Sáng nào tôi bước ra khỏi cổng cũng bị mọi người trong khu phố lườm nguýt
Xấu hổ quá tôi vội bịt mặt lại rồi bước nhanh đi chứ chẳng dám chào hỏi ai.
Ngày yêu nhau chồng tôi là một chàng trai ga lăng là vậy thế mà đến khi lấy nhau sao anh ấy keo kiệt bủn xỉn đến thế cơ chứ. Với vợ con thì anh cũng không ki bo lắm nhưng với người ngoài thì anh lại keo kiệt đến nỗi tôi phát sợ.
Con đường ngay cạnh nhà tôi rất nhỏ chỉ vừa chiếc ô tô đi là đủ thế nên bà con trong khu phố họp lại bàn với nhau mỗi nhà hiến chút đất để mở rộng đường. Tất cả mọi người trong khu phố đều hưởng ứng nhiệt tình trừ chồng tôi, anh ấy phản đối gay gắt chuyện hiến đất.
Trong khi mọi nhà cạnh mặt đường ai hiến công để mở rộng đường thì chồng tôi nghỉ hẳn một buổi ở nhà mượn thợ về xây chiếc cổng kiên cố để tránh xe cộ đi đâm vào nhà mình.
Nhìn thấy con đường được mở rộng tôi thấy cái cổng nhà mình nằm án ngữ trên đường khiến các phương tiện đi lại khó khăn, tôi khuyên chồng nên bỏ cổng và hiến đất đi ai ngờ chồng tôi chửi: “Đồ đàn bà ngu, tấc đất tấc vàng đấy”.
Tôi khuyên chồng nên bỏ cổng và hiến đất đi ai ngờ bị chồng chửi. (Ảnh minh họa)
Khi con đường đã hoàn thành chuyện hiến đất cũng lắng lại, tôi cũng nhanh chóng quên đi mà thích nghi với ông chồng ích kỷ của mình.
Cho đến 5 năm sau, có một thanh niên thành đạt trong khu phố muốn đầu tư mở rộng đường cho hai làn ô tô đi thoải mái. Vậy là bà con khu phố lại tiếp tục kêu gọi nhau hiến đất mở đường rộng ra.
Lần này các bác cán bộ trong khu phố đến nhà tôi vận động đầu tiên, chồng tôi vẫn giữ nguyên cái tính keo kiệt của mình: “Em không hiến đất gì hết nếu các bác đền bù cho nhà em thì coi như em chịu thiệt thòi chấp nhận bỏ cái cổng đi vậy”.
Video đang HOT
Nói đến đền bù các bác trong khu phố phản đối là sẽ không đền bù một xu bởi nếu đền bù cho nhà tôi thì nhà khác sẽ đòi, lúc đó lấy đâu tiền mà làm đường.
Tôi nói hết cả bọt mép chồng cũng chẳng chịu nghe cứ khư khư cái cổng. (Ảnh minh họa)
Sau nhiều lần thuyết phục chồng tôi không thành công mọi người vẫn kiên quyết làm đường. Con đường được mở rộng đến 5m vậy mà đi đến đoạn nhà tôi thì chỉ có khoảng gần 4m và cái cổng nhà tôi thìa lìa ra đường nhìn rất chướng mắt.
Sáng nào tôi bước ra khỏi cổng cũng bị mọi người trong khu phố lườm, xấu hổ quá tôi vội bịt mặt lại.
Một hôm đang ăn cơm con gái tôi hỏi: “Mẹ ơi sao đoạn đường nhà bác Hà rộng thế còn nhà mình hẹp làm con chẳng có chỗ chơi, con phải ra ngoài chút mới đủ chơi”. Nghe con nói tôi giật mình, chẳng may con mình hiếu động chạy nhảy bên ngoài sơ suất xe mà tông vào thì có mấy miếng đất cũng chẳng cứu nổi tính mạng con người.
Thế nhưng tôi nói hết cả bọt mép chồng cũng chẳng chịu nghe cứ khư khư cái cổng, bây giờ phải khuyên chồng thế nào đây?
Theo Afamily
Ngán ngẩm vì bạn trai bủn xỉn chẳng bao giờ nói 'Em cầm tạm một ít để trang trải'
Yêu phải người đàn ông keo kiệt, bủn xỉn, chỉ biết ki cóp từng đồng của mình mà không nghĩ đến túi tiền của người khác khiến Nga do dự mà không dám nghĩ đến hôn nhân.
Yêu người bủn xỉn
Mới đầu, khi nghe Nga giới thiệu người yêu là một doanh nghiệp có tiếng trong giới làm ăn, người thân, bạn bè ai nấy đều trầm trồ khen ngợi.
Họ cho rằng Nga may mắn, chẳng khác nào "chuột sa chĩnh gạo". Họ hối thúc Nga cưới liền tay kẻo tuột mất cơ hội.
Thế nhưng, dần dần chân tướng người yêu là một đàn ông keo kiệt, bủn xỉn, chi ly từng đồng bạc lẻ khiến ai nấy đều lắc đầu ngán ngẩn, khuyên Nga suy nghĩ lại cho chín chắn, nếu không hối hận chẳng kịp.
