Sáng tạo của các nhà khoa học đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên “y học plasma”
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu ứng dụng Plasma trong các lĩnh vực như y sinh, hóa học hay nông nghiệp được các nước tiên tiến trên thế giới đặc biệt quan tâm.
Từ kết quả nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Công nghệ Plasma (Viện Vật lý), Công ty CP công nghệ Plasma Việt Nam là đơn vị đầu tiên trong nước sản xuất máy phát tia plasma lạnh ứng dụng điều trị vết thương dựa trên sáng chế “Máy phát tia plasma lạnh ứng dụng trong y sinh” do Cục Sở hữu trí tuệ cấp năm 2015, mở ra một hướng đi mới trong điều trị.
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu ứng dụng Plasma trong các lĩnh vực như y sinh, hóa học hay nông nghiệpđược các nước tiên tiến trên thế giới đặc biệt quan tâm. Nhưng ở Việt Nam, Công nghệ plasma lại là một ngành yếu về mọi mặt, vì thế, nghiên cứu chế tạo máy plasma lạnh của TS. Nguyễn Thế Anh và TS. Đỗ Hoàng Tùng (Viện Vật lý) sau khi từ Đức về, đã thực sự góp phần quan trọng để Việt Nam làm quen với việc ứng dụng plasma vào đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế.
Năm 2005, plasma lạnh áp suất khí quyển – CAP, lần đầu tiên được sử dụng để điều trị lâm sàng tại CHLB Đức, mở ra kỷ nguyên của “y học plasma”. Dù rằng plasma lạnh cho điều trị là công nghệ khá mới nhưng đã đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của ngành y học thực chứng và của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Đến nay, nhiều thử nghiệm lâm sàng đều khẳng định plasma lạnh là một kỹ thuật mới trong điều trị vết thương .
Máy PlasmaMed đã được Hội đồng khoa học của Viện Vật lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Namthông qua với việc xác nhận máy PlasmaMed phát ra tia plasma lạnh với đầy đủ các đặc trưng vật lý cần thiết. Hơn nữa, máy PlasmaMed® đã được kiểm định các thông số vật lý tại Viện Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế). Kết quả thử nghiệm in vivo ở vết thương thực nghiệm trên thỏ tại Viện Bỏng quốc gia đã khẳng định máy PlasmaMed® an toàn và có tác dụng giảm độ nhiễm khuẩn trên vết thương. Vết thương được xử lý bằng plasma có sẹo phẳng và hầu như không bị co kéo.
Từ kết quả này, Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị Viện Bỏng Quốc Gia Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Bệnh viện Bạch Mai Bệnh viện TW Huế và Bệnh viện Nhân dân Gia Định hỗ trợ làm thử nghiệm lâm sàng và đánh giá chất lượng máy phát tia plasma lạnh do Công ty CP Công nghệ Plasma sản xuất. Sau 5 tháng thử nghiệm tại Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy cho kết quả tốt, an toàn, hiệu quả diệt khuẩn và hỗ trợ liền thương rõ rệt, máy PlasmaMed® đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành tại Việt Namvào tháng 5/2016.
Chiếu tia Plasma lạnh cho sản phụ sau sinh.
Video đang HOT
Vì thế, hiện nay, máy PlasmaMed đã được ứng dụng lâm sàng tại nhiều bệnh viện tuyến trung ương như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, Bệnh viện TW Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy và nhiều bệnh viện tuyến dưới với phản hồi rất tốt từ các bác sỹ phụ trách.
Chị Nguyễn Thị Vui (trú tại xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) chia sẻ: “Đây là lần thứ 2 tôi sinh mổ, khả năng chịu đau cũng tôi cũng không được tốt lắm nên tôi rất sợ đau vùng vết mổ như lần sinh mổ đầu tiên, hơn nữa cơ địa tôi lại dễ bị sẹo lồi. Trước khi sinh tôi cũng tìm hiểu về những phương pháp giúp vết mổ nhanh liền sẹo và giảm đau thì thấy công nghệ Plasma lạnh này rất hiệu quả và được các mẹ ưa chuộng.
