Sáng vừa mở cửa đã thấy xộc mùi mắm tôm, dù đoán được người đã làm chuyện này, tôi vẫn phải mỉm cười niềm nở
Nếu mình làm to chuyện này, cả khu xóm sẽ càng xa lánh. Nhà mình chỉ còn nước chuyển đến nơi khác ở.
Cho mình hỏi ở đây đã có gia đình nào gặp mâu thuẫn với hàng xóm chưa? Mới dọn đến khu này, vợ chồng mình đã đau đầu với cách cư xử của họ. Trước khi mua nhà cứ nghĩ ở nhà đất sẽ rộng rãi thoải mái. Không ngờ lại xảy ra nhiều chuyện oái oăm như thế.
Khu nhà mình ở đều là những gia đình buôn bán tự do. Vì thời gian làm việc không bị bó buộc nên mọi người rất hay tụ tập ăn uống. Lúc đầu mình cũng nói với chồng, sống ở đâu cũng cần tập thể, vậy nên cứ gần gũi với mọi người.
Thế nhưng tuần nào cũng tổ chức ăn vài bữa. Bản thân mình thấy chuyện này vừa tốn tiền lại rất mất thời gian. Vậy là sau này, nhà mình rút dần khỏi các buổi liên hoan của khu. Hàng xóm xung quanh có vẻ không ưng ý, nhưng mình không quan tâm vì rõ ràng việc ăn uống là tự nguyện.
Gần đây, hàng xóm nhà mình sắm được bộ loa đài rất xịn. Thành ra chỉ cần có thời gian rảnh là họ bật lên hát không kể ngày đêm. Lúc đầu mình còn cho qua, nhưng chuyện cứ tiếp diễn như vậy cả tháng không dứt.
Sáng nay vừa mở cửa, sân nhà mình đã xộc mùi mắm tôm. (Ảnh minh họa)
Đỉnh điểm là dạo này, mọi người ăn xong lại kéo về nhà ấy để hát múa. Lần đầu tiên mình sang nói chuyện nhẹ nhàng, mọi người ai về nhà nấy nhưng người nào cũng khó chịu ra mặt. Vì nói trắng ra, cả khu đều tụ tập ở đó nên chẳng thấy phiền hà. Chỉ nhà mình có con nhỏ mới thấy ức chế.
Tối hôm qua cũng vậy. Họ hát hò ầm ĩ đến 11 giờ đêm vẫn chưa giải tán. Mình giận quá nên gọi điện ngay cho công an khu vực, báo cáo có gia đình làm mất trật tự khu xóm. Một lúc sau, mình nhận được cuộc điện thoại của chị hàng xóm. Chị ấy trách mình không biết nể mặt người khác, còn nói nhà mình cứ thế này thì chẳng sống ở đâu được.
Sáng nay vừa mở cửa, sân nhà mình đã xộc mùi mắm tôm. Chẳng biết người ta ghét bỏ hay đi qua rồi đánh rơi nhưng mình có cảm giác chuyện này không thể trùng hợp đến vậy. Có điều không có chứng cứ nên mình chẳng thể buộc tội ai, vẫn phải niềm nở với mọi người.
Video đang HOT
Càng nghĩ càng thấy mệt mỏi, khó khăn lắm mới tích cóp mua được nhà mặt đất. Bây giờ mới nửa năm đã cơm không lành, canh không ngọt với hàng xóm thế này, mình chẳng biết có trụ nổi không. Theo mọi người mình có nên chủ động giải thích với khu xóm không? Hay cứ để mọi chuyện như vậy, vì thực ra mình vẫn là người có lý hơn cơ mà?
(tram.anh…@gmail.com)
Thói quen 'trăm phần trăm, chén chú chén anh' và nỗi đau đằng sau đó!
Có lẽ chưa bao giờ mà tai nạn giao thông vì cồn lại nhạy cảm như giai đoạn này.
Thứ đồ uống từ trước đến nay vốn mặc định là dùng cho sự thăng hoa cảm xúc giờ bỗng dưng trở thành thủ phạm gây ra tang thương, ai oán.
Có lẽ những ai đã, đang và từng là công chức hoặc nhân viên văn phòng, cơ quan sở mỏ, công ty... thì sẽ biết rằng thứ văn hóa "trăm phần trăm nhé" nó ngấm vào máu của nhiều con người sơ mi đóng thùng, chân đút gầm bàn cả ngày ngồi máy lạnh nó như thế nào.
Hôm nay đội có bằng khen tặng thành tích: liên hoan.
Hôm qua văn phòng mình thắng giải bóng đá: liên hoan.
Tháng này anh B sẽ mua xe mới: liên hoan.
