Sao chổi có kích thước bằng nửa Mặt trời đang dần tiến về Trái đất
Atlas, ngôi sao chổi khổng lồ có kích thước gấp 5 lần sao Mộc và bằng nửa kích thước Mặt trời đang từ từ tiến về phía chúng ta.
Kích thước lõi băng đá của ngôi sao chổi này vẫn chưa được xác định, tuy nhiên lượng khí và vật chất bao quanh lại tạo cho nó một kích thước lớn chưa từng thấy.
Atlas hiện đang bay trong quỹ đạo sao Hỏa, nhưng đang có biểu hiện tăng tốc tiến gần đến Mặt trời và sẽ tới gần Trái đất nhất vào tháng Tư này. Một khi chúng ta có thể quan sát Atlas bằng mắt thường, nó sẽ trở thành vật thể sáng nhất trên bầu trời đêm.
Sao chổi có kích thước bằng nửa Mặt trời đang dần tiến về Trái đất
Kể từ khi được giới khoa học phát hiện vào tháng 12/2019, khối khí bao quanh sao chổi này không ngừng phình to, đường kính lên tới 447.387 dặm (khoảng 72.000km). Trong khi đó, đường kính của Mặt trời là 865.370 dặm, của sao Mộc là 86.881 dặm và Trái đất chỉ là 7.917 dặm.
Theo tính toán, Atlas sẽ không gây nguy hiểm cho Trái đất. Ngay cả khi đến gần nhất, nó vẫn cách chúng ta hơn 72 triệu dặm.
Video đang HOT
Theo báo cáo từ Space Weather Archive, không có gì lạ khi một sao chổi lớn nhanh như vậy. Lượng khí và bụi nó giải phóng vào không gian là rất nhiều và tạo ra lớp áo bao bọc quanh sao chổi.
“Sao chổi 17P/Holmes mới phát nổ gần đây còn có bầu khí quyển lớn hơn cả Mặt trời. Atlas không phải là sao chổi to nhất từng được nhìn thấy”.
Khi mới được phát hiện, các nhà khoa học chỉ có thể quan sát Atlas qua kính thiên văn. Nhưng nó đang ngày càng sáng hơn và hiện có thể nhìn thấy bằng ống nhòm.
“Đây chắc chắn là một sao chổi đầy triển vọng. Nó sẽ lớn nhất vào cuối tháng Tư này. Thật tuyệt vời khi được thấy nó trên bầu trời”, Daniel Brown, chuyên gia Thiên văn học tại Đại học Nottingham Trent cho biết.
Màu xanh lá của Atlas có được nhờ sự đốt cháy carbon diatomic, một phân tử thường thấy trong sao chổi. Hiện nó sáng gấp 4.000 lần kể từ thời điểm tháng 12/2019.
Nhà thiên văn học Matthijs Burgmeijer nói, nếu Atlas giữ được độ sáng như dự kiến thì nó sẽ trở thành vật thể rực rỡ nhất kể từ khi hồ sơ sao chổi được hình thành.
“Chúng tôi chỉ biết ngồi chờ xem Atlas sẽ trông như thế nào trong vài tuần tới. Sao chổi là vật thể khó dự đoán, ví dụ như sao chổi Comet Ison vài năm trước cũng rất hứa hẹn nhưng lại tan rã trước khi chúng tôi quan sát được nó rõ ràng nhất”.
Để tồn tại đủ lâu và tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời, sao chổi phải có vật chất lõi được nén đủ chặt. Các nhà thiên văn học hy vọng lõi đông lạnh của Atlas đủ lớn, nếu không nó sẽ bị “hết ga”, vỡ vụn rồi mờ dần trước khi đến được Mặt trời.
“ Trực giác của tôi cho thấy Atlas đang đạt đến độ lớn cực đại. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu nó mờ dần và biến mất trước khi chúng ta có thể quan sát được rõ ràng từ Trái đất”, Karl Battams thuộc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Washington cho hay.
