‘Sao chổi ác quỷ’ sắp tiếp cận mặt trời, trùng thời điểm nhật thực toàn phần
Sao chổi 12P/Pons-Brooks với biệt danh ác quỷ đang tiếp cận mặt trời sau 71 năm và có thể được nhìn thấy từ trái đất.
Sao chổi 12P/Pons-Brooks đang trở lại theo chu kỳ 71 năm. Ảnh NEWSCIENTIST
Đài NPR ngày 18.3 đưa tin một sao chổi hiếm thấy và nổi tiếng về hình ảnh lóe sáng nhiều màu sắc đang tiếp cận mặt trời theo chu kỳ 71 năm và có thể được nhìn thấy từ trái đất.
Bất thường hơn lần tiếp cận trước, sao chổi 12P/Pons-Brooks dự kiến sẽ xuất hiện cùng với nhật thực toàn phần vào tháng tới và có thể quan sát 2 sự kiện cùng lúc.
Video đang HOT
Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), sao chổi là thiên thể đóng băng trong quá trình hình thành hệ mặt trời, được tạo thành từ bụi, đá và băng. Với chiều rộng lên tới hàng chục km và cái đuôi dài hàng km, sao chổi nóng lên và sáng hơn khi đến gần mặt trời.
Sao chổi 12P/Pons-Brooks mất 71 năm để bay quanh mặt trời và lần tiếp theo sẽ đến điểm cận nhật, điểm trên quỹ đạo hình elip khi nó ở gần mặt trời nhất, sẽ là ngày 21.4.
Theo Space.com, sao chổi 12P/Pons-Brooks lóe sáng gần đây vào ngày 18.1, sau một số lần lóe sáng trong khoảng thời gian tháng 10-12.2023. Khu vực xung quanh sao chổi xoắn ốc có thể phát sáng màu xanh lá cây, đỏ và tạo ra một cái đuôi dài màu xanh lam.
Sự bùng nổ của 12P/Pons-Brooks cũng có thể tạo cho sao chổi này một hình móng ngựa giống như có những chiếc sừng, nên nó còn được gọi là “sao chổi ác quỷ”.
Hiện những người quan sát sao có thể nhìn thoáng qua sao chổi này bằng cách hướng kính viễn vọng hoặc ống nhòm về phía chòm sao Song Ngư vào đầu giờ tối. Các nhà thiên văn học cho biết nó cũng sẽ sớm được nhìn thấy bằng mắt thường.
Sao chổi này được nhà thiên văn học người Pháp Jean-Louis Pons quan sát lần đầu tiên vào năm 1812, và sau đó nó được nhà thiên văn học người Mỹ William Brooks vô tình phát hiện lại vào năm 1883.
Kính James Webb phát hiện lỗ đen 'háu đói' lâu đời nhất và xa nhất vũ trụ
Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) vừa quan sát được lỗ đen xa nhất và lâu đời nhất từng được phát hiện, cùng đặc tính "ăn thịt" cả thiên hà chủ quái lạ.
Lỗ đen này cư trú trong thiên hà cổ đại có tên khoa học là GN-z11, cách chúng ta 13,4 tỷ năm ánh sáng, xuất hiện khoảng 400 triệu năm sau Vụ nổ Big Bang. Bản thân lỗ đen này nặng gấp khoảng 6 triệu lần khối lượng Mặt trời, và nó đang hấp thụ vật chất từ thiên hà chủ của nó nhanh hơn gấp 5 lần, so với giới hạn bền vững được đề xuất theo lý thuyết lỗ đen siêu lớn hiện đại.
Một nhóm các nhà thiên văn học đã sử dụng Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) để khám phá lỗ đen xa nhất, và lâu đời nhất từng được nhìn thấy, khi nó "ăn thịt" cả thiên hà chủ của mình. (Ảnh minh họa: Elena11/Shutterstock)
Roberto Maiolino, Trưởng nhóm Khoa Vật lý của Đại học Cambridge đã mô tả phát hiện này là "một bước nhảy vọt khổng lồ" đối với ngành khoa học lỗ đen. Maiolino cho biết trong một tuyên bố: "Vẫn còn nhiều điều bỏ ngỏ khi phát hiện ra một lỗ đen khổng lồ, ở xa và háu đói đến như vậy, vì vậy chúng tôi phải xem xét những cách mà lỗ đen này có thể hình thành".
Trước đây, các nhà khoa học hiện đã chỉ ra con đường chính mà lỗ đen có thể đạt đến trạng thái siêu lớn trong vũ trụ sơ khai. Chúng có thể bắt đầu từ cái gọi là hạt lỗ đen nhỏ, được tạo ra khi những ngôi sao lớn sụp đổ vào cuối vòng đời. Sau hàng triệu hoặc hàng tỷ năm, những đám mây khí lạnh và bụi khổng lồ sụp đổ vào bên trong hạt lỗ đen đó để tạo thành lỗ đen nặng với khối lượng gấp vài triệu lần khối lượng Mặt trời.
Qua hàng triệu hoặc hàng tỷ năm tiến hóa tiếp theo của vũ trụ, vật thể đó tiếp tục quá trình nuôi dưỡng và sáp nhập vật liệu, giúp lỗ đen nặng đó phát triển thành lỗ đen siêu lớn.
Tuy nhiên, lỗ đen mới được phát hiện này đang tích tụ vật chất lấy từ thiên hà chủ GN-z11 với tốc độ nhanh gấp 5 lần, so với giới hạn bền vững được đề xuất theo lý thuyết lỗ đen siêu lớn hiện đại. Hành vi lỗ đen siêu lớn ăn thịt thiên hà chủ có thể xảy ra trong vũ trụ, nhưng với số lượng hạn chế và hiếm khi được phát hiện.
Lỗ đen háu ăn này cũng có khả năng cản trở sự phát triển của thiên hà chủ, nó đang đẩy khí và bụi phân tử ra khỏi trung tâm thiên hà. Thực tế, những đám mây khí và bụi lạnh co lại tạo thành "vườn ươm" cho các ngôi sao mới hình thành, điều này có nghĩa lỗ đen háu đói đang "nghiền nát" quá trình hình thành sao, gián tiếp "giết chết" sự phát triển của thiên hà chủ cổ đại GN-z11.
Các chuyên gia nhận định, khám phá này có thể là một bước tiến lớn trong việc tìm hiểu, làm thế nào các lỗ đen siêu lớn có thể đạt khối lượng tương đương gấp hàng triệu, cho đến hàng tỷ lần khối lượng Mặt trời trong kỷ nguyên sơ khai của vũ trụ.
Mặt Trời sẽ 'đảo ngược' trong năm 2023, phát đi 10 tín hiệu lạ Một loạt hình ảnh mê hoặc mà con người nhìn thấy trong năm 2023, từ nhật thực lai, bướm ánh sáng cho đến cực quang hồng, thực ra là Mặt trời đang phát tín hiệu sắp đảo ngược. Theo Live Science, Mặt trời sẽ đạt đến điểm cực đại trong chu kỳ 11 năm sớm hơn dự kiến ban đầu (năm 2025), cụ...