Sao Hàn ngạc nhiên thưởng thức đặc sản quê hương: Món cá được ví như “sườn non dưới nước”
Món cá “ sườn non dưới nước” được xem là đặc sản ở Hàn Quốc nhưng nhiều người dân nước này còn cảm thấy lạ lẫm. Nguyên nhân là do hình dáng nó quá đặc biệt và khi nấu lên thì chẳng còn tí gì giống với chú cá trước đó.
Let’s Eat (Thực Thần) là series phim xoay quanh đề tài ẩm thực Hàn Quốc. Bởi vậy, mỗi thước phim trôi qua là một lần khán giả cảm thấy mình bị “tra tấn” bởi đồ ăn ngon. Bên cạnh đó, Let’s Eat còn là nơi giúp người xem tìm hiểu những món ăn đặc sắc của xứ sở kim chi.
Trong một tập phim của Let’s Eat 3, khán giả đã rất ngạc nhiên khi xem tới phân cảnh sao Hàn thưởng thức một món cá lạ mắt. Vẻ ngoài của nó không khác gì ruột non của heo và được mô tả là tạo cảm giác thơm, giòn sần sật như ăn sườn son.
Thậm chí, chính nam diễn viên Yoon Doo Joon còn cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy món ăn lạ lẫm này. Anh không biết đó là món ăn gì vì đĩa cá được mang lên có màu đen xì như cục than đá. Thậm chí, Doo Joon còn tưởng rằng món này đã bị cháy khét.
Nhưng theo giải thích của nữ diễn viên Baek Jin Hee thì đây là cá mút đá. Nó cần được nướng trước bằng rơm nhưng do rơm bắt lửa nhanh nên da cá bị cháy xém. Điều thú vị là phần thịt bên trong chẳng những chẳng hề hấn gì mà còn rất thơm ngon, đậm vị.
Video đang HOT
Cá mút đá sau khi “vượt lửa” thì phần da rất dễ tuột. Bạn chỉ cần khéo léo kéo phần da cá ra thì phần thịt trắng sẽ xuất hiện. Thịt cá sẽ tiếp tục cho lên vỉ nướng cho chín vàng và dậy mùi thơm. Để món ăn ngon đúng vị thì cá phải được ăn cùng rau diếp lật ngược phần sống lưng hướng về miệng rồi cuộn lại. Sau khi chấm với nước chấm thì cho tất cả vào miệng cùng một lúc một cách nhanh gọn.
Sau khi được Baek Jin Hee hướng dẫn, anh chàng Yoon Doo Joon và Ahn Woo Yeon cũng nhanh chóng bắt tay thực hiện theo. Do thao tác đòi hỏi sự nhanh nhẹn nên lúc ban đầu cả hai có phần lóng ngóng. Nhưng ai nấy đều khẳng định cách ăn này thực sự mới mẻ và ngon miệng.
Thật ra cá mút đá không chỉ có ở Hàn Quốc mà còn có ở Việt Nam và phổ biến nhất ở khu vực Bình Định, Khánh Hoà. Đây là loại cá không hàm, có thân hình ống, không có xương sống và sống ký sinh. Tuy nhiên, thịt cá rất dai, thơm ngon và có lõi sụn bên trong nên có cảm giác giòn sần sật giống như ăn sườn non. Đó là lý do vì sao cá mút đá ngày càng nổi tiếng và trở thành đặc sản độc lạ ở nhiều nơi.
Theo Thieunien.vn
Về đất hai vua thưởng thức đặc sản thịt quay đòn
Thưởng thức thịt quay đòn làng Đường Lâm không chỉ như một món đặc sản quê hương mà còn là một cách đón nhận tình cảm nồng hậu của những người dân nơi đây, qua sự chuẩn bị cầu kỳ của món ăn này.