Trường Giang
Phát hiện mới về hoạt động của hố đen siêu nặng thuở vũ trụ sơ khai
Nhờ hiện tượng thấu kính hấp dẫn, các nhà thiên văn học đã quan sát được hoạt động của 1 hố đen ở trung tâm thiên hà cách chúng ta 11 tỷ năm ánh sáng.
Các nhà thiên văn học đã quan sát được những tia plasma phun ra mạnh mẽ từ một hố đen siêu nặng sau khi hố đen này "ăn ngấu nghiến" các vật chất xung quanh nó. Phát hiện trên hứa hẹn sẽ hé lộ những bí ẩn về những thiên hà được hình thành từ sớm và cách thức chúng tiến hóa trong vũ trụ.
Hình ảnh minh họa một hố đen phun ra những luồng sáng mạnh mẽ. Ảnh: NASA
Quan sát này thậm chí còn ấn tượng hơn khi tiết lộ rằng đó là hố đen siêu nặng nằm ở trung tâm một thiên hà cách xa chúng ta 11 tỷ năm ánh sáng. Do đó, những gì chúng ta quan sát từ sự kiện này có thể hé lộ về những ngày sơ khai của vũ trụ khi mà nó mới chỉ 3 tỷ năm tuổi.
Đột phá này có thể đạt được là nhờ hiện tượng thấu kính hấp dẫn. Nhờ có một thiên hà vĩ đại khác nằm giữa chúng ta và nguồn phát ra ánh sáng nên trọng lực đã bẻ cong và khuếch đại thiên hà ban đầu. Nói cách khác thấu kính hấp dẫn xảy ra khi ánh sáng từ vật thể nền (chẳng hạn như một thiên hà) được khuếch đại và sáng lên khi gặp phải một trường hấp dẫn lớn (như một cụm thiên hà) trên đường tới Trái Đất, từ đó giúp chúng ta có thể quan sát chi tiết hơn những vật thể ở xa.
"Hiện tượng này giống như một "kính thiên văn tự nhiên" khiến cho chúng ta có thể quan sát được những vật thể ở xa trong vũ trụ", Takeo Minezaki - một trong các nhà nghiên cứu tại Đại học Tokyo giải thích.
Hình ảnh cho thấy thiên hà trông sẽ như thế nào nếu gặp hiệu ứng thấu kính hấp dẫn. Ảnh: ALMA
Nhờ hệ thống kính thiên văn ALMA và việc tận dụng "thấu kính hấp dẫn", các nhà khoa học có thể đạt được tầm nhìn sắc nét đến khó tin với hiệu quả gấp 9.000 lần tầm nhìn của con người.
Những quan sát trên hứa hẹn sẽ hé lộ bí ẩn về việc các thiên hà đã tiến hóa như thế nào vào thời kỳ đầu hình thành vũ trụ. Đặc biệt, dấu ấn nối bật trong các quan sát này là sự kiện một hố đen siêu nặng trong trung tâm của 1 thiên hà đã phun ra những luồng plasma vĩ đại.
Quan sát sự tương tác giữa các tia thoát ra từ hố đen với các đám mây khí mà chúng để lại có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu thêm về cách thức các thiên hà đã tiến hóa trong vũ trụ, các nhà thiên văn học cho biết./.
Kiều Anh
Phát hiện "siêu sóng thần ma" mạnh nhất trong vũ trụ, có thể xé toạc các thiên hà Các nhà thiên văn học quốc tế phát hiện sóng phát xạ tạo ra năng lượng lớn gấp hàng triệu lần so với chớp gamma. Một trong những hiện tượng tàn khốc nhất vũ trụ vừa được Kính viễn vọng Hubble của NASA ghi lại: "siêu sóng thần" quasar ma quái xé toạc các thiên hà. Ảnh đồ họa mô tả một "siêu...