Sang nhà hàng xóm vay tiền, bác ấy nói một câu mà tôi tức tái mặt, tuyên bố không bao giờ bước chân sang nữa
2 năm nay, tôi luôn giúp đỡ bác hàng xóm trong khả năng của mình. Vậy mà bác ấy lại nhận xét về tôi cay đắng đến thế.
2 năm trước, có một bác hàng xóm lớn tuổi chuyển đến sống cạnh nhà chúng tôi. Bác ấy sống một mình, thỉnh thoảng tôi mới thấy có con cháu về chơi được một lúc rồi lại đi. Dù gì cũng hàng xóm với nhau nên tôi hay lân la làm quen, hỏi chuyện. Bác ấy kiệm lời, thích nói thì nói, không thì gật đầu hoặc lắc đầu rồi vào nhà đóng cổng.
Nhưng cũng có khi, bác ấy tự sang nhờ vả chúng tôi. Ví dụ như đường ống nước bị hỏng, lúc 8 giờ tối, bác ấy sang nhờ chồng tôi sửa giúp. Rồi điện đóm hỏng, cần thay bóng điện, cần khiêng vác đồ nặng, bác ấy lại sang gọi chúng tôi. Rồi chồng tôi còn hay đem túi rác nhà bác ấy đi vứt giúp. Có thể nói, ở xóm, vợ chồng tôi là người hay nói chuyện, gần gũi nhất với bác ấy.
Tuy sống một mình nhưng bác hàng xóm có cuộc sống rất khá giả, thoải mái. Có lẽ vì con cái chu cấp tiền bạc, mua sắm nội thất đầy đủ. Nhưng qua tiếp xúc, tôi thấy tính bác rất khó chịu, thường nói mấy câu khó nghe. Thậm chí khi nhờ vả, bác ấy vẫn hay tỏ thái độ giống như bà chủ. Tôi nghĩ bác ấy không sống với các con cũng vì bản tính xét nét, khó khăn đó.
Video đang HOT
Bác hàng xóm cho tôi vay tiền nhưng lại nói móc mỉa khó nghe. (Ảnh minh họa)
Hôm qua, con tôi sốt cao nhưng tiền trong nhà lại cạn veo. Chúng tôi mới mua mảnh đất, bao nhiêu tiền tiết kiệm đổ dồn hết vào mảnh đất kia, còn nợ thêm một khoản. Vậy nên việc chi tiêu cũng được thắt chặt tối đa. Con sốt, chồng lại đi công tác, cực chẳng đã tôi mới phải chạy sang nhà bác hàng xóm hỏi vay.
Nào ngờ, bác ấy cho tôi vay đúng 1 triệu, lúc đưa tiền lại còn nói: “Bình thường anh chị hay sang làm thân với tôi cũng vì những lúc này đây chứ gì? Cũng vì tiền bạc cả”. Ôi chao, nghe xong câu nói đó, máu nóng trong người tôi cứ như sôi lên. Tôi trả lại 2 tờ 500 nghìn trên bàn và tuyên bố không bao giờ bước chân sang nhà bác ấy nữa.
Cuối cùng, một người hàng xóm khác cho tôi vay 5 triệu để đưa con nhập viện. Sau chuyện lần này, tôi mới nhận ra một điều: không phải ai cũng dễ kết thân, không phải ai cũng sống tử tế như cách mình sống với họ. Vợ chồng tôi đã giúp đỡ bác hàng xóm hết mình, nhiệt tình. Vậy mà trong mắt bác ấy, chúng tôi lại là những kẻ tiếp cận bác chỉ vì tiền. Đúng là đời.
Đang rục rịch muốn kết hôn thì bạn gái đưa ra bảng chi phí và tuyên bố một câu sốc óc
Không đầu tư vào vợ thì để cho đứa khác hưởng à? - cô ấy nói vậy đấy.