Món đặc sản thịt quay đòn của làng Đường Lâm không chỉ nổi tiếng về hương vị khác biệt mà còn bởi phương cách chế biến cầu kỳ và độc đáo không kém. Mỗi miếng thịt ba chỉ khoảng 1kg phải mất tới 6 tiếng chế biến mới tạo ra thành phẩm. Bởi vậy, nếu không có nhiều thời gian, du khách có thể đặt trước để có thể được thưởng thức món ăn này.
Tuy nhiên, sẽ thú vị hơn rất nhiều nếu được tham gia vào quá trình chế biến thịt quay đòn, trực tiếp theo dõi từng khâu chuẩn bị cũng là một trải nghiệm vô cùng lý thú.
Công đoạn đầu tiên là chọn thịt. Miếng thịt dùng nướng phải là thịt lợn tươi, phần ba chỉ có bì dày, lớp thịt, lớp mỡ đan xen đều nhau đúng như "ba chỉ".Nhiều người kĩ tính còn đặt sẵn loại thịt ngon lấy từ trong lò mổ để đảm bảo có miếng thịt dày, quay giòn mà vẫn thơm chắc. Chọn được miếng thịt ngon cũng cần được tẩm ướp kĩ càng, khéo léo. Thịt quay cũng được tẩm ướp những gia vị quen thuộc như húng lìu, hạt tiêu, hành tươi, mắm muối... Thứ làm nên sức hấp dẫn cho thịt quay đòn chính là những chiếc lá ổi. Phần lá ổi non được băm nhỏ, ướp với thịt trong khi phần lá bánh tẻ dùng lót vào miếng thịt trước khi đem đi quay. Hương vị bùi bùi của lá ổi quyện vào miếng thịt khiến hương vị thịt quay đòn trở nên hấp dẫn tới khó quên.
Thịt sau khi được tẩm ướp kĩ càng sẽ được cuống gọn gàng vàng một chiếc đòn tre to đã lót lá chuối bên trong.Chiếc đòn tre rất chắc và lớn để đàm bảo khổ thịt ôm trọn một vòng và nhất định không được dùng nguyên liệu nào khác ngoài tre, nếu không sẽ ảnh hưởng tới vị thơm của thành phẩm.
Ban đầu, người đầu bếp kê cao miếng thịt khoảng nửa mét mới tới ngọn lửa khoảng 1 tiếng. Khi miếng thịt tái đi, hạ khoảng 30cm cho miếng thịt gần lửa hơn. Vẫn quay đều miếng thịt, lúc này miếng thịt đã chín màu vàng hấp dẫn. Quay khoảng 90 phút thì xuống thêm khoảng 10 cm, dụi bớt lửa đi, trên bếp giờ chỉ còn lửa than hoa đang cháy.
Thịt quay bì phải giòn, phồng lên, lúc này, người đầu bếp dùng một chiếc xiên bằng tre đâm lỗ ở bì tới khi nổ lốp đốp là được. Toàn bộ quá trình từ khi đem nướng tới lúc có thành phầm mất khoảng 6 tiếng. Trong suốt thời gian này đều cần phải có thợ đứng bếp, mới thấy hết sự cầu kỳ của món ăn đặc sản làng cổ.
Món thịt quay đòn có lớp bì giòn tan, thơm lừng hương ổi. Bên trong lớp vỏ giòn là lớp thịt ngọt mềm, ngậy béo mà ăn bao nhiêu cũng không thấy ngấy. Tới làng cổ Đường Lâm, bên cạnh việc thăm thú làng cảnh hữu tình, du khách đừng quên nếm thử hương vị đậm đà của món thịt quay đòn trứ danh của người dân nơi đây.
Theo TCDL
Cá thối, ấu trùng ong và 6 đặc sản Nhật Bản nhiều người sợ hãi Người Nhật nổi tiếng với các món ăn lạ, nhưng có những đặc sản chính người bản địa cũng phải lấy hết cam đảm mới dám ăn. Với nhiều thực khách, shiokara là món ăn khó ngửi và khó nuốt. Người Nhật có cách chế biến món shiokara độc đáo. Sau khi cắt nhỏ những miếng mực ống, người chế biến sẽ ngâm...