Sáng nay, xét xử phúc thẩm vụ án “siêu lừa” Huyền Như
TAND Tối cao tại TP HCM ngày 15/12 sẽ xét xử theo trình tự phúc thẩm vụ án “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm.
Trước đó, được xác định giữ vai trò chủ mưu, Huỳnh Thị Huyền Như đã bị TAND TP HCM tuyên phạt tù Chung thân cho 2 tội danh: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Huỳnh Thị Huyền Như công nhận bản án và không kháng cáo về mặt tội danh mà chỉ đề nghị tòa xem xét về phần dân sự đối với Villa H2 The Nam Hai Resort (tại Hội An, Quảng Nam).
Huyền Như cho rằng, căn biệt thự trị giá 43 tỷ đồng này là của bà Nguyễn Thị Lang – mẹ bị cáo. Hiện căn biệt thư tiền tỷ này đang được kê biên để phục vụ cho công tác thi hành án.
Trong phiên phúc thẩm này, tòa cũng sẽ xem xét kháng nghị theo hướng tăng nặng hình phạt đối với hai bị cáo: Võ Anh Tuấn (Cựu Phó Giám đốc Vietinbank – Chi nhánh Nhà Bè) và Đào Thị Tuyết Dung (Cựu Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân).
Huỳnh Thị Huyền Như tại phiên tòa sơ thẩm
Trước đó, Võ Anh Tuấn bị tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt 20 năm tù giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đào Thị Tuyết Dung bị tuyên phạt 10 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 2 năm tù về tội Cho vay nặng lãi.
Tòa phúc thẩm còn xem xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo trong vụ án này về tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, Cho vay nặng lãi.
Ngoài ra, tòa cũng xem xét các kháng cáo của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, các nguyên đơn dân sự của vụ án này.
Theo bản án sơ thẩm, là nhân viên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP HCM từ năm 2001, ngoài công việc ở đây, Như còn làm thêm nghề kinh doanh bất động sản. Để có tiền kinh doanh, Như vay mượn bạn bè, người quen và ở các ngân hàng.
Video đang HOT
Khi thị trường bất động sản đóng băng, đến năm 2008, Như đã nợ số tiền lên đến 200 tỷ đồng.
Để có tiền trả nợ, Như đi vay (có khi lên đến hàng nghìn tỷ đồng) và trả lãi suất cao cho hàng chục người, trong đó có các đối tượng như: Đào Thị Tuyết Dung, Nguyễn Thị Lành, Nguyễn Thiên Lý, Hùng Mỹ Phương, Phạm Văn Chí…
Dù vay mượn nhiều tiền nhưng không thể giải quyết hết nợ nần, vì vậy, Như đã nghĩ cách vay mượn các công ty, các công ty sân sau của ngân hàng và của một số ngân hàng dưới hình thức huy động vốn hoặc ủy thác đầu tư vốn để chiếm đoạt.
Để chiếm đoạt tiền của các đơn vị, ngân hàng, cá nhân mà không bị phát hiện, Huyền Như đã lợi dụng danh nghĩa Vietinbank Chi nhánh TP HCM và Chi nhánh Nhà Bè, đồng thời nghĩ ra nhiều thủ đoạn yêu cầu các đơn vị, cá nhân mở tài khoản thanh toán của họ tại hai chi nhánh trên.
Với thủ đoạn làm giả con dấu, giả chữ ký của lãnh đạo, của đối tác, Huyền Như và đồng phạm đã chiếm đoạt số tiền gần 4.000 tỷ đồng.
Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài đến ngày 31/12./.
Việt Đức
Theo_VOV
Những nữ đại gia nghìn tỷ "dính" án vụ siêu lừa Huyền Như
Vụ án siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như được đánh giá là vụ án gây chấn động ngành ngân hàng. Như ra tòa, nhiều nữ đại gia cũng vướng vòng lao lý.
Siêu lừa Huyền Như không chỉ "gây sóng" dư luận về số tiền lừa đảo lên đến gần 4.000 tỷ đồng mà còn vì hành vi phạm pháp của Như đã kéo theo hàng loạt lãnh đạo cấp cao đến cán ngân hàng, những đại gia đều phải xộ khám.
Với lãi suất có khi lên đến 3,7%/ngày, nhiều nữ đại gia đã thu về cả nghìn tỷ đồng khi cho Huyền Như vay một lượng tiền lớn.
Nữ đại gia xinh đẹp Nguyễn Thiên Lý
Khi vụ án siêu lừa Huyền Như vỡ lở, số tài sản bị kê biên của Huyền Như chẳng là gì so với tài sản bị cáo Nguyễn Thiên Lý (39 tuổi, quê Quảng Bình) - một nữ đại gia liên quan trong vụ án.
Tại tòa, được mời lên thẩm vấn, nữ đại gia xinh đẹp Nguyễn Thiên Lý kể rành rọt về về khối tài sản đã bị kê biên. Đó là 146,7 tỷ đồng tiền mặt, 156.610 EUR, 2.629 USD, 920 Đôla Singapore, 400 Đôla Hồng Kông; một số vàng bạc, đá quý trang sức các loại trị giá 10 tỷ đồng; phong tỏa một sổ tiết kiệm của Lý do cháu gái đứng tên mở tại Ngân hàng ACB với tổng số tiền hơn 19 tỷ đồng.
