Sang năm con sẽ ở nơi xứ người mẹ ạ
Chia tay mẹ đây không phải là lần thứ 5 thứ 10 mà là lần thứ mấy chục, cả trăm rồi nhưng sao, mỗi lần như thế, nước mắt con lại rơi.
Con cảm thấy không muốn rời xa mẹ, con nhớ mẹ, nhớ cảnh sum vầy của gia đình mình. Cuộc sống gia đình mình vốn nghèo khó, chẳng giàu có khá giả như người ta nhưng đầy nghĩa tình. Những bữa cơm rau của mẹ nấu cho con ăn, những bữa khoai luộc mà dành cho con ăn sáng, con nhớ lắm, xúc động lắm mẹ ơi!
Mẹ đã già, đã ngoài 60, không biết sức khỏe mẹ thế nào, con chỉ mong mẹ thật khỏe mạnh để sau này, khi con lấy chồng, sinh con, mẹ có thể lên chơi với cháu, với mẹ con con. Con ước ao cả đời này sẽ được ở bên mẹ, con mong mẹ sống hạnh phúc, vui vẻ bên chúng con đến trăm tuổi, nghìn tuổi. Nhưng chuyện đó sẽ chẳng bao giờ được vì con người có kiếp luân hồi phải không mẹ ơi!
Ngày con đỗ đại học, mẹ đã vui mừng như thế nào, mẹ còn vui hơn cả con. Con cũng cảm thấy hạnh phúc lắm, yêu mẹ lắm. Nhờ có mẹ mà con có động lực để vào đại học, đó là cánh cửa tương lai và con sẽ cố gắng hết lòng vì nó. Con chăm học, chăm làm để phụ giúp mẹ, con không muốn mẹ một mình vất vả nuôi con. Vừa đi học, con vừa đi làm thêm, gia sư, kiếm tiền. Con cảm thấy mẹ là người tuyệt vời nhất trên đời, là người con tự hào mãi mãi về sau…
Con đi làm, đi học, con chăm chỉ từng ngày, tích lũy tiền để lo học phí. Mẹ là người cho con nhiều niềm tin nhất, con đã cố gắng bằng hết sức lực của con. (ảnh minh họa)
Mấy năm đại học, mẹ chưa một lần thăm con, chưa một lần lên Hà Nội nhưng không sao vì con hiểu, sức khỏe mẹ yếu, mẹ say xe, mẹ chẳng thể lên với con. Con chăm chỉ về nhà những khi rảnh rỗi vì với con, con muốn tận dụng tất cả thời gian có thể ở bên mẹ. Xa nhà, xa gia đình, con khóc quá nhiều vì nhớ mẹ. Có lúc con nghĩ, hay là về quê làm ruộng, không học nữa, để phụ giúp mẹ, đỡ tốn tiền và để con có thể ở bên mẹ. Nhưng rồi con lại nghĩ, nếu không học, chắc mẹ sẽ buồn lắm và mẹ sẽ chẳng bao giờ cho con làm điều đó đâu mẹ ơi.
Con đi làm, đi học, con chăm chỉ từng ngày, tích lũy tiền để lo học phí. Mẹ là người cho con nhiều niềm tin nhất, con đã cố gắng bằng hết sức lực của con. Mẹ biết không, nhiều đêm con nhớ mẹ vô cùng, khóc hết nước mắt nghĩ thương thân mẹ gầy còm lại vất vả nuôi con.
Hôm nay, con đưa bạn trai về ra mắt, mẹ mừng lắm. Mẹ bảo con gái mẹ đã lớn thật rồi, biết dẫn bạn trai về cho mẹ xem mặt. Mẹ luôn mơ con lấy một người chồng tử tế, có chỗ dựa dẫm, mẹ mong con của mẹ thật sự hạnh phúc về sau. Con cũng mong như vậy lắm mẹ ạ, con khát khao có được một mái ấm hạnh phúc, có kinh tế khá giả để đón mẹ lên ở cùng. Nhưng mà, con sợ khó lắm mẹ ơi. Vì nếu như lấy anh ấy, con sẽ ở chung nhà chồng và cơ hội đón mẹ lên càng không có. Con đã từng nói với mẹ, hay là con lấy một người không có nhà cửa gì rồi chúng con đi thuê nhà, đón mẹ lên. Chứ bây giờ ở chung thế này, con phải làm sao đây mẹ?
