạn, nhà hàng cũng phục vụ miễn phí cho các đoàn từ thiện, mong họ đủ sức khỏe để giúp đỡ được nhiều bà con.
Chỉ vài ngày trước, khách sạn Phương Anh (TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) cũng bị nước lũ ngập đến 1 mét. Thấu hiểu cảnh khổ sở khi bị bao vây trong biển nước mênh mông, ngay khi lũ vừa rút, anh Hoàng Liên Sơn bàn với gia đình, cung cấp miễn phí nơi ở cho các đoàn tới làm từ thiện tại tỉnh Quảng Trị.
Anh Sơn chia sẻ với PV VietNamNet: " Trong vòng 3 phút, nhận được sự hưởng ứng của người thân, tôi lập tức đăng thông tin lên mạng xã hội, mong mọi người chia sẻ đến các đoàn từ thiện. Người ta đi ủng hộ cũng đã khổ rồi, tôi muốn họ có chốn nghỉ ngơi để ổn định sức khỏe".
Khách sạn kín phòng sau khi đăng tải thông tin phục vụ miễn phí
Chỉ sau 1 ngày đăng tải thông tin, anh Sơn liên tục nhận được các cuộc gọi liên hệ để đặt phòng. Trong 2 ngày 21-22/10, 15 phòng của khách sạn đã kín khách. Những ngày sau đó cũng có nhiều đoàn khách hẹn trước. Tuy nhiên, theo chia sẻ của anh Sơn, do gia đình cũng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nên không có khả năng hỗ trợ lâu dài. Trước mắt gia đình anh sẽ thực hiện miễn phí tiền phòng đến hết chủ nhật (25/10), sau đó nếu không đủ kinh phí thì sẽ thu một chút ít để bù vào tiền điện nước.
Anh Sơn bày tỏ: " Đây chỉ là việc làm nhỏ nên tôi không muốn lấy câu chuyện từ thiện để vụ lợi, chỉ mong có thể giúp sức cho đồng bào quê hương mình".
Bên dưới bài chia sẻ trên mạng xã hội của anh Sơn, nhiều người bày tỏ tình cảm chân thành trước việc làm của gia đình. Chị Nguyễn Hằng chia sẻ: " Rất tuyệt vời anh ơi. Cho đi là còn mãi". Còn anh Hoàng Định đánh giá: " Mỗi người giúp một việc, nhưng chung lại là vì bà con. Thật tuyệt vời!".
Trước đó, cộng đồng mạng cũng chia sẻ thông tin khách sạn - nhà hàng chay Long Hoa (TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) phục vụ miễn phí cho các đoàn từ phía Nam ra miền Trung làm từ thiện.
Nhiều nhà hàng, quán ăn cũng phục vụ miễn phí cho các đoàn cứu trợ
Anh Kim Thiền, chủ khách sạn cho biết: " Khách sạn của chúng tôi ở ngay quốc lộ nên lượng xe đi từ thiện nhiều. Trước đây chúng tôi chỉ có nhà hàng chay. Từ năm 2016, cứ đến mùa lũ, thấy các đoàn xe đi làm từ thiện thường xuyên ghé vào nghỉ ngơi, chúng tôi mới khởi phát ý nguyện hỗ trợ miễn phí ăn uống, nghỉ tạm. Đến khi xây khách sạn Long Hoa thì thực hiên tích hợp, ăn uống nghỉ ngơi qua đêm miễn phí cho các đoàn từ thiện, để họ ổn định sức khỏe, giúp sức bà con".
Chỉ riêng ngày 20/10, gia đình anh Kim Thiền đã tiếp đón 5 đoàn từ thiện ghé nghỉ chân. Chi phí cho hoạt động này do gia đình anh cùng 5 nhân viên dùng lợi nhuận kinh doanh và tiền lương hằng tháng để thực hiện. Những nhân viên khác thì phát tâm thiện nguyện trong những trường hợp vụ thể, ví dụ như giúp đỡ cho bà con vùng lũ miền Trung đợt này.
Hoạt động phục vụ miễn phí ăn, ở được gia đình anh Kim Thiền thực xuyên suốt đến nay đã 3 năm. Tuy nhiên, gia đình anh chưa gặp khúc mắc hay trở ngại từ những vị khách có quen thuộc lẫn xa lạ.
" Giai đoạn này, tôi chỉ mong gửi chút tấm lòng đến bà con. Mong bà con được an toàn và giữ gìn sức khỏe để vượt qua thiên tai".
"Trạm dừng chân Bạn hữu tự do Bình Định 77" cũng đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng.
Cùng ở quê hương Phú Yên, trên đường QL 1A, khu vực Cù Mông, Sông Cầu, bảng thông báo "Trạm dừng chân Bạn hữu tự do Bình Định 77" nổi bật ở bên đường. Đây là quán cơm gà của vợ chồng anh Trung Bạch.
Khi nhìn thấy hình ảnh miền Trung gặp nạn do bão lũ, anh Trung Bạch nhớ lại cảnh bản thân mình đã trải qua khi quê hương anh gánh chịu trận lũ lụt nặng năm 2009. Anh đã bàn với vợ, giúp đỡ cho những đoàn từ thiện đi xe đường dài từ phía Nam ra miền Trung cứu trợ. Mong gửi gắm chút tấm lòng đến với bà con đng gặp khó khăn.
" Bản thân tôi cũng từng làm tài xế, tôi hiểu cảnh đi lại xa xôi vất vả như thế nào. Trong khi quãng đường ra tới vùng lũ còn xa. Chúng tôi đã nhờ thêm vài người bạn phụ giúp nếu khó khăn quá. Với ý nghĩ mình làm được đến đâu hay đến đó, nhưng phải quyết tâm hết sức để phục vụ bà con. Bởi địa điểm không rộng, nên những người khách ghé quán có thể nghỉ ngơi, ăn uống, tắm rửa trước khi bước vào hành trình tiếp theo", anh chia sẻ.
Bên cạnh đó, một số khách sạn tại Quảng Trị cũng đã giảm giá để hỗ trợ cho các đoàn từ thiện tham gia cứu trợ bà con.
Người nổi tiếng như Thủy Tiên làm từ thiện không sai luật Nhiều ngày qua, hoạt động từ thiện giúp đồng bào lũ lụt ở miền Trung đang nhận được sự quan tâm của dư luận. Nhiều người cho rằng việc các cá nhân, nhân vật nổi tiếng đóng góp làm từ thiện có thể là sai luật, không phù hợp với các văn bản luật hiện hành. Ông Trần Quốc Hùng - Phó Chủ...