Lương về: liên hoan.
Không phải viết báo cáo: liên hoan.
Cô C trong phòng có bạn trai ra mắt: liên hoan.
Không có việc gì làm: Anh em ta lại nhậu
...
Có ti tỉ thứ lý do rất giời ơi đất hỡi khiến người ta ngồi ì bên bàn nhậu ít nhất 2 tiếng rưỡi để "dô" hay trăm phần trăm được. 99,9% những buổi liên hoan đều phải có rượu bia và thậm chí đàn bà cũng bị bắt uống, uống đến ù tai, đỏ sọng cả mắt, chân tay liêu xiêu mà vẫn dí nốc cồn rồi lè nhè dăm câu ba điều "rượu bất khả ép, ép bất khả từ" xong cười hô hố với nhau.
Tôi từng chứng kiến bạn mình bị sếp ép uống nhiều lần đến mức bây giờ ống tai có vấn đề và khả năng nghe chỉ còn 40% do quá nhiều lần móc họng dẫn đến ảnh hưởng về vấn đề tai và mũi.
Tôi từng chứng kiến nhiều anh em bị ép cạn ly vì nếu không uống sẽ là: "Mày khinh anh à?"; "Mày sợ vợ (người yêu) ah? Hèn thế"; "Con á? Gọi vợ nó đón, đàn ông phải có bản lĩnh";
...
Chúng ta có lẽ chỉ biết trách những người uống rượu mà quên đi những kẻ gọi là bạn, gọi là sếp, gọi là đồng nghiệp, là anh em thân thiết... ngụy biện bằng những cụm từ như "quan hệ xã hội", "tiếp khách" để ép những người thực sự không muốn dính dáng đến cồn mà vẫn phải miễn cưỡng nhắm mắt nhắm mũi nuốt thứ thức uống vừa cay vừa chát đó.
Đã đến lúc chúng ta phải cương quyết tẩy chay những thói "man ri mọi rợ" mông muội cứ phải đi ba tăng: tăng đầu tiên là rượu, tăng hai là hát, tăng ba là gái mới ký được hợp đồng, mới có được khách hàng, mới deal thành công 1 sự, vụ việc.
Cũng phải cương quyết nói không với những buổi liên hoan vô bổ lãng phí trong cơ quan, sở mỏ ép nhau uống đến mức xơ gan, ung thư hoặc vàng cả mắt ra mới là "tôn trọng nhau".
Rồi cũng phải sống khác đi với thói quen 5, 6 giờ chiều sau khi tan ca, làm trận banh bóng mà cũng phải "ấn" nhau ngồi đến 11, 12 giờ đêm chén chú chén anh mới là "hòa đồng", mới là "biết sống với đồng nghiệp, với anh em" còn ai không làm vậy sẽ bị gọi là đàn ông mặc váy, bị bạn bè trách móc, chì chiết!
Sau những giọt men cay đó biết đâu sẽ có những người vĩnh viễn không thể trở về nhà? Có những người mất cha, chồng mất vợ, vợ mất chồng hay cha mẹ mất đi con cái? Và cái đám bằng hữu có ai cho họ hay người khác được thêm 1 mạng sống không? Có ai sẽ đứng cùng họ trong những chặng đường khó khăn nếu có biến hay không?
Hay chỉ còn những người vợ đã từng ngày đêm tuyệt vọng chờ chồng đi tiếp khách về với mùi men nồng nặc và giọng nói gắt gỏng? Chỉ còn những người phụ nữ đã từng tuyệt vọng gọi cho họ hàng chục cuộc với tin nhắn "anh uống ít thôi" ở bên họ khi xảy ra biến cố? Sẽ chỉ còn những người mà họ từng quát "cô nói ít thôi" khi xảy ra những chuyện tang thương?
Hãy nhận ra điều đó trước khi quá muộn, không có đám bằng hữu nào bên các anh đâu, chỉ có những người các anh từng làm tổn thương vì cái thứ gọi là huynh đệ mà thôi.
Đừng đổ cho câu "số trời cả rồi" khi chính chúng ta đang quyết định mạng sống của mình cũng như của người khác sau tay lái hoặc sau những cuộc liên hoan.
Hãy sống văn minh lên!
Sau ly hôn, tôi với chồng trở thành tri kỷ Không còn là vợ chồng, nhưng chúng tôi vẫn là những người bạn, cùng nhau chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống... 8 năm kết hôn tôi và chồng quyết định dừng lại khi đã có 2 đứa con chung. Không giống như nhiều cặp vợ chồng khác, họ khá nặng nề khi nghĩ đến chuyện ly hôn, còn chúng tôi thì...