Sáng – tối bức tranh doanh nghiệp logistics
Tính đến thời điểm này, doanh nghiệp thuộc ngành logistics niêm yết trên hai sàn chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính năm 2019. Bên cạnh những doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận, có không ít doanh nghiệp trong nhóm này kết quả kinh doanh không được khả quan.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Một trong những doanh nghiệp có mức giảm lợi nhuận rất mạnh là Công ty CP Gemadept (GMD). Gemadept từng lọt Top 10 công ty ngành vận tải và logistics uy tín năm 2019 do Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) bình chọn.
Kết thúc năm 2019, báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, Gemadept đạt 2.640 tỷ đồng doanh thu, giảm 3% so với năm 2018; lãi trước thuế đạt 704 tỷ đồng, giảm 68% so với năm trước. Mức giảm này chủ yếu đến từ việc Công ty không còn khoản doanh thu tài chính đột biến như năm 2018 và sự sụt giảm trong hoạt động logistics. Năm 2018, Công ty phát sinh lợi nhuận từ việc chuyển nhượng 51% vốn tại Công ty TNHH CJ Gemadept Logistics Holdings, 49% vốn tại Công ty TNHH CJ Gemadept Shipping Holdings và thoái vốn khỏi Công ty CP Tiếp vận và Cảng quốc tế Gemadept Hoa Sen.
Năm 2019, Gemadept đặt mục tiêu đạt 2.800 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng nhẹ so với năm trước, lợi nhuận trước thuế hợp nhất khoảng 695 tỷ đồng. Như vậy, Công ty đã thực hiện được hơn 94% kế hoạch doanh thu và hoàn thành 100% kế hoạch lợi nhuận.
Trong bối cảnh thị trường vận tải biển chìm trong khó khăn, báo cáo tài chính của Công ty CP Đầu tư và Phát triển cảng Đình Vũ (DVP) cho thấy, doanh thu thuần năm 2019 của công ty này đạt 559 tỷ đồng, giảm 13% so với năm 2018; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 302 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2018.
Năm 2019, Đại hội đồng cổ đông Công ty thông qua kế hoạch sản lượng 550.000 TEUs, doanh thu 650 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 286 tỷ đồng, cổ tức tối thiểu 25%. Như vậy, với kết quả đạt được, DVP mới chỉ hoàn thành 86% kế hoạch doanh thu, nhưng vượt 5% kế hoạch lợi nhuận.
Video đang HOT
Công ty CP Container Việt Nam – Viconship (VSC) công bố kết quả kinh doanh năm 2019 với điểm đáng chú ý là mức sụt giảm lợi nhuận sau thuế. Cụ thể, năm 2019, doanh thu của Viconship đạt 1.792 tỷ đồng, tăng gần 6% so với năm 2018. Mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 286 tỷ đồng, giảm 20% so với năm trước.
Viconship đang chịu thiệt hại từ xu hướng dịch chuyển sang các cảng nước sâu. Một số công ty chứng khoán từng dự báo, sản lượng của Viconship năm 2019 chỉ ngang bằng với năm trước, thậm chí giảm.
Một cái tên khác là Công ty CP Cảng Cát Lái (CLL) cũng công bố mức sụt giảm cả doanh thu lẫn lợi nhuận. Cụ thể, năm 2019, Cảng Cát Lái đạt 361 tỷ đồng doanh thu, giảm 8% so với năm trước. Do giá vốn hàng bán giảm sâu hơn, cùng với việc doanh thu tài chính tăng trưởng, kết quả, lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt gần 90 tỷ đồng, giảm 2% so với năm 2018.
Ngược với gam màu ảm đạm của các doanh nghiệp trên, một số công ty khác trong lĩnh vực logistics công bố kết quả sản xuất kinh doanh khởi sắc khi lợi nhuận tăng trưởng mạnh.
Chẳng hạn như Công ty CP Cảng Đoạn Xá (DXP), doanh thu năm 2019 đạt 151 tỷ đồng, bằng 144% kế hoạch năm, vượt 24% so với thực hiện năm 2018. Lợi nhuận trước thuế là 51 tỷ đồng, bằng 170% kế hoạch năm 2019, vượt 23% so với thực hiện năm 2018. Trong đó, riêng quý III/2019, doanh thu hoạt động tài chính của Công ty tăng vọt do lãi tiền gửi tăng 15% và lãi do bán chứng khoán Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ.
Năm 2020, nhóm doanh nghiệp logistics vẫn chưa đưa ra bất kỳ con số kế hoạch kinh doanh cụ thể nào. Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 cùng với những biến động lớn trong xuất nhập khẩu, nhiều chuyên gia lo ngại ngành logistics sẽ chịu những tác động không nhỏ.
Tuy nhiên, một số ý kiến lạc quan hơn cho rằng, với việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) sớm có hiệu lực, ngành logistics sẽ được hưởng lợi.