Về bất động sản, cơ quan điều tra tiến hành kê biên 5 bất động sản hầu hết tập trung ở trung tâm TP.HCM gồm: nhà đất tại số 34-36 Thủ Khoa Huân và nhà đất tại số 150 Lý Tự Trọng (đều thuộc phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM) trị giá gần 90 tỷ đồng, nhà đất tại 26/4 Trần Quý Cáp trị giá 18,6 tỷ đồng, 1 căn hộ cao cấp tại tòa tháp Ruby khu dân cư Sài Gòn Pearl trị giá 12,3 tỷ đồng...Tổng trị giá tài sản kê biên lên tới hơn 318 tỷ đồng. Thế nhưng số tài sản ấy có lẽ chẳng thấm gì so với khối tài sản thực mà người đàn bà này đang nắm giữ.
Trả lời câu hỏi của tòa về nguồn gốc khối tài sản trên, nữ đại gia xấp xỉ tứ tuần với vẻ đẹp đằm thắm cho biết tất cả có được từ công việc kinh doanh. Nhưng có một sự thật nếu chỉ gặp mặt ít ai ngờ thực chất nữ đại gia xinh đẹp ấy là một trong những siêu trùm cho vay nặng lãi, từng đứng trước vành móng ngựa để nhận bản án tù về một tội danh khác.
Bản án sơ thẩm xác định từ tháng 12/2009 đến tháng 9/2011, Nguyễn Thiên Lý đã cho Như vay tổng cộng hơn 554 tỷ đồng và 340.000 USD với lãi suất 0,4 - 1,7%/ngày. Như đã phải trả cho Lý hơn 1.296 tỷ đồng nhưng hiện vẫn còn nợ Lý 216 tỷ đồng và 340.000 USD tiền gốc.
"Nữ đại gia cho vay ngàn tỷ"Nguyễn Thị Lành
Thế nhưng đó vẫn chưa phải là trường hợp nhiều nhất. Dư luận không khỏi choáng váng với "nữ đại gia cho vay ngàn tỷ" Nguyễn Thị Lành.
Đại gia Nguyễn Thị Lành được cho là đã cho cựu cán bộ Vietinbank vay lãi cao đến gần 8.000 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 1.200 tỷ đồng.
Bản án sơ thẩm xác định, từ tháng 3/2008 đến tháng 9/2011, Lành cho Như vay tổng cộng gần 7.842 tỷ đồng với lãi suất 0,4 đến 2%/ngày. Như đã phải trả hơn 9.000 tỷ đồng.
Bà Lành cho biết, từ năm 2009 cho Như vay rất nhiều tiền lên đến hàng nghìn tỷ nhưng không nhớ chính xác. Ban đầu thì chỉ có 5 tỷ lãi suất 0,6%/ngày, nhưng sau thì gốc và lãi ngày càng nhiều. Lành cho rằng, trong số tiền cho Như vay thì đa phần là của Hoàng Trung (một người Lành giới thiệu cho Như) nên đề nghị tòa bóc tách riêng trong quá trình xét xử để xác định trách nhiệm của mình trong vụ án
Đại gia Đào Thị Tuyết Dung
SN 1969, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân. Huyên Như đã vay của Dung 265,7 tỷ đồng và đã phải trả 440,4 tỷ đồng.
Đại gia Hùng Mỹ Phương
Không chỉ là cầu nối cho mối quan hệ giữa Huyền Như và nữ đại gia Nguyễn Thiên Lý, Hùng Mỹ Phương cũng là kẻ có "máu mặt" trong giới cho vay. Bản án sơ thẩm cho thấy trong vòng gần 3 năm, Phương đã cho Như vay 184,2 tỷ đồng, đã thu về 218,5 tỷ đồng nhưng hiện Như vẫn nợ Phương 130 tỷ đồng
Với mức lãi suất cho vay cắt cổ, cả 4 nữ đại gia trên đã bị truy tố và xét xử về tội Cho vay nặng lãi. Ngoài mức án phạt, tòa sơ thẩm tuyên buộc các bị cáo phải nộp lại số tiền thu lợi bất chính để tịch thu sung quỹ Nhà nước.
Cụ thể: Nguyễn Thiên Lý phải nộp lại hơn 414,7 tỷ đồng, Đào Thị Tuyết Dung nộp lại 174,7 tỷ đồng, Hùng Mỹ Phương phải nộp lại 164 tỷ đồng, Nguyễn Thị Lành phải nộp lại hơn 150 tỷ đồng.
Trong số 4 nữ đại gia cho vay nặng lãi có 2 người bị truy tố về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với vai trò giúp sức là Nguyễn Thị Lành và Đào Thị Tuyết Dung. Tại phiên tòa sơ thẩm, Lành và Dung đều thừa nhận sau khi cho Như vay quá nhiều tiền, thấy Như không có tiền trả nợ nên mỗi bị cáo đã đồng ý ký tên vào một bộ hồ sơ khống để Như thế chấp vay của ngân hàng VIB 15 tỷ đồng. Sau khi bị khởi tố, bị cáo Lành đã chi ngay 15 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Theo NTD
Tài sản khủng của siêu lừa Huyền Như Hàng loạt tài sản của Huyền Như sẽ bị kê biên, tạm giữ, phong tỏa, trong đó có tài sản trị giá hàng chục tỷ đồng. Theo dự kiến của TAND Tối cao tại TP HCM, ngày 15/12, Tòa phúc thẩm sẽ đưa "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như (36 tuổi, cựu Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng Thương mại Cổ...