Sao băng lóe sáng bất thường trên bầu trời Anh
Sao băng xuất hiện ở Anh vào đêm 28/2 có kích thước và độ sáng đều hơn bình thường. Nó vụt sáng qua bầu trời trong khoảng 7 giây.
Đêm 28/2, nhiều người dân Vương quốc Anh may mắn bắt được kho ảnh khắc một ngôi sao băng lớn bất ngờ lóe sáng trên bầu trời.
Sao băng được phát hiện lúc gần 22h và có thể nhìn thấy trong khoảng 7 giây. Nó đã lọt vào ống kính của một số camera chuông cửa và camera an ninh ở các khu vực Manchester, Cardiff, Honiton, Bath, Midsomer Norton và Milton Keynes, theo Guardian .
Một ngôi sao băng lớn xuất hiện trên bầu trời nước Anh vào đêm 28/2. Ảnh: UK Meteor Network.
Mạng lưới sao băng Vương quốc Anh – một nhóm nhà thiên văn nghiệp dư đã sử dụng máy ảnh để ghi lại sao băng trên khắp nước này kể từ năm 2012 – cho biết sao băng này là loại fireball (loại sao băng lớn, sáng hơn bình thường). Họ viết trên Twitter: “Từ hai video, chúng tôi thấy đó là một sao băng di chuyển chậm, có thể nhìn thấy rõ sự phân mảnh của nó”.
Sao băng là vật chất không gian bốc cháy khi chúng đi vào bầu khí quyển của Trái Đất. Fireball là những ngôi sao băng đặc biệt sáng mà theo lý thuyết có thể nhìn thấy trong ánh sáng ban ngày.
Theo Hiệp hội Sao băng Mỹ (AMS), fireball có độ sáng biểu kiến -4, sáng tương đương với Kim Tinh khi quan sát vào buổi tối hoặc buổi sáng. Trăng tròn có độ sáng biểu kiến -12,6 trong khi Mặt Trời là -26,7.
AMS cho biết mỗi ngày đều có đến vài nghìn sao băng loại fireball xuất hiện trên khí quyển của Trái Đất. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều rơi xuống đại dương hoặc các khu vực không người.
Video đang HOT
Nhóm mạng lưới sao băng Vương quốc Anh cho biết đã có hơn 120 người báo cáo rằng họ đã nhìn thấy sao băng vào ngày 28/2.
Sao băng vụt sáng trên bầu trời nước Anh đêm 28/2 trong khoảng 7 giây. Ảnh: UK Meteor Network.
Một người dùng Twitter viết về trải nghiệm tuyệt vời của mình: “Đầu tiên tôi nghĩ đó là một ngôi sao sáng hoặc máy bay. Sau đó, nó một lúc một lớn và nhanh hơn. Tiếp đến, một tia sáng cực lớn thắp sáng cả bầu trời, quét qua thành một đuôi lửa khổng lồ màu cam, theo sau là các tia lửa tóe như pháo hoa khổng lồ!”.
Hiện tượng thiên văn kỳ vỹ nhanh chóng càn quét mạng xã hội. Cộng đồng mạng ở Anh bắt đầu hưởng ứng các trào lưu liên quan đến ngôi sao băng lớn vừa xuất hiện. Họ nghĩ ra rất nhiều câu chuyện siêu nhiên đùa vui về người ngoài hành tinh, với các tình tiết liên kết đến những bộ phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng như Siêu nhân, The Day of the Triffids, Đặc vụ áo đen, Đại chiến thế giới, …
Một số người hài hước ví rằng đó là sự trả đũa của người Sao Hỏa vì NASA đã đáp một tàu thăm dò xuống hành tinh đỏ vào tuần trước.
Hết cô đơn trong vũ trụ?
'Chúng ta sẽ không còn cô đơn trong vũ trụ' - vài năm trước, bà Ellen Stofan - Giám đốc phụ trách khoa học của NASA, đã dự báo như vậy.
Sứ mệnh PLATO.
Mới đây, dự báo này lại được nhà thiên văn học nổi tiếng Chris Impey (Anh) nhắc lại. Cả 2 nhà khoa học đều quả quyết việc phát hiện sự sống ngoài Trái đất chỉ còn là vấn đề thời gian, nhiều nhất là sau 15 - 20 năm nữa.
Vi sinh vũ trụ trong tầng bình lưu?
Những năm gần đây, các nhà khoa học liên tục có những phát hiện liên quan đến khả năng tồn tại sự sống ngoài hành tinh, chẳng hạn như trữ lượng nước lỏng trên các thiên thể thuộc Hệ Mặt trời; các dấu vết hồ nước trên sao Hỏa;
Nguồn nhiệt trong lòng đại dương ngầm thuộc vệ tinh Enceladus của sao Thổ; các hành tinh giống Trái đất trong khu vực có thể sống được của các ngôi sao chủ...
Tuy nhiên, để tìm được chứng cớ về sự sống ngoài Trái đất, không nhất thiết phải hướng kính viễn vọng vào sâu trong vũ trụ và thực hiện các chuyến bay lên các hành tinh khác.
Các nghiên cứu của nhà sinh học vũ trụ Chandra Wickramasinghe (Anh) cho thấy, trong một trận mưa thiên thạch (có tên là mưa sao băng Perseid), trên các tầng cao khí quyển Trái đất đột nhiên xuất hiện các vi sinh.