Nhóm phân tích của Công ty CP Chứng khoán SSI vừa công bố báo cáo cho rằng, cạnh tranh vẫn rất khốc liệt giữa hầu hết các cảng. Trong đó, cảng nước sâu tiếp tục đạt được mức tăng trưởng tốt. Vận chuyển trong nước sẽ tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh về giá, trong khi vận chuyển quốc tế có sự phục hồi nhẹ do thuế quan.
Hằng Nga
Theo baodauthau.vn
Viconship (VSC): Cổ phiếu miệt mài lao dốc, quý 3 lợi nhuận ròng tiếp tục giảm 10%
Trên thị trường, đi cùng với tình hình kinh doanh đang kém sắc, cổ phiếu Viconship (VSC) cũng liên tục sụt giảm mạnh. Hiện, VSC đang giao dịch tại mức 25.600 đồng/cp, giảm 33% thị giá so với đầu năm.
CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (Viconship, VSC) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu 458 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ, giá vốn tăng mạnh khiến lợi nhuận gộp giảm về 117 tỷ đồng. Khấu trừ các chi phí, Viconship thu về hơn 78 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó cổ đông công ty mẹ lãi 65 tỷ, giảm gần 10% so với thực hiện cùng kỳ năm 2018.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 1.355 tỷ đồng, tăng gần 9% song lợi nhuận sau thuế giảm đáng kể, từ mức 261 tỷ về 184 tỷ đồng.
So với kế hoạch 1.500 tỷ doanh thu và 306 tỷ lợi nhuận trước thuế, 9 tháng đầu năm Công ty lần lượt thực hiện được hơn 90% và 75% chỉ tiêu.
Tính đến thời điểm 30/9/2019, Công ty có 2.411 tỷ đồng tổng tài sản, vốn chủ vào mức 1.968 tỷ đồng.
Viconship sớm được thành lập vào năm 1985 theo quyết định của Bộ GTVT, số vốn Nhà nước giao ban đầu chỉ 7,2 triệu đồng. Công ty chuyên hoạt động cung cấp dịch vụ đại lý tàu biển, đại lý giao nhận các hãng tàu nước ngoài, bốc xếp, vận chuyển container, khai thác kho bãi... Viconship cũng là đơn vị đầu tiên tổ chức dịch vụ vận tải bằng container. Hiện, Công ty hoạt động tại địa bàn Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quy Nhơn và cả Tp.HCM, trong đó Viconship đang có tỷ trọng doanh thu lớn đóng góp từ khu vực Hải Phòng.
Về ngành, xu hướng phát triển cảng biển nước sâu ở Việt Nam đang ngày càng rõ rệt, giới phân tích nhận định. Các cảng này có mớn nước sâu khoảng 12-15m, đủ để tiếp nhận tàu có sức chứa hơn 8.000 TEU. Nhu cầu thị trường đang thúc đẩy xu hướng sử dụng cảng nước sâu ở Việt Nam. Trong báo cáo ngành mới công bố, Chứng khoán SSI tính toán tổng nhu cầu từ cảng nước sâu của 2 khu cảng Cái Mép và Lạch Huyện ở miền Bắc đã chiếm tới 29% tổng nhu cầu cảng biển tại Việt Nam. Đây là điều đáng ngạc nhiên khi chỉ 5 năm trước, thị phần của cảng nước sâu chỉ dừng lại ở một chữ số.
Tuy nhiên, Công ty đang chịu thiệt hại từ xu hướng dịch chuyển sang các cảng nước sâu, trong khi ở miền Bắc, HICT đang chiếm thị phần của các cảng nhánh khác. Viconship đang cố gắng tăng trưởng bằng cách đấu thầu 2 cầu bến ở vùng Lạch Huyện để hòa nhập với xu thế hiện tại, tuy nhiên vẫn chưa có kết quả rõ ràng, SSI ghi nhận.
Mới đây, Viconship vừa thông qua chủ trương thành lập công ty con (100% vốn) là Cảng Xanh với vốn 110 tỷ đồng, đồng thời tăng vốn tại đơn vị khác cũng sở hữu 100% vốn là Ngôi sao xanh lên 70 tỷ, Viconship cũng đầu tư thêm 20 xe đầu kéo container và sơmirooc chuyên dùng nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh.
Trên thị trường, đi cùng với tình hình kinh doanh đang kém sắc, cổ phiếu VSC cũng liên tục sụt giảm mạnh. Hiện, VSC đang giao dịch tại mức 25.600 đồng/cp, giảm 33% thị giá so với đầu năm.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Bình Dương: Thu hồi 345 ha đất của Cao su Phước Hòa làm khu công nghiệp UBND tỉnh Bình Dương vừa có văn bản gửi CTCP Cao su Phước Hòa (HOSE: PHR) về việc "thu hồi hơn 345 ha đất của Công ty để thực hiện dự án Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng (giai đoạn II)". Quyết định này làm cơ sở để PHR tiếp tục nhận tiền đền bù và hỗ trợ từ CTCP Khu...