Tôi 35 tuổi, đang sống một cuộc sống độc thân vô cùng thoải mái tại Hà Nội. Tôi có công việc ổn định tại một doanh nghiệp tư nhân, sở hữu hai căn hộ chung cư và thu nhập khá cao. Tôi nghĩ rằng mình có thể được coi là một người đàn ông thành đạt.
Tháng 12 năm ngoái, qua sự giới thiệu của một người bạn, tôi biết đến Hồng, một cô gái trẻ hơn tôi một tuổi. Khi gặp nhau, chúng tôi nhanh chóng cảm thấy có sự đồng điệu. Tôi đã từng nghĩ, có lẽ tôi đã tìm thấy người bạn đời lý tưởng.
Nhưng mọi chuyện bắt đầu trở nên vướng mắc khi cô ấy gửi cho tôi một bảng "Danh sách chi tiêu hằng ngày", liệt kê chi tiết từng khoản chi phí mà tôi sẽ phải chi trả nếu kết hôn. Tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy tổng cộng hàng tháng lên đến 30 triệu. Và đó chỉ là chi phí cố định, chưa tính đến những chi phí khác như gửi biếu bố mẹ 2 bên hay nuôi dưỡng con cái trong tương lai.
Cùng là người trưởng thành, cùng đi làm, cùng chung sống, thì phải chia đôi chi phí chứ? (Ảnh minh họa)
Hồng nói rằng cô ấy muốn tôi biết rõ về chi phí sinh hoạt, bởi tôi đang sống độc thân nên có thể không biết cụ thể những việc đó. Nhưng tôi cảm thấy không ổn khi phải đối diện với cuộc hôn nhân mà mở miệng ra là tiền bạc, đặc biệt là đề xuất của cô ấy cao gấp đôi số tiền mà tôi đang chi tiêu hằng tháng. Một số danh mục còn khiến tôi khá bất ngờ. Như chi phí đi spa của vợ 5 triệu - lẽ ra cái này là chi tiêu cá nhân thì cô ấy phải chi trả chứ sao lại bắt tôi trả?
Khi tôi nói chuyện với Hồng, cô ấy bảo: "Là đàn ông, là chồng thì phải lo được cho vợ, ngoài lo cơm ăn áo mặc thì phải lo những nhu cầu khác, chứ anh kiếm được tiền để làm gì? Không đầu tư vào vợ thì để cho đứa khác hưởng à?".
Nghe lý lẽ này mà tôi cảm thấy bó tay. Cùng là người trưởng thành, cùng đi làm, cùng chung sống, thì phải chia đôi chi phí chứ? Tôi có sẵn nhà cửa thì vợ không phải góp tiền mua nhà nữa, tôi ăn nhiều hơn thì tôi sẽ gánh hơn nửa số tiền sinh hoạt, còn các hoạt động cá nhân của vợ thì vợ phải chi trả là lẽ thường tình. Có chăng tôi chỉ cho thêm vài đồng tiêu vặt chứ không thể ép tôi nộp hết lương hay phải trả những khoản chi phí ăn chơi, mua sắm của vợ.
Sau cùng, tôi quyết định chấm dứt mối quan hệ này. Tôi nhận ra rằng dù tôi đã từng trải qua một số mối quan hệ không thành công trước đó, nhưng tôi vẫn muốn tình yêu của mình phải tự nhiên và chân thành, không bị chi phối bởi tiền bạc.
Yêu nhau 2 năm và đã "sống thử" nhưng bạn trai không muốn về ra mắt Yêu nhau 2 năm nhưng chưa bao giờ anh có ý muốn đưa tôi về ra mắt gia đình. Anh nói tôi còn trẻ, anh chưa muốn ràng buộc tôi vào chuyện cưới xin vì khi đã ra mắt bố mẹ anh, kiểu gì chúng tôi cũng bị giục làm đám cưới... Yêu nhau 2 năm nhưng chưa bao giờ anh có ý...