Nga không chê Quang (người yêu Nga) ở điểm gì. Quang là người đàn ông chín chắn, nghiêm túc. Thế nhưng, Nga cũng không thể phủ nhận Quang là người quá khắt khe trong việc chi tiêu.
Biết nhau một năm trời, chính thức hẹn hò 3 tháng nhưng từ lúc đi ăn, cà phê cùng nhóm bạn đông, rồi đi chơi riêng, Nga chẳng bao giờ thấy Quang tranh trả tiền với ai. Ai nhận trả tiền Quang cũng ok hết sức thản nhiên. Hầu hết những lần hai người du lịch, ăn uống, mua sắm, Nga đều dốc hầu bao chi trả.
"Có lần chúng tôi đi mua sắm về bằng ô tô của tôi bị công an bắt kiểm tra giấy tờ. Anh vẫn để mặc tôi một mình giải quyết. Vì mua sắm nhiều thứ nên không còn đủ tiền mặt, tôi ngỏ ý vay thì khi đó anh mới đưa thêm cho tôi 200 ngàn. Hôm sau về tôi trả lại thì anh vẫn lấy.
Từ khi là bạn bè, tán tỉnh rồi yêu, nhiều lúc tôi bận, nhờ anh mua một suất cơm, chai nước, khi ốm nhờ mua thuốc... anh vẫn lấy tiền sòng phẳng dù 50, 100 ngàn đồng. Tôi thấy ai mời ăn uống, bất kể nam hay nữ anh đều nhận lời một cách vui vẻ. Nhưng số lần anh mời lại họ chỉ bằng 1/10", Nga chia sẻ.
Nga cho biết chuyện tiền bạc không phải là áp lực lớn giữa hai người vì bản thân cô có thể tự lo tốt cho bản thân mình. Thế nhưng Nga sợ những người quá keo kiệt, bủn xỉn, nhất là những người chăm chút từng đồng của mình mà thờ ơ với túi tiền của người khác.
Không dám nghĩ đến hôn nhân
Quang không có khái niệm hưởng thụ, không rượu chè, cờ bạc, ăn chơi nhưng có lẽ chẳng bao giờ thấy mình đủ sống, lúc nào cũng hùng hục nghĩ cách kiếm thêm tiền.
Trong khi đó, Nga được mọi người nhận xét thoáng trong việc chi tiêu. Nga nghiện shopping, chăm du lịch, tụ họp, thích hưởng thụ. Nga sợ sau này, khi hai người về chung một nhà sẽ bị "lệch pha" vì không có cùng quan điểm kiếm tiền, chi tiêu, hưởng thụ.
Vừa rồi vì sơ ý, Nga để mất một số tiền lớn. Tiền thì đã mất, công việc đang cần, Nga mất ăn mất ngủ vì lo tìm cách tháo gỡ. Quang đến nhà thường xuyên hơn, nhưng thay vì động viên, an ủi thì lại thảm nhiên nói "đó là việc của em, anh không giúp được gì".
"Đó là số tiền lớn nhưng chưa đến mức tôi phải nhờ cậy ai. Nếu người yêu ngỏ ý giúp đỡ, chắc gì tôi đã nhận. Tôi chỉ mong những lúc tuyệt vọng, đau xót, anh sẽ có một lời động viên, an ủi những câu như "Anh có thể giúp được gì em không", hay, "em cầm tạm một ít để trang trải"...
Tôi nói vậy có thể nhiều người sẽ cho rằng tôi đòi hỏi vô lí, trong đầu toàn nghĩ đến tiền, cuối cùng cũng vì tiền. Nhưng thật sự những lúc như thế này, tôi rất cần những lời động viên như thế từ anh", Nga phân trần.
Cũng giống như những lần hai người đi ăn uống, Nga thèm lắm được một lần nghe người yêu nói "để anh trả tiền lần này". Chỉ để Nga thấy rằng mình có một bờ vai vững chắc để dựa vào những lúc khó khăn nhất.
"Tôi không chê người yêu điển gì ngoài việc chi tiêu tiền bạc quá chi li. Nếu sau này, khi cưới nhau rồi, chẳng may tôi không còn kiếm được tiền, phải phụ thuộc, biết đâu, cuộc sống của tôi sẽ rất căng thẳng. Cũng vì vậy nên dù yêu thật lòng nhưng tôi vẫn lo sợ, không dám nghĩ đến việc kết hôn", Nga chia sẻ.
Theo Emdep
Phát hiện bố vợ tương lai là thợ xây, con trai bảo mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 tráp ăn hỏi... Bố Trang đúng là năm xưa đi làm thợ xây nhưng chỉ là làm để có kinh nghiệm, thực ra ông ấy là chủ thầu xây dựng và đã mở công ty riêng ảnh minh họa Từ ngày yêu Thành bạn bè Trang ai cũng phản đối; mang tiếng là con nhà bán vàng bạc giàu có nhưng gia đình anh ta lại...