Video đang HOT
Mùng 2-9 này là ngày lễ quốc khánh cuối cùng của đời độc thân, con được ở bên mẹ trọn vẹn. (ảnh minh họa)
Con gái đi lấy chồng khóc ròng suốt một ngày vu quy, con vừa hạnh phúc vừa thương mẹ. Vậy là từ nay chấm dứt những ngày mà con muốn về thì về, muốn chạy về ôm mẹ thì ôm, chấm dứt những đêm chỉ có con và mẹ tỉ tê câu chuyện. Có chồng, có thể chồng con sẽ không cấm con về bên mẹ nhưng chắc chắn, mọi thứ sẽ không được như xưa nữa. Con đã là con dâu nhà người, rồi đây, con sẽ là mẹ của các con con, thời gian con dành cho mẹ cũng không còn nhiều nữa.
Mùng 2-9 này là ngày lễ quốc khánh cuối cùng của đời độc thân, con được ở bên mẹ trọn vẹn. Sau này khi có chồng, con sẽ đưa chồng về, hoặc là chỉ về được 1, 2 ngày với mẹ mà thôi. Mẹ biết không, con chỉ muốn ngày nào cũng được ở bên mẹ, nhưng cuộc sống xa nhà, con lại phải lấy chồng, nên con đành lòng để mẹ một mình mà không yên tâm chút nào. Khi nào con mới mua được nhà để đón mẹ lên?
Sang năm, con sẽ chẳngđược về bên mẹ nữa, Tết này con cũng sẽ đón giao thừa ở nơi mới, mẹ ở một mình, con sợ mình không cầm được nước mắt. Mẹ ơi, điều con mong mỏi nhất lúc này chính là, mong mẹ có sức khỏe thật tốt, mong mẹ hãy vì con, vì cháu, vì gia đình mình mà gắng giữ sức mẹ nhé, để sau này khi con sinh con ra, cháu sẽ được hạnh phúc vì được bà cưng chiều, chăm sóc… Con yêu mẹ của con nhiều lắm!
Theo Khampha
Uất ức vì chị dâu quá lười
Những ngày đầu không thấy chị dâu động tay động chân vào việc gì, tôi nghĩ là do chị bận chăm con, vì con gái chị đang yếu người.
Kể ra câu chuyện này mọi người sẽ nói tôi là 'vạch áo cho người xem lưng' hoặc sẽ chê bai tôi đi nói xấu chị dâu mình. Nhưng thú thực, tôi không nói thì tôi ức chế lắm. Mọi người hãy cứ nghe chuyện của tôi, rồi sau đó phán xét, có phê phán hay 'ném đá' tôi thế nào tôi cũng chịu hết...
Nói là chị dâu của tôi cho thân thiện chứ thực chất là chị dâu của chồng tôi. Tôi về nhà chồng đã hơn 1 năm nay, hàng ngày tôi sống với gia đình chồng hòa thuận, dễ chịu, không có gì phàn nàn về bố mẹ chồng, chỉ có một người mà đến bây giờ tôi thấy, 'con giun xéo lắm cũng quằn', tôi chẳng muốn chịu đựng nữa. Nhưng tôi lại chẳng làm gì được, tính tôi vốn ôn hòa nên chỉ nín nhịn, nuốt nghẹn vào lòng, chấp nhận và cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Thế nên tôi mới phải lên đây thổ lộ với chị em, mong chị em cho tôi lời khuyên chân thành.
Chúng tôi cưới nhau và sống chung ở nhà chồng. Nhà cũng rộng rãi và hiện anh chị chồng cũng sống như vậy. Ngày về nhà chồng, tôi cũng lo lắng lắm. Tôi sợ cảnh sống chung như vậy, quá phức tạp. Tôi vốn sợ lấy chồng, sợ cảnh mẹ chồng con dâu mà bây giờ còn chị dâu, anh chồng, em dâu, em chồng... nói chung là quá mệt mỏi. Nhưng vì quá yêu chồng, tôi phải làm việc này, không còn cách nào khác.