Để phát hiện những vi sinh này, các nhà khoa học đã thiết kế một khí cầu đặc biệt, thu thập mẫu vật trên độ cao 26 km trong thời gian có mưa sao băng Perseid. Hóa ra, trên các tầng cao khí quyển có các mảnh tảo đơn bào, gọi là tảo silic.
Trên mặt đất, tảo silic có thể được các cơn bão cuốn theo trên khoảng cách lớn. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, không có cơn bão hay lốc xoáy nào có thể mang tảo silic lên tận tầng bình lưu. Vì vậy, theo giáo sư vi sinh Milton Wainwright (ĐH Nottingham, Anh), những mảnh tảo silic trên thượng tầng khí quyển phải đến từ vũ trụ, có thể cùng với mưa sao băng Perseid.
Giáo sư Wainwright cũng nhận định là có xác suất đến 95% rằng vi sinh vật có nguồn gốc ngoài Trái đất bám theo các sao Chổi để đến chỗ chúng ta.
Tuy nhiên, nhà sinh học vũ trụ Chris McKay ở Trung tâm Nghiên cứu Amos thuộc NASA, khẳng định các chứng cớ là quá nghèo nàn. Theo ông, các sinh vật vũ trụ phải có cấu tạo cơ thể khác với sinh vật trên Trái đất. Thế nhưng, một số nhà khoa học lại cho rằng đây không phải là điều kiện cần thiết. Các vi sinh vật có thể có nguồn gốc Trái đất, nhưng "trở về sau chuyến du hành vũ trụ dài ngày".
Nếu như vậy, thì định nghĩa về "sự sống ngoài Trái đất" trở nên rất phức tạp, các vi sinh vật nguồn gốc Trái đất có thể rời bỏ hành tinh chúng ta bằng một cách nào đó để lang thang trong vũ trụ. Chúng có thể "trôi dạt" đến một nơi nào đó trong vũ trụ sâu thẳm và tiếp tục tồn tại ở đó.
Nếu hiểu theo cách này, thì không thể loại trừ khả năng là các vi sinh vật sống gần các ống thủy nhiệt trong đại dương ngầm của một vệ tinh nào đó có thể giống các vi sinh vật Trái đất, tương tự như tảo silic trong tầng bình lưu.
Truy tìm dấu vết
Sử dụng dữ liệu do NASA cung cấp, các nhà khoa học xác định được rằng trong Dải Ngân hà của chúng ta có ít nhất 8,8 tỷ ngôi sao mà xung quanh có các hành tinh kích thước tương đương Trái đất, quay trong khu vực có thể thể sống được.
Điều này không có nghĩa là sự sống "tự động" xuất hiện trên các hành tinh đó, tuy nhiên có thể xảy ra các trường hợp ngoại lệ. Các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Vật lý thiên văn ĐH Harvard (Mỹ) thì nhắc tới con số 17 tỷ hành tinh có kích thước tương đương Trái đất, dựa trên các kết quả quan sát của Kính thiên văn không gian Kepler.
Vào tháng Hai năm 2014, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) khẳng định sứ mệnh Kính viễn vọng không gian PLATO. Theo kế hoạch, kính viễn vọng không gian này được phóng vào vũ trụ vào năm 2026 với nhiệm vụ tìm kiếm các ngoại hành tinh có nước ở trạng thái lỏng.
Chúng ta đang tìm kiếm các dấu vết hóa học chứng tỏ có sự tồn tại của sự sống ngoài vũ trụ. Nếu như chúng ta phát hiện một thứ sinh vật vũ trụ nào đó, thì điều đó sẽ diễn ra trước hết trong Hệ Mặt trời và có nhiều khả năng đây sẽ là vi sinh vật.
Các ống thủy nhiệt trên vệ tinh Enceladus có thể là nơi sinh sống của các vi sinh vật đơn giản, tương tự như các vi sinh vật trong môi trường đại dương Trái đất.
Khi dự đoán về phát hiện sự sống ngoài Trái đất, các nhà khoa học của NASA không nhắc đến sự sống vũ trụ thông minh. "Tôi chỉ có thể đánh cược về việc phát hiện sự sống vũ trụ ở dạng vi sinh. Trong bất kỳ trường hợp nào, cũng chưa thể nói về các dạng sống thông minh ngoài Trái đất" - nhà thiên văn học Chris Impey (Vương quốc Anh) quả quyết.
Theo nhà khoa học Seth Shostak ở Viện Nghiên cứu Trí thông minh ngoài Trái đất SETI (Mỹ), trong vòng 20 năm tới chúng ta sẽ phát hiện sự sống ngoài Trái đất. Tuy nhiên Seth Shostak cũng không nhắc đến việc tiếp xúc với dạng sống thông minh hay nền văn minh lạ trong vũ trụ. Nỗi cô đơn của chúng ta trong vũ trụ có thể sẽ chấm dứt, nhưng chúng ta vẫn "chưa có ai để mà trò chuyện".
Chi hàng nghìn bảng Anh mua quà cho... chó cưng Alisa Thorne, đến từ xứ Wales (Anh) đã chi hàng nghìn bảng cho chú chó Fabio của mình kể từ khi cô mua nó vào tháng 7/2020. Alisa thừa nhận đối xử với chó như con ruột của mình Alisa tiết lộ vừa mới chi hơn 7.000 bảng Anh (216,6 triệu VND) để mua quà Giáng sinh "không có điểm dừng" cho chú...