Khi biết Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã triển khai dịch vụ chiếu tia Plasma lạnh sau phẫu thuật nên tôi đăng ký luôn. Cảm nhận khi chiếu Plasma lạnh xong vết mổ của tôi khô rất nhanh, bớt đau đi nhiều. Chỉ sau 2 lần chiếu tia Plasma lạnh lên vết mổ đẻ thôi đã thấy sự khác biệt rất lớn so với lần sinh đầu tiên không sử dụng dịch vụ này. Không còn cảm giác đau đớn nhiều nên tôi sớm đi lại được, nhờ đó sức khoẻ hồi phục nhanh hơn, đặc biệt việc tiết sữa cho bé bú cũng không bị ảnh hưởng chút nào”.
Lợi ích rõ rệt của việc dùng máy PlasmaMed là: Làm sạch và khử trùng các bề mặt vết thương, có tác dụng rõ rệt cả với vi khuẩn kháng kháng sinh Kích thích và tăng tốc làm lành vết thương: tái sinh mô, tăng sinh tế bào, hình thành mạch, rút ngắn thời gian điều trị Không có tác dụng phụ hoặc kháng thuốc, không gây tổn thương vào lớp da sâu hơn Giảm đau, giảm ngứa, giảm khó chịu, không cần gây mê Thấm sâu vào các nang lông và các khoang Dễ sử dụng.
Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành đều khẳng định plasma lạnh là một kĩ thuật mới trong điều trị vết thương. Tia plasma lạnh điều trị làm liền thương hiệu quả cao và không gây tác dụng phụ. Trên thế giới cho đến nay đã có ít nhất 3 loại máy plasma lạnh (kINPen Med, Steriplasma và PlasmaDerm) đạt được chứng nhận CE cho thiết bị y tế và sớm được ứng dụng lâm sàng rộng rãi vào hoạt động điều trị thường quy của bệnh viện.
Ở Việt Nam máy plasma lạnh – PlasmaMed do phòng thí nghiệm Công nghệ Plasma, Viện Vật lý nghiên cứu và phát triển cũng đã vượt qua nghiên cứu lâm sàng cho thấy sự an toàn, hiệu quả diệt khuẩn và làm liền thương rõ rệt. Máy PlasmaMed® đã được cấp phép lưu hành trang thiết bị y tế và đưa vào áp dụng tại 9 bệnh viện tuyến trung ương và nhiều bệnh viện tuyến dưới. Đến nay, tại Việt Nam đã có hàng nghìn ca điều trị trên người cho thấy plasma lạnh là một hướng điều trị vết thương cho hiệu quả cao, giảm đáng kể giá thành điều trị.
Tia Plasma lạnh giúp giảm đau, liền vết thương nhanh chóng và hạn chế tạo sẹo xấu.
Chia sẻ về hướng đi tiếp theo của việc ứng dụng plasma, TS. Đỗ Hoàng Tùng cho biết, việc nghiên cứu mở rộng khả năng điều trị của plasma lạnh lên các loại hình vết thương bỏng, sau phẫu thuật, chậm liền, nhiễm khuẩn … hay vị trí vết thương như bề mặt cơ thể, các khoang cơ thể … là vô cùng cần thiết.
Nhu cầu này đưa đến một số hướng nghiên cứu như: Nghiên cứu chế tạo các loại đầu phát plasma lạnh kích thước hay có hình dạng đặc biệt phù hợp cho từng chuyên khoaNghiên cứu áp dụng Plasma lạnh vào các chuyên khoa nha khoa, phụ khoa, da liễu, lão khoa, nhãn khoa … Hơn thế nữa, trong khoảng 10 năm trở lại đây, nước hoạt hoá plasma (PAW) và môi trường hoạt hoá plasma (PAM) cũng cho thấy tiềm năng ứng dụng trong y học đặc biệt khi phối hợp điều trị cùng plasma lạnh.