Chúng tôi cưới nhau và sống chung ở nhà chồng. Nhà cũng rộng rãi và hiện anh chị chồng cũng sống như vậy. (ảnh minh họa)
Nhiều lần tôi cũng có ý với chồng xin bố mẹ ra ở riêng nhưng gia đình chồng truyền thống, các cụ có tuổi lại nghĩ mọi chuyện đơn giản, cứ bảo sống vô tư là được, có gì mà phải lăn tăn. Thì nghĩ đơn giản vậy đấy, ai chẳng nghĩ được, nhất là chị dâu, khi đã có một người em đã quá dễ tính và nín nhịn, chấp nhận như tôi.
Chị dâu tôi đã có một con gái nhỏ 1 tuổi, còn tôi và chồng đang kế hoạch nên chưa có gì. Ngày mới về nhà chồng, đúng như những gì nàng dâu hay làm, tôi dậy thật sớm, quét dọn sân vườn, giặt quần áo rồi phơi phong. Ăn uống xong tôi còn dọn dẹp bát đĩa rồi mới đi làm. Nói chung cứ phải dậy thật sớm mới có thể làm được hết những việc đó.
Những ngày đầu không thấy chị dâu động tay động chân vào việc gì, tôi nghĩ là do chị bận chăm con, vì con gái chị đang yếu người. Cái đó tôi cũng không cảm không vấn đề gì vì với tôi, con dâu mới về càng có việc để làm thì mình đỡ ngại. Nhà tôi đâu có việc gì ngoài mấy việc ấy. Chúng tôi đều đi làm cả ngày, tối về muộn thì mẹ chồng đã cơm nước xong hết rồi, nên tôi là người chịu trách nhiệm dọn rửa sạch sẽ, tinh tươm.
Về nhà chồng làm dâu tôi nghĩ khó khăn vô cùng nên việc rửa bát, giặt quần áo, dọn sân nhà là quá nhàn với tôi. Tôi thấy mẹ chồng dễ tính là yên tâm nhất, tôi không phàn nàn gì. Thấy mẹ còn vất vả hơn tôi, làm rất nhiều việc, từ việc nhà tới việc cơm nước, dọn dẹp, trông cháu chắt. Tôi thấy mẹ chồng tôi quả là người hiền lành, đảm đang. Nhiều khi tôi thấy thương mẹ những lúc mẹ mệt mỏi, sai tôi làm giúp cái này cái kia. Mẹ ít sai tôi lắm, thường là tôi chủ động thôi nên tôi càng quý mẹ.
Vì chưa có bầu nên chị nghĩ tôi làm mọi việc là hợp lý. Còn chị có con thì chị được phép nghỉ ngơi như thế đấy! (ảnh minh họa)
Nhưng khổ nỗi, ở đến nửa năm, tôi thấy chị dâu tôi như 'bà tướng', không động chân động tay vào việc gì cả. Chưa bao giờ chị ấy chủ động bảo rửa bát cho tôi. Cứ ăn xong là chị ấy ra ngoài ngồi chơi với con, bảo là bế con nhưng con thì thiếu gì người trông. Có thể là bà nội, ông nội, còn bố cháu trông cho nhưng chị cứ lấy cái cớ đó để không làm một việc gì. Về nhà cơm rau sẵn sàng, chị chỉ việc ăn, ăn xong thì lại ra chơi với con, đi tắm rồi lên phòng ngủ. Tôi không biết trước giờ thế nào nhưng từ ngày tôi về, tôi không thấy chị động vào bát đĩa hay dọn dẹp bất cứ thứ gì cả...
Những ngày giỗ chạp, cũng một mình tôi dọn hết. Ăn xong thì chị để mặc tôi, chị chỉ dọn mấy cái bát linh tinh, rồi lại bế con, lại quấn lấy con, còn tôi thì rửa mấy mâm bát cũng mặc kệ. Có khi mẹ chồng thương tôi lại ra rửa giúp. Đã gần 1 năm qua tôi làm tất tần tật những việc mà lẽ ra hai chị em phải chia nhau. Nhưng chị ấy không chủ động thì chả lẽ tôi lại nhắc sao? Cũng ngại bố mẹ chồng nghĩ tôi này nọ, tính toán nên tôi chẳng muốn phàn nàn gì, có chăng thì nói với chồng thôi...
Vì chưa có bầu nên chị nghĩ tôi làm mọi việc là hợp lý. Còn chị có con thì chị được phép nghỉ ngơi như thế đấy!
Cái chuyện giặt giũ thì không nói rồi. Dù giặt bằng máy nhưng quần áo của con chị, chồng chị, tất tần tật chị vứt hết ra đó, cả quần áo đi làm và ở nhà, tôi giặt hết, phơi hết. Ngày nào tôi cung giặt và phơi xong thì mới đi làm... Nhiều khi tôi muốn bỏ mặc nhưng lại không đành, vì làm như thế mẹ chồng tôi lại làm thôi chứ còn ai làm nữa...
Mẹ chồng tôi quá dễ tính, nhiều khi tôi trách mẹ không nói năng gì, trách anh chồng không góp ý với vợ. Nhìn như thế thì phải biết vợ mình lười chứ, cũng nên dạy bảo vợ cho phải phép, ai lại chẳng bao giờ động vào việc gì, sống nhà chồng mà như bà hoàng thế là sao...
Tôi chỉ tâm sự được chuyện này với chồng tôi thì chồng tôi cũng hiền chỉ nói câu 'thôi, kệ chị ấy, nói làm gì cho mang tiếng'. (ảnh minh họa)
Đã thế ngày nghỉ, chị dâu lười cứ ngủ trương người lên, không bận tâm là mấy giờ với lý do cho con ngủ. Cái đó thì cũng có thể thông cảm được nhưng xét cho cùng cũng là chuyện ngại. Ngày nghỉ biết là được phép nghỉ ngơi nhưng ngủ chán chê thì quá là ngại...
Đã thế, chị còn hay sai. Cái gì cũng sai tôi. Đứng ngay gần phích nước cũng sai tôi lấy hộ. Lấy bô cho con đi tè cũng sai tôi mặc dù chị ngồi đó chẳng làm gì. Đúng là nói ra tôi lại ức đến cổ. Nhiều khi tôi nghĩ sao mình lại phải khổ như vậy, sống nhà chồng có hai người con dâu nhưng một mình mình làm hết mọi việc. Dù nếu như không có chị ta thì tôi cũng sẽ làm tất tần tật mà không phàn nàn gì. Nhưng lý do gì mà có hai người, tôi lại phải làm hết, sao mẹ chồng không nhắc nhở chị ấy. Cho chị ấy như vậy thì có mà đè đầu cưỡi cổ?
Nhưng tính tôi dễ chịu, nhiều khi thấy chị ấy mồm mép tôi lại cho qua, lại không nổi nóng khi nhìn thấy mặt chị ta nữa. Nhiều khi tôi nghĩ, thôi thì dù sao mình là con dâu, mình cũng phải làm mấy việc như thế, như vậy là quá ít rồi nên mình lại chấp nhận. Nhưng lúc cáu bẳn, tôi nghĩ mình thiệt thòi quá, nhất là khi tôi mệt mỏi không muốn động vào cái gì hết mà vẫn phải làm, tôi ức nghẹn...
Tôi chỉ tâm sự được chuyện này với chồng tôi thì chồng tôi cũng hiền chỉ nói câu 'thôi, kệ chị ấy, nói làm gì cho mang tiếng'. Thì tôi nào có ý định nói ra nhưng sao tôi vẫn tức câu chồng nói. Ý tôi là muốn chồng tốt ra là phải góp ý với anh trai hay mẹ để mọi người biết chứ như thế này thì tôi thấy đúng là, tôi thành người hầu cho chị ấy...
Bây giờ tôi vẫn sống chung, muốn chuyển ra riêng quá mà không biết nên làm thế nào vì bố mẹ sẽ không đồng ý. Các bạn hãy chỉ cho tôi xem, tôi phải làm sao đây, tôi có tính toán hay quá đáng không?
Theo Khampha
Thương nhau chín bỏ làm mười, nhé anh! Dù mới lấy nhau, nhưng em phải nói với chồng những điều này. Đây là suy nghĩ mà em ấp ủ trong lòng. Em không muốn chuyện chẳng có gì lại thành chuyện lớn, rồi vợ chồng mình lại cãi cọ, khó chịu, nghi ngờ nhau, mệt mỏi lắm anh ạ! Em về làm dâu nhà mình, em đã xác định rõ mọi...