Bên cạnh hướng phát triển y học plasma, các ứng dụng khác của công nghệ plasma cũng trong nông nghiệp và công nghệ thực phẩm cũng đang dẫn hình thành với tiềm năng ứng dụng to lớn là sân chơi cho các nhà khoa học và công nghệ liên ngành, đem đến những đổi thay sâu sắc cả về phương thức sản xuất cũng như giá trị kinh tế.
Khám phá ra cách vi khuẩn 'đấu' với kháng sinh
Mỗi khi chúng ta phát triển thuốc kháng sinh mới, vi khuẩn mới chống kháng sinh lại xuất hiện. Để chiến thắng trong trò chơi mèo vờn chuột này, cần phải hiểu cơ chế kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn như thế nào.
Kính hiển vi điện tử chụp ảnh vi khuẩn E. coli (màu hồng) bám trên bề mặt mô ruột kết ở người nuôi cấy trong phòng thí nghiệm - Ảnh: ANTHONY MARESSO/ANUBAMA RAJAN
9 nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu động lực học hệ sinh vật Riken (Nhật) đã quan sát hoạt động tiến hóa của vi khuẩn Escherichia coli (E. coli sống trong ruột người có thể gây ra các bệnh đường ruột) đối với nhiều loại thuốc kháng sinh.
Từ đó họ đã phân tích thành công cơ chế vi khuẩn E. coli chống lại thuốc kháng sinh.
Đây là lần đầu tiên một công trình nghiên cứu khoa học nhận dạng được cơ chế đề kháng của vi khuẩn đối với nhiều loại thuốc kháng sinh.
Để dẫn đến khám phá nêu trên, các nhà nghiên cứu Nhật đã phát triển một hệ thống nuôi vi khuẩn E. coli tự động hóa.
Mục đích nhằm phân tích quá trình tiến hóa của vi khuẩn qua hơn 250 thế hệ trong quá trình tiếp xúc với 95 loại kháng sinh.
Đặc biệt họ chú ý quan sát các biến thể trong ARN thông tin của vi khuẩn để tìm hiểu xem gen nào biểu hiện.
Qua khảo sát 192 chủng vi khuẩn, họ đã có thể lập hồ sơ kháng thuốc của vi khuẩn E. coli và xác định được 157 tổ hợp thuốc kháng sinh công hiệu trong ngăn ngừa vi khuẩn kháng thuốc.
TS Tomoya Maeda - người đứng đầu nhóm nghiên cứu - giải thích: "Chúng tôi phát hiện ra động lực tiến hóa của vi khuẩn E. coli liên quan đến một số lượng nhỏ các trạng thái nội bào. Điều này có nghĩa là vi khuẩn có rất ít chiến lược chống lại thuốc kháng sinh".
TS Tomoya Maeda nhận định: "Chúng tôi tin rằng kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể được sử dụng để phát triển các chiến lược thay thế nhằm ngăn chặn vi khuẩn đa kháng thuốc".
Vi khuẩn kháng thuốc rất phổ biến ở Ấn Độ - Ảnh: SciDev.net
Vi khuẩn kháng kháng sinh đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xem là mối đe dọa đối với sức khỏe toàn cầu.
Một khi vi khuẩn đã đề kháng với thuốc kháng sinh và không còn biện pháp khắc phục nào khác, công tác điều trị lâm vào bế tắc vì không có phương pháp điều trị hiệu quả. Các bệnh nhiễm khuẩn dễ điều trị có thể trở nên phức tạp hơn hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.
Nếu các chiến lược ngăn chặn vi khuẩn kháng kháng sinh không hiệu quả, kháng thuốc sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng đầu thế giới vào năm 2050.
Nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí khoa học Nature Communications (Anh).
Hệ lụy từ sử dụng kháng sinh bừa bãi Việc sử dụng bừa bãi và lạm dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cho con người và vật nuôi đã khiến vi khuẩn đề kháng với kháng sinh trỗi dậy. Các chuyên gia cảnh báo, con người sẽ đối mặt với tương lai "không còn thuốc chữa" nếu như vẫn tiếp tục lạm dụng kháng sinh. Tình trạng vi khuẩn kháng...